Cái kẹo và 30 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc

09:48 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Mười Hai, 2008

Nhiều sách TQ viết lại: Một hôm, Đặng Tiểu Bình dẫn cháu đến thăm Mao Trạch Đông. Mao muốn đứa trẻ gọi mình là ông nhưng nó không nghe. Mao bèn đưa ra một cái kẹo để “dụ”. Đứa bé vội vã gọi Mao bằng “ông”. Đặng Tiểu Bình nhân cơ hội đó nhắc khéo Mao Trạch Đông: “Đồng chí xem, ngay cả đứa trẻ nhỏ cũng biết thế nào là kích thích vật chất…”

Khi có “kẹo” thì người ta mới làm, không “kẹo” thì không ai muốn làm gì cả. Nếu coi cái “kẹo” kia là lợi ích thì ta sẽ nhận ra một quy luật hết sức cơ bản trong xã hội: Con người luôn hành động vì lợi ích, xoay quanh trục lợi ích và định hướng bởi lợi ích cá nhân.

Giới nghiên cứu tốn không ít giấy mực và neuron thần kinh để tìm cách giải thích sự thành công của 30 năm cải cách ở Trung Quốc. Thực chất, quá trình cải cách thành công bởi đã tuân theo những quy luật đơn giản của tự nhiên và xã hội, trong đó quan trọng nhất là đã tôn trọng quy luật lợi ích.

Từ “nồi cơm to” sang “nồi cơm nhỏ”

Dưới thời Mao Trạch Đông, kích thích vật chất, tư hữu vật chất được xem là tiền đề của bóc lột tư bản chủ nghĩa, là sự xấu xa của chủ nghĩa xét lại. Tính ưu việt của CHXH là công hữu, là toàn dân “ăn nồi cơm to”. Xí nghiệp ăn nồi cơm to của nhà nước, công nhân viên ăn nồi cơm to của xí nghiệp, nông dân ăn nồi cơm to của công xã.

Lý thuyết “nồi cơm to” căn bản xuất phát từ quan niệm bình đẳng, chống bóc lột. Từ nay, không còn người giàu kẻ nghèo, không còn địa chủ bóc lột nông dân, tư sản bóc lột vô sản, tất cả ăn chung một nồi cơm to, có gì ăn nấy, không ai được ăn hơn người khác. Hai mươi năm ăn nồi cơm to theo quan niệm “một bình quân, hai điều phối” khiến Trung Quốc càng ăn càng đói, càng lao động càng nghèo.

Về sau, Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra: Nồi cơm to chỉ nuôi anh lười và nồi cơm to càng ăn càng nghèo. Anh lười không làm gì, không lao động cũng được ăn như người chăm chỉ, giỏi giang. Yếu tố lợi ích cá nhân bị xem nhẹ chính vì thế động lực làm việc mất đi. Đó là nguồn gốc của chậm phát triển sức sản xuất.

Cải cách kinh tế đơn giản chỉ là chuyển từ “nồi cơm to” sang “nồi cơm nhỏ”, để mỗi người ăn nồi cơm nhỏ của họ, tự lo cho nồi cơm nhỏ của họ. Quá trình chuyển đổi nồi cơm diễn ra ở tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế từ nông nghiệp tới công nghiệp đã làm sống dậy con sư tử Trung Quốc ngủ vùi suốt cả trăm năm.

Hát vang bài ca “Khoán sản phẩm”

Trước cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc, khoán sản phẩm được coi là vi phạm nguyên tắc công hữu thiêng liêng, đi theo chủ nghĩa tư bản. Nông dân không tự sản xuất được lương thực cho mình từ đó nảy sinh ba dựa: “Lương thực dựa vào đi mua, sản xuất dựa vào vay vốn, đời sống dựa vào cứu tế”.

18 hộ nông dân nghèo nhất ở huyện Phượng Dương, tỉnh An Huy đã đi tiên phong trong việc tự khoán chui mà không được phép của cấp trên. Họ cùng ký tên vào bản thỏa thuận và cam chịu nếu không được sẽ bị “tù tội, chém đầu”.

Sự dũng cảm của họ ở thời kỳ đầu cải cách nông nghiệp đã mở đường cho quá trình giải phóng nông nghiệp, tạo động lực lợi ích để kích thích sự sáng tạo và nỗ lực sản xuất.

Chỉ sau một năm, hiệu quả nhìn thấy ở huyện Phương Dương rõ rệt, thu nhập đầu người tăng gấp 7 lần và sản lượng lương thực bằng 7 năm trước cộng lại. Thành quả đó là minh chứng thực tế khiến Trung ương thay đổi nhận thức, nhân rộng mô hình này trên toàn Trung Quốc. Từ đó, nông dân Trung Quốc hát bài ca của Phượng Dương: “Khoán sản phẩm, khoán sản phẩm, cứ thẳng đường đi không quanh quẩn…”

Bản thỏa thuận của nông dân huyện Phượng Dương giờ vẫn được lưu trong nhà Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. Đó là một vật chứng lịch sử cho thấy tinh thần đấu tranh giành lấy quyền tự chủ về vật chất của nhân dân. Đúng như Đặng Tiểu Bình đã chỉ đạo ngay từ đầu cuộc cải cách: “Nếu chỉ nói về tinh thần hi sinh, không nói lợi ích vật chất, thì đó là duy tâm…”.

Trung Quốc ngày nay

Dỡ miếu tông thần

Quá trình cải cách công nghiệp ở Trung Quốc cũng tương tự. Trước cải cách, hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp không được quyết định bởi lợi ích của bản thân xí nghiệp hay nhu cầu thị trường. Tất cả được quyết định bởi các “vị bồ tát” ngồi trên với con dấu nắm chặt trong tay.

Nhưng càng nắm, càng không chặt, tưởng nắm lại không nắm gì. Công nghiệp lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đặng Tiểu Bình chỉ đạo cuộc cải cách chỉ bằng những lý luận hết sức đơn giản: dỡ miếu tông thần, không cần nhiều lãnh đạo, nhiều con dấu, nhiều chỉ thị mà quan trọng nhất là quyền tự chủ.

Ông nói: “Mỗi đội sản xuất có quyền tự chủ kinh doanh thì một mảnh đất nhỏ chưa được trồng trọt, một mặt nước nhỏ chưa được sử dụng, xã viên và cán bộ cũng ngủ không yên, tìm mọi biện pháp để tận dụng. Toàn quốc có mấy chục vạn xí nghiệp, mấy triệu đội sản xuất đều ra sức suy nghĩ, thì có thể làm ra biết bao tiền của”.

Đó chính là đòn bẩy kinh tế, các doanh nghiệp được phép sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế, được trả lương cho nhân viên theo hiệu quả, lợi nhuận, được tự chủ quyết định sản xuất cái gì để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Động lực lợi ích được khơi thông thì tự nền kinh tế phát triển mà không cần những lời hô hào, khẩu hiệu như giai đoạn trước đó.

Cũ nhưng không lỗi thời

Quy luật lợi ích hết sức đơn giản nhưng là yếu tố mang tính tiền đề, căn bản nhất, đặt nền móng cho 30 năm cải cách thành công của Trung Quốc. Phát triển là quá trình giải phóng những lợi ích cá nhân, tạo ra khuôn khổ cho các cá nhân, doanh nghiệp hành động vì lợi ích của họ mà không ảnh hưởng gì tới lợi ích chung của xã hội.

Khi các cá nhân được lợi, doanh nghiệp được lợi có nghĩa là toàn xã hội được lợi. Đó là sự tương hợp về mặt lợi ích giữa các thành tố trong nền kinh tế.

Ngày nay, sẽ chẳng còn gì mới mẻ khi nhắc tới quy luật đó. Nhưng, quy luật đến “trẻ con cũng biết” đó vẫn liên tục bị vi phạm, sự bất tương hợp về mặt lợi ích vẫn liên tục diễn ra ở nhiều quốc gia nơi các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bài học lợi ích từ 30 năm cải cách của Trung Quốc đã cũ nhưng vẫn không hề lỗi thời trong thế giới ngày nay.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Cải cách Hiến Pháp ở Trung Quốc

    28/08/2010Nguyễn Trần BạtTrong đời sống
    quốc tế hiện đại, tự do không còn là quyền chính trị mà đã trở thành
    quyền phát triển và nó gắn liền với các cuộc cạnh tranh toàn cầu. Nếu
    không có tự do thì năng lực cá nhân, năng lực xã hội không được giải
    phóng và do đó, năng lực phát triển của dân tộc cũng không được giải
    phóng. Khi năng lực phát triển không được giải phóng thì năng lực cạnh
    tranh sẽ giảm...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Cải cách: Bản chất và mục tiêu

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, bản chất của cải cách là chủ động hay cải cách là hoạt động chủ động của con người. Cải cách chính là một chương trình mà con người xây dựng để chủ động tác động lên tiến trình phát triển của cuộc sống. Khi nhu cầu xã hội, nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi phải cải cách...
  • Đặt vấn đề về các cuộc cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtBất kỳ xã hội nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ đòi hỏi phải đổi mới và cải cách. Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển, cải cách đang là một nhiệm vụ cấp bách hơn cả. Chúng ta đều biết rằng, thuật ngữ "cải cách" xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhưng trong hai thập kỷ qua, thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt khi nói đến những quốc gia đang chuyển mình hướng tới hệ thống kinh tế định hướng thị trường trong bối cảnh đời sống chính trị ngày càng cởi mở hơn...
  • Đảm bảo tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtBản chất của việc xây dựng chương trình cải cách thể hiện về mặt hình thức ở chính tính đồng bộ của cải cách. Sự đồng bộ của các cuộc cải cách không có nghĩa là đồng thời, vì các cuộc cải cách này có quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề hoặc bảo trợ cho nhau trong một chương trình cải cách tổng thể...
  • Cải cách kinh tế

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtThực tế đã và đang chỉ ra một cách rõ ràng là, nền kinh tế của các nước thế giới thứ ba đang tiềm ẩn những nguy cơ phải cải cách, cải cách triệt để. Nhiều người đặt vấn đề nếu tiến hành cải cách thì các nước này sẽ phải thay đổi những gì và cái giá phải trả là gì?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • xem toàn bộ