Cần đảo ngược những gì đã làm sai !

01:17 CH @ Thứ Sáu - 15 Tháng Sáu, 2012

Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh khẳng định, chính sách tài khóa phải tuân thủ ba nguyên tắc: Triển khai chính sách nghịch chu kỳ, sự minh bạch và có đủ tầm nhìn trung và dài hạn.

* Xăng giảm, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, nhưng vấn đề của nền kinh tế hiện nay là gì, thưa ông?

- Có ba vấn đề. Thứ nhất, hiệu quả nền kinh tế kém. Tiền được bơm ra, thuế được cắt giảm, nhưng “sức khỏe” nền kinh tế sẽ khó gượng dậy ngay bởi ốm yếu từ trước. Thứ hai, đầu ra của sản phẩm. Hiện một số doanh nghiệp (DN) vẫn còn năng lực sản xuất, nhưng không có đầu ra, nên cũng không có nhu cầu về đầu vào. Điều này ảnh hưởng đến các nhà cung ứng, tạo hiệu ứng đình trệ dây chuyền trong cả nền kinh tế. Thứ ba, bất ổn về chính sách, bất ổn kinh tế vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn.

* Tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động xuống mức 9% và hạ 1% lãi suất điều hành khác, nhưng nhiều DN không hào hứng dù đang thiếu vốn sản xuất, là một ví dụ?

- Đơn giản, nó không thể đúng được khi áp đặt hành chính: Chặn đầu vào, chặn đầu ra, xóa bỏ toàn bộ cơ chế của thị trường. Trường hợp, một DN có nhiều rủi ro đi vay, ngân hàng (NH) có thể cho vay với lãi suất cao nhưng với DN an toàn, phải được vay với lãi suất thấp hơn. Khi chặn trần lãi suất cho vay 15%, NH đã xóa bỏ cơ chế định giá rủi ro. Những DN cần vốn không vay được vốn, còn những DN không cần vốn vẫn có thể vay được, đó là nghịch lý về cho vay và đi vay.
Đồng thời với những áp đặt đó, Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu với lãi suất từ 10 đến 12%/năm. Một đầu ra vô cùng an toàn cho dòng vốn ứ đọng của NH được Chính phủ tạo ra trong bối cảnh lạm phát có xu hướng giảm, NH ứ đọng thanh khoản không tìm được đầu ra mà không muốn cho DN vay vì lo ngại rủi ro.

* Theo ông, những giải pháp nào sẽ giải quyết được tình trạng này?

- Từ trước đến nay, chúng ta thực hiện chính sách tài khóa thuận chu kỳ: Khi kinh tế tăng trưởng, chính sách tài khóa tăng lên và thắt chặt lại khi tăng trưởng kinh tế giảm. Nhưng chính sự giảm chu kỳ ấy đã làm trầm trọng thêm sự suy giảm của nền kinh tế. Bây giờ chúng ta cần đảo ngược những gì đã làm sai bằng cách thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ: Khi nền kinh tế suy giảm, chính sách tài khóa phải mở rộng. Nhưng trên hết, phải có kỷ luật tài khóa chặt chẽ, minh bạch.

Ngoài ra, chúng ta phải có các biện pháp mang tính cấp cứu. Trong đó, chắc chắn lãi suất phải giảm nhanh hơn nữa. Lạm phát có xu hướng giảm, hiện dưới 10%, không có cơ sở để duy trì lãi suất cao như hiện nay, bởi người gửi tiền 10 - 12% đã có lãi suất thực dương rồi. NH phải giảm tiếp lãi suất, tạo cơ sở cho tiền vốn, vốn cho vay rẻ hơn và thời điểm này, có thể bỏ luôn lãi suất trần/sàn.

Thực tế, người dân và DN vẫn còn tiền, nếu nhìn vào tài sản và những gì tích lũy được. Nhưng việc thiếu mạch lạc trong chính sách từ 2007 đến nay đã khiến họ cố thủ. Chuyện phục hồi lòng tin không thể chỉ trong một sớm một chiều, nhưng nếu có sự ổn định, minh bạch trong chính sách của Chính phủ, niềm tin sẽ dần trở lại. Đó là những giải pháp trong ngắn hạn, còn trung và dài hạn, hiển nhiên là phải tái cơ cấu.

* Ở đây có khác biệt nào không, khi quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đã và đang được triển khai ?

- Tái cơ cấu không làm cho người gửi tiền mất tiền mới đúng, thì thay vào đó, chúng ta lại đang tái cơ cấu theo kiểu không để NH nào đổ vỡ. Ba NH đầu tiên sáp nhập không những không bị mất vốn, chủ sở hữu vẫn tại vị, mà còn được NHNN bơm thêm vốn, được BIDV hỗ trợ thanh khoản. Cách tái cơ cấu hiện nay đang tạo ra sự “khuyến khích ngược” trong toàn bộ hệ thống NH. Các NH này đã được “thưởng” vì làm sai. Cũng vì cải cách sai nên NHNN không tự tin về việc xóa bỏ lãi suất trần/sàn. Như vậy là đã dùng một sai lầm để giải quyết một sai lầm khác, mà hai cái sai lầm thì không thể tạo thành một cái đúng.

* Cảm ơn ông!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Muộn còn hơn không

    22/08/2014GS. Tương LaiNhững nỗi đau của con người, và những nỗi đau của dân tộc, những vết thương cứa vào lòng người, chắc cũng vậy thôi. Hàn gắn những nỗi đau đó, hình như cũng phải làm dần từng bước. Làm dần, nhưng phải có bước khởi động, phải có lúc bắt đầu, và muộn còn hơn không...
  • Quyền lợi của dân... đứng sau

    30/05/2012Nguyên HằngLãng phí, thất thoát, thua lỗ gây mất hàng trăm ngàn tỉ đồng ở các tập đoàn - tổng công ty nhà nước đang là vấn đề nóng nhất trên nghị trường hiện nay. Trong khi tiền thuế của dân không được giám sát chặt chẽ, bị tiêu xài hoang phí thì việc miễn thuế thu nhập cá nhân cho người dân, quyền lợi của dân trong nhiều vấn đề vẫn đứng sau hoặc không được nhắc tới...
  • Không có cơ sở cho con số 29.000 tỷ

    20/05/2012Huyền Biển (Thực hiện)"Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế"...
  • Đất đai, nông dân và nông thôn Việt Nam

    04/03/2012Đoan Trang dịchĐây là một phần Chương II, Selling the Fields (“Bán ruộng”) trong cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Việt Nam – con rồng trỗi dậy) của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Trong bối cảnh vụ Tiên Lãng báo hiệu nhiều xáo trộn, tôi nghĩ sẽ là một việc có ích, ít nhất cũng là điều thú vị, nếu chúng ta tham khảo những gì một nhà báo phương Tây từng viết về nông thôn Việt Nam cách đây vài năm.
  • Lan man từ “Câu chuyện Tiên Lãng”

    12/02/2012Dương Trung QuốcCâu chuyện thu hồi
    đất diễn ra tại một địa phương của thành phố Hải Phòng đang thu hút dư
    luận xã hội bởi vì nó liên quan đến một vấn đề nóng và sẽ còn nóng hơn
    khi Luật Đất đai được thông qua năm1993 sắp tròn 20 năm, thời điểm mà
    đến năm 2013 hạn giao đất đã hết đối với nhiều người sử dụng ...
  • Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan lên tiếng về Tiên Lãng

    12/02/2012Vũ Khoan (nguyên Bí thư TƯ Đảng, nguyên Phó Thủ tướng)Vụ việc ở Tiên Lãng tưởng như chỉ mang tính địa phương nhưng lại rất điển hình, phản ánh nhiều điều đang diễn ra trong cả nước. Một phần nào đó nó phản ánh khá rõ nét những điều đã được Hội nghị Trung ương lần thứ Tư khóa XI họp đúng dịp này nêu ra và nó cần được xử lý đúng theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị
  • xem toàn bộ