Đất đai, nông dân và nông thôn Việt Nam

08:03 CH @ Chủ Nhật - 04 Tháng Ba, 2012
Đây là một phần Chương II, Selling the Fields (“Bán ruộng”) trong cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Việt Nam – con rồng trỗi dậy) của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Trong bối cảnh vụ Tiên Lãng báo hiệu nhiều xáo trộn, tôi nghĩ sẽ là một việc có ích, ít nhất cũng là điều thú vị, nếu chúng ta tham khảo những gì một nhà báo phương Tây từng viết về nông thôn Việt Nam cách đây vài năm.

Tiêu đề của phần này do người dịch đặt. Quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng quan điểm của tác giả. Người dịch không chịu trách nhiệm về việc kiểm chứng thông tin trong bài viết. Xin lưu ý: Một nhân vật được nhắc tới trong đoạn dưới đây – ông Vũ Ngọc Kỳ, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – đã mất năm 2008. Mong bạn đọc lưu tâm điều này để có thái độ chừng mực cần thiết khi bình luận.


* * *

Mồng 10 tháng giêng năm 2007, trước ngày Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tran Thi Phu cào đất trên thửa ruộng của mình ở tỉnh Hà Tây và chở đất đi bằng xe cải tiến. Dưới bầu trời mùa đông buồn tẻ, chị và người em họ dùng cuốc cạo hết lớp đất ở trên, đổ vào những chiếc bao tải cũ đựng phân bón và kéo bao tải lên xe. Tiếp theo, hai chị em sẽ đẩy xe vào làng, Hoài Đức, cách đó vài trăm mét, để bán đất ấy cho một người hàng xóm đang muốn phát triển vườn cây ăn quả. Khắp cánh đồng sau lưng họ là một dọc những cọc gỗ thấp dùng để đánh dấu. Chỉ trong vòng vài tuần nữa thôi, chúng sẽ đánh dấu cái ranh giới giữa tương lai và quá khứ. Mọi thứ ở bên trái họ rồi sẽ trở thành một phần trong một dự án bất động sản tư nhân, còn bên phải họ thì những phụ nữ chân đất vẫn sẽ tiếp tục trồng cấy lúa bằng tay không. Mới hôm trước đó, chị Phu được thông báo là chị sẽ nhận được khoản đền bù bằng mức thu nhập của khoảng 5 năm làm nông dân trên thửa ruộng của chị. Nhưng thông tin đó không làm chị vui. “Tôi chẳng biết dùng tiền ấy làm gì cả” – chị nói. “Có lẽ tôi sẽ đầu tư vào cái gì đó, nhưng cũng chưa biết là vào đâu. Tôi là nông dân, tôi chỉ biết trồng lúa và nuôi gà nuôi lợn thôi. Tôi không biết kinh doanh, không biết mua bán gì cả. Tôi muốn nhà nước xây một nhà máy lớn ở đây để rồi chúng tôi đi làm công nhân, như thế tốt hơn là bồi thường bằng tiền hay căn hộ”.

Phía bên phải hàng cọc, cuộc sống vẫn tiếp tục như thường. Mặc dù phải cưỡi trâu dầm trong làn nước giá lạnh của mùa đông, nhưng một nông dân khác, chị Nguyen Thi Hang, lại tỏ ra còn hơn cả hài lòng với số phận của mình. Chị cho là đời sống đang tốt đẹp hơn bao giờ hết. “Cách đây 5 năm, tôi phải mất gần cả ngày để đẩy xe đạp từ chợ ở Hà Nội về nhà, chở rau cỏ cho trâu bò lợn. Bây giờ thì tôi có thể ra Hà Nội và quay về trong vòng hai tiếng đồng hồ, nếu được ông xã đèo bằng xe máy”. Chị là một điển hình của nông dân hiện đại. “Trước kia phải mất sáu tháng để nuôi một con lợn ta lên được 60 cân, còn giờ tôi có thể vỗ béo một con lợn giống Tây lên 60 cân chỉ trong hai tháng”. Câu chuyện thành công của chị còn lặp lại ở nhiều nơi trên khắp đất nước; thật là tin xấu đối với giống lợn sề của Việt Nam – đám lợn này gần như đã tuyệt chủng ở quê hương của chúng – nhưng là một tiến bộ mang tính cách mạng đối với hàng triệu nông dân Việt Nam. Vợ chồng chị Hang vẫn tiếp tục làm ruộng, nhưng con cái của họ thì không còn ý định sống cả đời trong cảnh lưng còng, tay đầy bùn nữa. Ngày ngày chúng đi xe máy về Hà Nội, con trai đi làm cho một công ty máy tính, con gái làm cho một cửa hàng bán quần áo. 5 năm về trước, chúng còn sung sướng được cưỡi xe Honda Dream sản xuất ở Trung Quốc. Bây giờ, chúng không dại gì chết tắc với loại xe dành cho ông già đó. Đồ chúng mua sắm, dù là xe máy hay điện thoại di động, đều phải nhằm mục đích phô trương.

Nhưng với tất cả những thứ đó, gia đình cũng sẽ không bỏ đất. Đất vẫn là chiếc mỏ neo của họ. Chính vì mất chiếc mỏ neo đó mà chỉ cách đó 100 mét, chị Tran Thi Phu đang than thở kia. Đối với cả hai người phụ nữ này, mà thật ra là đối với bất kỳ nông dân trên 30 tuổi nào, nạn đói vẫn cứ là một ký ức sống động. Vào đầu những năm 1980, sự kết hợp giữa các nguyên nhân chiến tranh, cấm vận, và chủ nghĩa xã hội nhà nước giáo điều, đã gây thiếu lương thực trầm trọng và dẫn đến nạn đói. Di chứng của cái thời ấy vẫn còn in đậm trên cơ thể của tất cả những người Việt Nam lớn lên trong tình trạng thiếu dinh dưỡng. Nỗi sợ một chuyện tương tự như thế có thể lại xảy ra khiến nông dân bám chặt lấy đất: họ có niềm tin rằng điện thoại di động có ngừng kêu thì họ vẫn còn có thể tự trồng lúa và sống được. Mất đất là đâm đầu vào cảnh mất ổn định.

Hai người phụ nữ – Nguyen Thi Hang và Tran Thi Phu – là những bằng chứng sống về quá trình chuyển đổi ở Việt Nam. Đời sống hiện nay khá hơn cực nhiều so với 20 năm về trước. Hầu hết những thăng trầm khi xưa của đời sống nông dân đã được khắc phục. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, tuổi thọ kéo dài hơn. Đất đai được phân bổ rộng rãi và nông dân đã có quyền trồng cây gì họ muốn và đem bán, trên lý thuyết là cho bất kỳ ai họ muốn. Kết quả thật ấn tượng. Trong không đầy ba thập kỷ, số người nghèo giảm hẳn, nông thôn đã có điện; đường xá, trạm y tế, trường học và hệ thống vệ sinh đều được xây dựng. Nhưng vẫn còn cần nhiều thời gian để vượt qua những gánh nặng của quá khứ. Cuộc sống của người nông dân vẫn còn khó khăn.

Khi nền kinh tế tiến hành công nghiệp hóa, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm còn một nửa – từ 40% vào giữa thập niên 1980 xuống 20% ngày nay. Nhưng số nông dân giảm chậm hơn thế nhiều – từ ba phần tư dân số trong thập kỷ 80 xuống còn khoảng một nửa dân số như bây giờ. Nói cách khác, nông dân đang nhận một tỷ lệ thấp hơn lợi ích của tăng trưởng trong một số người rộng lớn hơn. Họ đã giàu lên, nhưng mức độ ít rõ rệt hơn so với những người lao động ngoài khu vực nông nghiệp. Tuy có một số nông dân khá giả, nhưng phần còn lại đang phải vật lộn để xoay sở, và họ có thêm một loạt vấn đề phải đối mặt. Gió độc vẫn thổi qua những cánh đồng lúa, dưới hình thức những vụ cưỡng chế đất đai, quan chức địa phương cướp bóc của dân, và sự biến động của thị trường toàn cầu. Các ảnh hưởng đều sẽ rất nguy hiểm cho tương lai của đất nước, bởi lẽ nông thôn hiện giờ vẫn là nơi an cư đối với phần lớn người Việt – khoảng 70% – mặc dù, như hai phụ nữ nói trên đã chỉ ra, ở nhiều nơi, “nông thôn” tồn tại trong định nghĩa và phân loại của chính quyền nhiều hơn là trên đất đai. Một thời gian rất dài sau khi dự án bất động sản ở Hoài Đức hoàn thành, khu vực này chắc chắn vẫn sẽ được gọi là “nông thôn”.

Tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nông dân đóng trụ sở ở một trong số rất nhiều biệt thự quét vôi vàng trong “khu Đảng” nằm dọc đường Quán Thánh (Hà Nội). Phòng họp của họ có cái công thức thường xuyên của mọi cơ quan nhà nước: rèm nhung đỏ, tượng bán thân bằng đồng của ông Hồ Chí Minh, và một khẩu hiệu lớn mạ vàng khẳng định rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Hội Nông dân là một trong những “tổ chức quần chúng” chủ lực của Đảng. Vai trò của nó là làm “sợi dây nối” giữa nông dân và Đảng – nhưng cũng là hướng dẫn nông dân về chính sách của Đảng. Lãnh đạo Hội năm 2007, ông Vũ Ngọc Kỳ, giữ một nhiệm vụ khó tới mức đáng sợ, nhưng vẫn còn dành thời gian rảnh rỗi để sáng tác và xuất bản thơ. Hôm tôi gặp ông, ông vừa hoàn thành một tập thơ nữa – thơ ca ngợi các thành viên của Hội. Trong đó, ông kêu gọi nông dân hãy làm giàu cho đất nước để đất nước bắt kịp với phần còn lại của thế giới. “Mùa xuân đến đem theo bao hy vọng, hoa hồng tươi và chúng ta lại tiến tới ngày mai…”, có một câu thơ như vậy. Nhưng ông cũng rất ý thức được rằng đối với những người nông dân đang chật vật tồn tại, mùa xuân mang đến điềm gở hơn là vận hội. Liệu còn đủ cái ăn cho tới mùa gặt không? Làm sao xoay sở được?

Không như các lãnh đạo nông dân ở nhiều nước khác, ông Kỳ không coi công việc của mình là phải bảo vệ quyền của các thành viên trong hội – quyền được ở trên đất của họ. Ông tỏ ra rất thẳng thắn khi nói về những việc cần làm. “Hiện tại chúng tôi có 32 triệu người lao động ở nông thôn, và có thể nói rằng khoảng 10 triệu trong số họ ở trong tình trạng bán thất nghiệp”. Giải pháp của ông không phải là yêu cầu nhà nước trợ cấp nhiều hơn cho nông dân để duy trì cuộc sống của họ. Đảng đã quyết định công nghiệp hóa đất nước, một số lượng lớn nông dân phải rời đất, và với tư cách chủ tịch Hội Nông dân, ông sẽ phải làm sao để bảo đảm việc đó. Ông Kỳ dự đoán là trong những năm tới, một phần ba số nông dân cả nước sẽ thất nghiệp, như là kết quả của hiện đại hóa nông nghiệp và cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. “Do đó, việc quan trọng nhất bây giờ là phải đào tạo để họ có kỹ năng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của các ngành dịch vụ” – ông bảo vậy. Nói cách khác, nông dân cần được đào tạo lại để trở thành bồi bàn hoặc lái xe. Hội Nông dân đã hoàn toàn dựa vào (lý thuyết) phân chia giai cấp để đào tạo những kỹ năng mà họ nghĩ là sẽ cần thiết trong nền kinh tế mới.

Đoan Trang biên dịch
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm gì khi đất nước còn nghèo?

    18/05/2016Nguyễn HòaĐất nước còn nghèo, vậy mà đáng lẽ phải đồng tâm, hiệp lực giúp cho đất nước giàu mạnh, thì nhiều người trong chúng ta lại thực hành những lựa chọn văn hóa không tương ứng với điều kiện kinh tế của đất nước mình. Nhậu nhẹt đang trở thành một thứ quốc nạn mà nếu thừa nhận, nhiều nhà chức trách cũng phải bóp mồm, bóp miệng...
  • Tản mạn chuyện an sinh và phát triển bền vững Dầu khí - Động đất - Núi lửa

    28/04/2016Hà YênNếu thử đặt câu hỏi, rằng khoảng một trăm năm qua Ngành khai thác dầu khí toàn cầu, sau khi đã khoan hút lấy đi hàng triệu tỷ tấn dầu thô và khí đồng hành, khiến một khối lượng vật chất khổng lồ trong lòng Trái đất biến mất, thì Trái đất sẽ có phản ứng gì để lập lại một thế cân bằng mới về phân bố mật độ Vật chất, so với phân bố đã ổn định trước đó qua hàng tỷ năm tồn tại của mình?
  • Về Quyền thiêng liêng của đất đai cho người da đỏ

    06/04/2015Nguyễn Vạn An phóng dịch từ bản đã dịch sang Pháp NgữDưới đây là bài diễn văn hùng hồn và đau đớn của ông Seattle, trùm da đỏ, đọc trước thống đốc Isaac Stevens. Nhiều ý và căn dặn được nhắc đi nhắc lại, đọc lên thấy rất thấm thiết. Bài diễn văn này được coi là một bài học, một gia tài văn học thiêng liêng để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
  • Bài học Đất đai

    13/02/2012TS. Luật Trần Đình HoànhTừ vụ Đoàn Văn Vươn chúng ta học được những gì sâu sắc hơn là kỷ luật
    vài viên chức liên hệ, chỉnh sửa giấy tờ giao đất, hủy bỏ lệnh cưỡng
    chế, đồng thời sửa đổi luật để đất giao cho nông dân được gia hạn tự
    động? Sửa sai các điều này như thế là tốt, nhưng nếu ta không học được
    bài học sâu sắc hơn thì thật là đáng tiếc, vì sẽ có những vụ Đoàn Văn
    Vươn khác trong tương lai...
  • Tiền bạc, ruộng đồng, và... thân phận của người nông dân

    29/01/2012Nhà thơ Nguyễn Quang ThiềuVụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cho thấy một cách xử lý bất hợp lý của chính quyền địa phương với người nông dân. Điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với ruộng đồng của họ...
  • Nông thôn trong “Thần thánh và bươm bướm” còn đảo lộn ghê gớm hơn cả thời cải cách

    01/12/2011Hữu ThỉnhTrong mấy chục cuốn tiểu thuyết được vào
    chung khảo thì “Thần thánh và bươm bướm” là cuốn tiểu thuyết duy nhất
    mang tính hài, vừa giả tưởng vừa châm biếm. Trong nhiều cuộc hội thảo
    tôi đã nói là khả năng châm biếm và hài hước của văn học chúng ta lâu
    nay ít, không có nữa. Cái bút pháp như của Vũ Trọng Phụng, của Nguyễn
    Công Hoan sau này không mấy ai kế tục một cách có thành tựu. Rất mừng là
    lần này chúng ta đã phát hiện được một tiểu thuyết bề thế của Đỗ Minh
    Tuấn, có cống hiến về giọng điệu và sắc thái tiểu thuyết. “Thần thánh và
    bươm bướm” đã đề cập một vấn đề nhức nhối nhất, đó là vấn đề đạo đức
    xã hội, thể hiện ở sự săn đuổi đồng tiền ghê gớm nhất, bất cứ cái gì
    cũng có thể biến thành tiền, biến một vật vô tri vô giác thành thần
    thánh cũng chỉ vì đồng tiền, cuộc săn đuổi các bộ hài cốt không biết có
    hay không, cũng chỉ vì tiền! Có thể nói là chưa có bao giờ có cuộc đảo
    lộn như vậy!
  • Tình cảm đất

    16/01/2011Thu San Nguyễn Thế HùngGần đây, trong khi chuẩn bị Đại Hội Đảng 11, Đài truyền hình chiếu phim Bí thư tỉnh ủy. Đó là sự quay về của trí nhớ dân tộc đối với một cá nhân đặc biệt, Ông Kim Ngọc, người có công đầu trong sự nghiệp đổi mới. Ngoài dòng tư tưởng chủ đạo, bộ phim còn nói về tình cảm của con người đối với đất...
  • Giữa đất và trời

    25/03/2009GS. Cao Huy ThuầnRất khó định nghĩa như thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc đặt phải câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
  • Tâm thức nông dân và công bằng xã hội nông thôn

    17/03/2009TS. Nguyễn Đức TruyếnNhà nước hỗ trợ người nghèo hơn 3.800 tỉ đồng ăn Tết Kỷ sửu, nhưng một phần không nhỏ trong số tiền này vẫn không đến đúng những người nghèo nhất. Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến đã lý giải hiện tượng này
  • 7 nỗi khổ của người nông dân

    12/03/2009Giáo sư – Viện sĩ Đào Thế TuấnNông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với việc phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn còn có thể tái nghèo. Giáo sư Amartya Sen, người Mỹ gốc Ấn Độ, được giải Nobel chỉ ra rằng cái người nghèo cần không phải giúp họ tiền mà là các điều kiện để phát triển kinh tế (đất đai, công cụ, trâu bò và kỹ năng) và quyền được hoạt động để thoát khỏi cảnh nghèo, tức là cần “cần câu” chứ không phải “con cá”.
  • Chuyện hỉ, nộ, ái, ố về kiến trúc nông thôn

    16/01/2009KTS Phạm Thanh TùngChuyện về kiến trúc nông thôn trong thời kỳ mới là câu chuyện dài, nó có đủ cả hỉ, nộ, ái, ố như đời người vậy. Đi tìm một mô hình kiến trúc nông thôn mới đòi hỏi không chỉ tài năng, mà hơn cả là cái tâm, lòng yêu quê hương của các nhà quản lý, quy hoạch, kiến trúc sư, cùng sự tham gia, sẻ chia của toàn xã hội.
  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Nông dân cần được đối xử công bằng

    26/07/2008Vũ Ngọc Tiến“Tam nông” là thuật ngữ du nhập từ Trung Quốc, còn “Chính sách về tam nông” là ta đang học tập kinh nghiệm từ nước bạn, song như lời ông Lê Huy Ngọ- Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nói: “Không phải kinh nghiệm nào của nước ngoài áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam đều tốt, nếu như ta không vận dụng nó phù hợp với thực tiễn của nước mình”...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • Phỏng vấn một bác nông dân

    29/05/2007Lê Thị Liên HoanPV: Kìa bác ơi, bác đi đâu đấy?
    Nông dân: Tôi dắt bò đi bán.
    PV: Giời ơi, nông dân bán bò, chả khác nào nhạc sĩ bán đàn hay nhà văn bán bút.
    Bác sẽ sống bằng gì?
    Nông dân: Bằng chứng khoán!
  • Đất ơi, buồn không?

    01/01/1900Kiên ĐịnhTheo số liệu thống kê, trên 75% số vụ khiếu kiện trong xã hội liên quan đến đất đai, nhà cửa, trong đó có không ít vụ khiếu kiện vẫn kéo dài qua nhiều năm vẫn chưa dược giải quyết. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế rằng: Thị trường nhà đất Việt Nam kém minh bạch nhất thế giới
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • xem toàn bộ