Cao Xuân Huy lời thinh lặng

08:06 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Tư, 2006

Bao nhiêu nhà khoa học đã đổ công sức ra để tìm cách bắc một cây cầu quá hai miệng vực giữa vô cơ và hữu cơ mà không được. Còn Cao Xuân Huy thì cho rằng chất sống phát sinh từ chất vô cơ nhưng không phải do chất vô cơ sinh ra, mà là một khả năng có sẵn trong toàn thể, trong bản thể.

Trong các học giả Việt Nam thế kỷ XX ít có khuôn mặtnào vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm như Cao Xuân Huy. Thời hiện tại của ông hội tụ cả sự xa vắng của quá khứ lẫn sự xa xăm của vị lai. Khuôn mặt chứa đựng thời gian mà vẫn nằm ngoài thời gian. Khuôn mặt thanh thản của người đã chạm vào vĩnh cửu. Nhà đạo học hiện đại.

Cao Xuân Huy sinh ra trong một gia đình khoa bảng, gia đình học giả, ở xứ sở của những ông đồ Nghệ. Ông nội là Cao Xuân Dục, Thượng thư Bộ học và Tổng tài Quốc sử quán. Ông là người mê thích sách vở, sưu tầm, trước tác và lập nên thư viện Long Cương, một thư viện gia đình giàu sách nhất nước bay giờ. Bố là CaoXuânTiếu cũng tiếp bước theo cha trên con đường học quan và học thuật này. Ngay từ nhỏ, Cao Xuân Huy đã lạc vào xứ sở diệu kỳ của thư viện Long Cương. Ở đây, ông được tiếp xúc với trăm nhà, nghe được trăm tiếng.Việc đọc sách từ nhỏ và không chỉ đọc có một sách của Nho giáo đã sớm hình thành niềm say mê triết học và bộ óc độc lập của ông.

Lớn lên học trường PhápViệt, rồi Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Cao Xuân Huy lại mê triết Tây. Ông đọc nhiều triết gia phương Tây. Nhưng trước sau ông vẫn chỉ muốn dùng triết học phương Tây để soi sáng cho minh triết phương Đông.Các bài viết bằng tiếng Pháp ký tên Trường "Xuyên như Siêu hình học của Khổng Tử", "Lão giáo và tấn bi kịch của văn hóa Trung Hoa"... trên tờ Giáo dục tân san vào năm 1944 đã nói lên điều đó. Nhưng càng nghiên cứu triết Tây, càng áp dụng cái nhìn của nó vào triết Đông, Cao Xuân Huy càng thấy những hạn chế của triết học phương Tây đặc biệt là từ thời Descartes đền Hussenl nhất là ờ vấn đề bản thể luận. Từ đó, ông muốn đi tìm một chủ thuyết của mình ngõ hầu có thể tổng hợp được văn hóa Đông Tây. Và con đường lập thuyết của Cao Xuân Huy xuất phát từ triết học phương Đông cổ đại để phê phán (theo nghĩa triết học) triết học phương Tây.

Trị giả bất ngôn, ngôn giả bất tri(LãoTử)

Triết học phương Tây từ Descartes đã lờ đi vấn đề bản thể. Một phần vì đây là một vấn đề khó giải quyết. Phần khác người ta bị lôi kéo bởi một tính duy khoa học, duy lý và thực chứng. Nên "vật tự nó” được gác sang một bên bới sự "bất khả tri" của nó, người ta chỉ nghiên cứu cái "vật cho ta". Do không nghiên cứu gốc mà chỉ nghiên cứu ngọn, không nghiên cứu cái toàn thể mà chỉ nghiên cứu cái bộ phận nên triết học phương Tây từ đây, theo Cao Xuân Huy, mang tinh thần chủ biệt, dẫn đến sự bế tắc, mâu thuẫn trong việc giải quyết những phạm trù triết học cơ bản như ý thức, không gian, thời gian... hoặc nói theo Cao Xuân Huy là sa vào cái bi kịch của sự đồng nhất hóa. Triết học phương Đông cổ đại, từ Kinh Dịch, tư tưởng LãoTrang, Phật giáo... đềutheo tư tưởng chủ toàn. Tức phương thức xuất phát từ toàn thề đề đi đền bộ phận nhưng toàn thể không phải là con số cộng giản đơn các bộ phận mà là một cái gì đó lớn hơn cái tồng này, vì thế mà đặc tính của một bộ phận bị quy định bởi quan hệ của nó với toàn thể đã đành, mà còn cả với các bộ phận khác. Các quan hệ đó, theo triết học LãoTrang, là cái sinh ra sự vật và làm cho sự vạt vận động, thông suốt.

Con đường đến với chu toàn luận của Cao Xuân Huy, theo tôi, cũng không phải chỉ hoàn toàn dựa trên cái triết học phương Đông. Phương Tây từ những thập niên đầu thế kỷ XX bằng con đường khoa học cũng đã tiến tới tư tưởng chủ toàn, đặc biệt là cấu trúc luận. TheoCaoXuânHạo, một nhà ngữ học cấu trúc tài ba của Việt Nam, trên hành trình lập thuyết của mình, ngoài đọc sách triết (dĩ nhiên!) Cao Xuân Huythường đàm luận với anh về các khái niệm ngữ học như âm vị, tính quan yếu, tính đánh dấu... đặc biệt là khái niệm cấu trúc. Việc tham khảo cấu trúc luận từ phương diện ngữ học có thể làmrõ thêm những suy nghĩ của ông về tư tưởng chủ toàn, đặc biệt là về mô hình cấu trúc vũ trụ.

Xây dựng được bức tranh vũ trụ đã là khó, mô tả được cầu trúc của vũ trụ đã là khó, nhưng tìm ra được quy luật vận hành của nó, nhất là cái làm cho cỗ máy khổng lồ này "chạy" được, lại càng khó hơn. Bởi vậy, không lạ gì khi Newton đã phải nhờ đến "cú hích khởi động của Thượng đế" để chuyển vận bánh xe vũ trụ. Còn các nhà thực chứng luận thì giữ thái độ bất khả tri. Tôi cho rằng, với tư tưởng chu toàn, Cao Xuân Huy đã giải quyết rất đẹp vấn đề đó bằng khái niệm bản thể. Bản thể là cái toàn thể phổ biến, là cái chí nhất, cái một, còn vạn vật là cái toàn thể hữu hạn, cái chí đa, cái muôn. "Vạn vật đều là biểu hiện của bản thể, vạn vật có cấp bậc tổ chức cao thấp khác nhau, nhưng cái thể chất tối hậu, chung nhất của chúng là thể, vạn vật có thể chất chung, nhưng do sự dị biệt hóa của bản thể, mỗi loại có một bản chất cá biệt, không loại nào giống loại nào".

Như vậy, chúng ta thấy sự vận hành của vạn vật trong vũ trụ là do sự dị hóa của bản thể, do sự đổi dụng giữa hai mặt của bản thể. Bản thể biến hóa theo phương thức lưỡng phân đến vô cùng. Rồi khi mỗi sự vật cá biệt sống chết cái đợt sóng hữu hạn của nó thì lại quy về gốc, về một, về với bản thể phổ biến. Vũ trụ cứ mãi mãi biến diễn như vậy, đúng là máy huyền vi mở đóng khôn lường (NguyễnGiaThiều).

Bản thể là cái nền chung cho vạn vật, tức là cái nền chung cho cả chủ thể lẫn khách thể. Nhờ có cái chung cho cả hai đó nêncon người mới tri giác được thế giới, mới hiểu được thế giới "ý thức và hiện thực phải có một cái gì là đồng thể thì ý thức mới có thể đem gắn những quy luật của mình vào hiện thực được. Đó là bản thể - cơ sở chung cho cả cái chủ quan lẫn cái khách quan". Bởi vậy, thế giới mới nhận thức được. Nếu tuyệt đối hóa một trong hai thứ, khách thể hoặc chủ thể thì sẽ lúng túng trước câu Huệ Tử hỏi TrangTử khi ông này bảo đàn cá đang vui: "ông không phải cá sao biết cá đang vui?".

Cũng nhờ khái niệm bản thể mà Cao Xuân Huy giải quyết được vấn đề nguồn gốc của sự sống (và cùng với nó là nguồn gốc của ý thức). Trước đây, người ta cho rằng giữa vô cơ và hữu cơ, giữa thực vật và động vật, giữa khỉ và người có một sự khác biệt về chất, do một đột biến nào đó mà thành, và sự ngăn cách giữa chúng là một vực thẳm. Bao nhiêu nhà khoa học đã đổ công sức ra đểề tìm cách bắc một cây cầu qua hai miệng vực này mà không được. Còn Cao Xuân Huy thì cho rằng chất sống phát sinh từ chất vô cơ nhưng không phải do chất vô cơ sinh ra, mà là một khả năng có sẵn trong toàn thể, trong bản thể. Ông viết: "Thực ra, nhìn theo quan điềm chủ toàn thể từ khoáng vật đến sinh vật không có một sự nhảy vọt, một sự biến chất nào cả, giữa khoáng vật và sinh vật không có sự di biệt về tính chất mà chỉ có sự di biệt về trình độ". Như vậy, vũ trụ là một thể thống nhất ngay từ đầu và trong bản thể của nó đã chứa sẵn cái mầm của sự sống. Và sự khác nhau của vạn vật là ở cái trình độ tổ chức của vật thể.

Cuối cùng, chủ toàn luận còn khai mở một cái nhìn khác về biện chứng Lão Tử. Trước đây, quan điểm chủ biệt coi tư tưởng Lão Trang còn ở cấp độ biện chứng duy vật thô sơ. Nay đọc Cao Xuân Huy ta không chỉ không không thấy nó thô sơ, mà còn thay nó rất vi diệu và quan trọng hơn, nó có tính phổ quát. Biện chứng Hegel muốn vươn lên trình độ phố quát mà không được. Vì vậy, KarlPopper trong công trình What is Dialectic? (Biện chứng là gì? l933) đã muốn thay thế nó bằng phương pháp Thử và sai. Tôi nghĩ, biện chúng Lão Tử (nếu gọi là biện chứng?) nằm ngoài sự phê phán của Popper.

Trước đây, đọc Cao Xuân Huy, tôi có điểm cấn cái với ông. Là một nhà đạo học, với quan niệm nhất nguyên về vũ trụ, ông đã phê phán lối tư duy biện biệt phân chia (một cách tuyệt đối) chủ thể, khách thể, tâm vật, duy tâm luận, duy vật luận... Vậy mà trong nghiên cứu về Lê Quý Đôn, ông đã nhọc lòng chứng minh họ Lê là nhà duy vật, người thiên về khẳng định cái hữu và cống hiến độc đáo của ông này là đã minh giải được mối quan hệ biện chúng giữa lý và khí, coi lý là quy luật vận hành của cái khí vậtchất. Phải chăng Cao Xuân Huy tự mâu thuẫn với chính mình hay ông buộc phải chiều người? Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu. Người đắc đạo cũng hành xử giống với người phàm tuy không mất vẻ tiên phong đạo cốt. Sống trong thế giới biện biệt thì cũng phải hành xử biện biệt, bởi lẽ mọi sự phân biệt chi là tương đối, giả tạm, chỉ có cái một mới là tuyệt đối vĩnh hằng. Đúng như một thiền sư đã từng nói: khi tôi chưa học thiền thì thấy núi là núi sông là sông, khi tôi đang học thiền thì thấy núi không là núi, sông không là sông, khi tôi đã ngộ thiền thì lại thấy nói là núi sông là sông.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen

    20/01/2006Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng ChuẩnTriết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt. triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
  • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người

    22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
  • Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học

    05/07/2005Nguyễn Quang A dịchTiểu luận này là báo cáo được xuất bản đầy đủ đầu tiên về một công trình khởi đầu được hình dung ra gần mười lăm năm trước. Khi đó tôi là một nghiên cứu sinh về vật lí lí thuyết sắp hoàn thành luận văn của mình. Một sự dính líu may mắn với một cua thử nghiệm dạy khoa học vật lí cho người không nghiên cứu khoa học đã lần đầu tiên đưa tôi đến với lịch sử khoa học. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, rằng việc tiếp xúc với lí thuyết và thực hành khoa học lỗi thời đã làm xói mòn triệt để một số quan niệm cơ bản của tôi về bản chất của khoa học và các lí do cho thành công đặc biệt của nó.
  • xem toàn bộ