Chào cuộc sống

12:55 CH @ Chủ Nhật - 06 Tháng Tư, 2014

Bài thơ này vốn sẵn có trong tôi hàng ngày, bây giờ chỉ là viết ra thôi. Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng cả…rất nhiều điều phức tạp khó khăn như mọi người từng thấy dù mới là học sinh đến trưởng lão….Nhưng thế mới là Cuộc sống, nhưng cách thức là tại ta, từng người biết nên như thế nào mà thôi. Làm việc học cách sao cho giỏi giang nhưng cần biết cách sống hay mới thực là quan trọng. Chỉ một thứ duy nhất suốt đời cùng với Ta chính là Bản Thân cùng toàn bộ vấn đề của Mình!


Tươi vui làm việc mỗi ngày
Lập Công hữu ích sẽ dày Nghiệp sau
Đi qua nỗi khổ niềm đau
Kiên cường chí khí, đội đầu Thiện Tâm
Rũ sai tránh được gian truân
Đừng nên quên quý bản thân của mình
Trí năng thắp sáng Huệ minh
Làm chủ cuộc sống thắm Tình hân hoan
Bớt được đôi gánh tục trần
Chỉ giành Phúc đức, chẳng cần đụn kho
Điều hay ta hãy đem cho
Tiền lương cốt đủ để lo hết đời
Không phải xin làm phiền người
Đừng để kẻ khác trông vời dựa ta
Ô kìa có một nhành hoa
Hôm qua còn đẹp nay xa lìa cành
Rồi mai nở lại chồi xanh
....
Ngước lên ta bái Thiên thanh tạ từ...


Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa thuyết giảng về nhân quả ngày 5-4-2014 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Đây là lần thứ 5 Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa, người được dân chúng nhiều quốc gia kính ngưỡng là hiện thân của Đức Phật Quan âm, cùng tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa đến thăm Việt Nam.


Hàng ngàn người dân Thủ đô Hà Nội chào đón Đức Pháp vương

Đức Pháp vương sẽ ở lại Việt Nam trong vòng 1 tháng

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • Từ đạo Phật nghĩ về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa

    13/05/2018Thái Nam ThắngKể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.

Nội dung khác