Đạo Phật & cuộc đời

12:25 CH @ Thứ Bảy - 11 Tháng Năm, 2019

Đạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn.

Có một lần, trong lúc ngồi cùng đám bạn bè thân thiết nhàn đàm về mọi sự trên đời, tự nhiên có ai đó xoay ra đặt hai câu hỏi: "Cuộc đời của con người là gì?" và " Cái gì được gọi là Đạo?". Thế là chúng tôi đua nhau đưa ra các câu trả lời của mình. Chẳng câu nào giống câu nào, thường là rất khác nhau. Do chỗ bạn bè từ nhỏ, mọi người tranh nhau nói, chẳng ai chịu ai, cứ thế câu chuyện trở nên rôm tả...

Đọc cuốn sách nhỏ "Phật giáo là gì ?" của Thiền sư Ajahn Brahmavamso do Thượng toạ Thích Nguyên Tạng dịch và tặng, tôi có cảm giác như mình vừa được bơi lội thoải mái trong hồ nước mát mẻ và mênh mông giữa trời nắng nóng của mùa hè Melbourne. Bởi trong cuốn sách này, tôi tìm thấy nhiều ý tưởng tuyệt vời, giúp mình có thể trả lời cho hai câu hỏi rất hay của người bạn kia một cách rõ ràng, thuyết phục nhất.

Cuộc đời của con người là gì?

Trả lời: Cuộc đời là cái quý báu nhất, không thể nghĩ bàn, mà Tạo hoá trao cho một con người trong thời gian của một đời người. Được làm người, với tấm lòng từ bi và trí tuệ sáng suốt nhất, mỗi người hãy sử dụng cuộc đời mình có ý nghĩa và xứng đáng nhất để đền ơn tạo hoá, đáp hiếu mẹ cha.

Đạo là gì?

Trả lời: Đạo là con đường dẫn ta đi tìm Sự thật và Chân lý của cuộc đời, bao gồm cả Vũ trụ, nhân sinh và Tâm trí con người. Con đường này rộng mở, bình đẳng cho tất cả mọi người, thuận theo lẽ tự nhiên mà đưa những hành giả đã phát nguyện lớn, tinh tấn, nhất tâm và luôn tỉnh táo đến mục đích tối hậu là giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.

Nghe qua như vậy, bạn bè tôi liền liên tưởng đến cuộc hành trình của các hành giả đi tìm báu vật.... Cứ như trong tiểu thuyết Tây du ký, Đường Tam Tạng cưỡi ngựa bạch cùng ba học trò đi vào vùng núi đồi hoang vu, qua trăm suối ngàn sông, xuyên bão giông, vượt nạn, hàng phục yêu ma để thỉnh kinh ở Tây phương vậy.

Nhưng nếu lắng lòng lại và ngẫm sâu một chút ta sẽ hiểu rộng và theo nghĩa trừu tượng hơn về đạo như con đường của Tâm linh, giúp chúng ta khai mở tâm trí để tự mình ngộ ra sự thật một cách rõ ràng và chân lý một cách sâu xa nhất.

Làm người ai cũng mong cầu hai chữ thành đạt và hạnh phúc, dù là họ hiểu hai chữ đó khác nhau đến như thế nào chăng nữa. Rất nhiều người có trí tuệ sẵn sàng bỏ biết bao thời gian, công sức cùng tâm trí và tiền bạc... để mong đến cuối đời mình, trước khi nhắm mắt xuôi tay, có thể mỉm cười nói với gia đình, bạn bè, người thân rằng, cuộc đời họ thật là thành đạt và hạnh phúc.

Nhưng hiểu thế nào cho đúng thành đạt và hạnh phúc chân thực ở cuộc đời này thì quả là không dễ dàng.

Đạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn.

Đạo Phật là con đường luôn rộng mở, bình đẳng cho tất cả mọi người, thuận theo lẽ tự nhiên mà đưa những hành giả đã phát nguyện lớn, tinh tấn, nhất tâm và luôn tỉnh táo đến mục đích tối hậu cao quý. Tuy nhiên Đạo không tự nhiên đến với chúng ta, mà chính chúng ta phải tự mình phải "tầm sư học đạo" như các hành giả trong câu chuyện Tây du ký nói trên. Đạo là biển lớn, rộng mở chờ đón những hành giả trên vào lòng mình. Những giải cát mịn trên bờ biển là những Pháp môn giúp ta vào Đạo như Thiền, Tịnh độ, Mật... Hành trình trên đường Đạo chính là sự tu tập theo các Pháp môn đó.

Đạo Phật là biển lớn, chúng ta là những dòng sông. Chư tăng ni là những người khơi dòng giúp cho những dòng sông luôn đầy nước ngọt chảy hoà về biển cả bao la.

Dải cát mịn... đưa chân ta về biển,

Đứng mênh mông... luôn chung thủy đợi chờ,

Thả lên bờ... những phù du bèo bọt,

Nhận vào mình... nước ngọt mọi dòng sông.

Tình mặn mà... dù phong ba bão tố,

Chẳng đầy vơi... mặc ngày tháng năm dài,

Sâu đáy lòng... nuôi san hô ngọc quý,

Rộng cõi tâm... sinh dưỡng triệu muôn loài.

* * *

Xin mời các bạn quay lại cuốn sách nhỏ "Phật giáo là gì ?" của Thiền sư Ajahn Brahmavamso.

" Rồi vào năm ba mươi lăm tuổi, trong một đêm trăng tròn tháng Vesakha năm 589 trTL, Ngài đã ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa gần bờ sống Ni Liên Thiền (Neranjara).

Dùng sự trong sáng khác thường của tâm trí với trạng thái thiền sâu xa, sức mạnh trí tuệ được phát sinh trong trạng thái đó, ngài quán sát sự thật của tâm trí, vũ trụ và đời sống. Cuối cùng ngài đã đạt đến giác ngộ vô thượng và từ đó trở đi ngài được gọi là Phật (Buddha).

Sự giác ngộ của ngài là trí tuệ bao quát và sâu xa nhất, thông suốt thật tánh của tâm trí cũng như vạn vật. Sự giác ngộ này không phải là một sự mặc khải do một đấng thiêng liêng nào đó ban cho, mà là một sự khám phá chứng nghiệm của chính ngài, có nền móng từ những giai tầng thiền định sâu xa nhất.

Đạt đến giác ngộ có nghĩa là ngài đã giải thoát khỏi sự trói buộc của tham ái và vô minh, có nghĩa là ngài đã giải trừ được mọi hình thức đau khổ và đạt được an lạc vĩnh cửu".

* * *

Viết tới đây, bỗng trong tôi dâng trào một lòng trân quý vô bờ đối với đạo Phật, chư tổ và chư tăng ni, những người đã khai tâm cho tôi về Đạo và Đời:

Bình thường Tâm tức Đạo rồi,

Mây - bay theo gió, nước - trôi xuôi dòng.

Sống Đời cốt ở tấm lòng,

Từ bi, Trí huệ, thong dong tâm hồn.

Con xin cúi lạy đức Phật, vị đạo sư vĩ đại, đã chỉ dạy con đường chân lý cho chúng con đi tìm hạnh phúc viên mãn và chắc thật trong cuộc đời này.

Melbourne, ngày 6 tháng 12 năm 2012

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo

    11/05/2019Bàng ẨnHoa sen đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Ấn Độ giáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụ một hoa sen mọc lên từ rốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, sau đây chỉ là khái lược...
  • Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông

    17/03/2019Nguyễn Tài ĐôngTheo tác giả, Trần Nhân Tông là người đã tập đại thành tư tưởng thiền học của một số thiền sư Việt Nam trước đó, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm và qua đó, đánh dấu một bước hoàn tất quá trình Việt Nam hoá Phật giáo. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết, tác giả phân tích tiền đề thiền học của Trần Nhân Tông cùng những thiền sư đã có ảnh hưởng lớn đến Trần Nhân Tông. Tiếp đó, tác giả phân tích ba vấn đề đặc sắc trong tư tưởng của Trần Nhân Tông: quan niệm tâm chính là Phật, học thuyết vô niệm và tinh thần nhập thế tích cực.
  • Từ đạo Phật nghĩ về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa

    13/05/2018Thái Nam ThắngKể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Tái sinh và luân hồi theo quan điểm Phật giáo

    21/08/2015Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bản theo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được...
  • Văn hoá giáo dục Phật Giáo

    09/12/2013Lý Kim HoaGiáo dục dù nghĩa rộng hay hẹp, dù quan niệm theo phương Đông hay phương Tây , dù truyền thống hay hiện đại đều có nghĩa là xây dựng văn hoá, đưa văn hoá lên tầm cao. Văn hoá cao trở lại tạo động lực cho giáo dục tiến nhanh tiến mạnh, đạt được nhiều thành quả tốt hơn nữa....
  • Phật giáo và những Dòng chảy Tư tưởng Hiện đại

    13/08/2010Quán Như Phạm văn MinhSau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • Văn hóa phật giáo nền tảng của văn hóa Việt Nam

    09/04/2010Thanh Tri thực hiệnGiáo sư Thái Kim Lan hiện đang dạy tại Đại học Ludwig- maximilian, Munich, Đức về Triết học và Phật học và là Chủ tịch Trung tâm giao lưu văn hóa Đức - Châu Á. Chúng tôi có buổi trò chuyện với Bà về những vấn đề của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • Hệ thống thế giới quan Phật giáo - Các sơ đồ giáo lý

    26/08/2009O.O.Rozenberg- Nguyễn Hùng Hậu & Ngô Văn Doanh dịchTrước khi chuyển sang nghiên cứu những phần quan trọng nhất trong hệ thống thế giới quan Phật giáo, chúng ta cần phải xác định điểm xuất phát mà từ đó các Phật tử lập luận về những vấn đề xuất hiện trong khi suy tư triết học và chỉ ra cơ cấu chung của các hệ thống của họ. Sau đó, chúng ta mới đả động đến vấn đề đặt Phật giáo vào trào lưu triết học nào: Phật giáo là chủ nghĩa thực tại hay chủ nghĩa duy tâm, là duy vật hay duy linh hay là một trào lưu nào khác.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác