Chuyện chuyến đi ngoại giao châu Âu đầu tiên cách đây 150 năm

05:04 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Tư, 2014

Dưới triều vua Tự Đức, năm 1863, sau khi triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) trao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho quân Pháp, vua Tự Đức cử một phái đoàn đi sứ của Đại Nam qua Pháp hy vọng "chuộc" lại 3 tỉnh. Đây cũng là hoạt động ngoại giao đầu tiên của Nhà nước Việt Nam với một quốc gia ở châu Âu...

Sứ đoàn do Thượng thư Phan Thanh Giản và phó chánh sứ là đại thần Phạm Phú Thứ. Sứ đoàn khởi hành ngày 21.6.1863 và trở về cảng Thuận An vào ngày 28.3.1864, trọn một năm và một tuần. Đoàn đi bằng tàu biển "Européen" theo hải trình Sài Gòn, cảng Singapore- Mã Lai, vượt Ấn Độ Dương vào biển Hồng Hải, đến Ai Cập. Sứ đoàn phải lên bộ đi tàu hỏa ghé thủ đô Le Caire, vào thành phố Alexandire để vào Địa Trung Hải. Bằng tàu biển đi ngang Thổ Nhĩ Kỳ, Iatlia rồi cập cảng Toulon của Pháp ngày 9.9.1863 rồi lên tàu hỏa đến Marseille rồi đến Paris tối ngày 13.9.1863.

Vài chi tiết thú vị về văn hóa của chuyến đi:

- Khi tàu tới cảng Suez của Ai Cập (17.8.1863), Đại Nam được yêu cầu trưng quốc kỳ. Lá cờ Hoàng triều lúc đó chỉ toàn màu vàng (theo thông lệ đó là ký hiệu dịch bệnh) nên Chánh sứ bèn lấy bút chấm son để viết thêm 4 chữ đỏ "Đại Nam Khâm sứ" lên lá cờ.

- Khi Bộ trưởng ngoại giao Pháp làm việc với sứ đoàn mới biết rằng toàn bộ sứ đoàn ta định đi chân đất để tỏ lòng thành kính nguyên thủ chủ nhà. Phía sứ đoàn còn nói có gì che chân lại là thất lễ. Thuyết phục mãi sứ đoàn mới hiểu rằng không đi chân trần là thất lễ. Vì thế sứ đoàn chấp nhận để thợ đóng giày Hoàng gia Pháp cấp tốc đóng giày. Mọi người đi giày theo nguyên tắc Chánh sứ đoàn đi ủng cao tới đầu gối, cứ thế thấp dần theo cương vị và phẩm hàm trong đoàn.

- Người trong đoàn cũng phải thay đổi thói quen dùng tay khéo léo lau chùi khi ăn uống để tập thói quen dùng khăn tay lau chùi khi ăn uống...

- Khi đến Paris, các thành viên đoàn được phía chủ nhà yêu cầu cho thợ chụp ảnh chụp hình để hoàng đế biết trước dung nhan các sứ thần từ xa tới. Bởi vậy chúng ta có bức hình Chánh sứ và Phó chánh sứ.


Ảnh: 1-Chánh sứ Phan Thanh Giản, 2- Phó chánh sứ Phạm Phú Thứ

Một trong những tấm ảnh đầu tiên về Việt Nam và là chuyến đi ngoại giao đầu tiên của Việt Nam với một nước ở châu Âu:


Quang cảnh Hoàng đế Pháp Napoléon III tiếp sứ đoàn Việt Nam dưới triều vua Tự Đức do Thương thư Phan Thanh Giản làm Chánh sứ để tạo quan hệ hòa hiếu và tìm cách "chuộc" lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, tại Cung điện Tuileries, chiều ngày 5-11-1863.

Ảnh bản khắc trên tờ Thế giới Họa báo (Le Monde Illustré)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư thất điều gởi vua Khải Định

    27/10/2018Phan Châu TrinhNăm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu. Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước...
  • Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

    17/04/2014Nhà giáo Ưu tú, TS Lê Vinh DanhTS Lê Vinh Danh thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà. Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục...
  • Cuộc đời bất đắc chí của Nguyễn Thế Truyền và mối quan hệ của ông với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

    16/04/2014Nguyễn Duy TiễuNhân đọc bài Ông Nguyễn Thế Truyền và những đoạn đời ngoắt ngoéo đăng trên một tờ báo gần đây, tôi có đôi điều suy nghĩ, và trước hết xin được bổ sung mấy chỗ cho bài báo trên...
  • Phong trào Đông Du Xưa và Nay

    16/10/2013Trần Văn ThọNhìn sự thành công của Malaysia chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không phát huy truyền thống của Phong trào Đông Du đầu thế kỷ 19 để tranh thủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa?
  • Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    10/09/2013Hương LanSau một thời gian dài bị phủ lấp dưới những định kiến, đến hôm nay, cái tên Nguyễn Văn Vĩnh đã bước ra ánh sáng với tư cách một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời, thuộc thế hệ khai sinh văn học dịch và báo chí Việt Nam.
  • Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức

    20/08/2013Văn BảyTừ xưa đến nay, giới nghiên cứu vẫn “chia hai phe” khi luận bàn về công/tội của danh sĩ Nguyễn Trường Tộ (1830?-1871). Có một thời, phái luận tội thắng thế. Những năm gần đây thì tình thế có thay đổi, khi mà nền học thuật nước nhà đã có nhiều bước chuyển biến tích cực và khách quan hơn trong đánh giá...
  • Làm khác đi, bắt đầu từ mục đích dạy sử

    17/08/2013Dạ NgânTôi trở lại với trường hợp Phần Lan, quốc gia đang rất nổi tiếng nhờ thành công trong giáo dục phổ thông của họ, như là một căn cứ, thông qua đó giúp chúng ta tự định vị mình đang ở đâu và đang thật sự có những vấn đề gì?
  • Xã hội và văn hóa trí thức Việt Nam (Kỳ 1)

    28/08/2011TS. Trịnh Văn ThảoĐã đến lúc phải thực nghiệm thực tiễn lẫn trí thức của ba thế hệ xã hội trước thử thách lịch sử, tìm hiểu phương thức dấn thân, hình thức đấu tranh, giá trị tinh thần, ý thức hệ của từng thế hệ và xuyên qua các giai đoạn tiếp nối nhau trong thế kỷ Pháp – Việt, nhận chân và giải lý những khác biệt, mâu thuẫn, tranh chấp và xung đột giữa người Việt Nam qua khái niệm văn hoá trí thức...
  • xem toàn bộ