Chuyện của nền giáo dục Việt có còn nóng?

11:16 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Hai, 2014

Mặc dù đã “đánh tiếng” tham khảo ý kiến dư luận về những thay đổi sắp tới của nền giáo dục từ cuối năm ngoái, song do “người lớn” còn đang đau đầu về lương thưởng èo uột, kinh tế khó khăn, sức mua suy giảm nên các vấn đề giáo dục vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thế nhưng, chuyện thi tốt nghiệp 4 môn còn ‘dùng dằng” chưa dứt thì mới sang đầu năm 2014, clip thầy đánh trò hay học sinh lớp 11 chỉ vì không có hộ khẩu Hà Nội mà bị đình chỉ học tập đã phải gửi thư đến Chủ tịch nước… ngay lập tức đã khiến dư luận xôn xao tự hỏi, giáo dục Việt sao lại để những việc buồn đến thế này sao?

Môi trường giáo dục bất an

Không biết trước đây khi con cái đi học, các phụ huynh nhà ta có lo cho lũ trẻ nhiều đến thế không, chỉ biết giờ đây, chúng ra đường thì lo đụng xe rồi bị bắt cóc, bị rủ rê chơi điện tử rồi bỏ học… Đến trường, tưởng con được an toàn thì lại mới dấy lên nỗi lo bị thầy cô bắt phạt. Lứa mầm non thì lo bị bạo hành, ép ăn, lứa phổ thông thì sợ bị tát, bị thầy “thẳng tay” phang như trong clip tại trường THPT Nguyễn Huệ, Tây Sơn, Bình Định.

Báo chí cũng đã phân tích nhiều chiều, cho rằng học sinh ở trường này cũng không phải đối tượng “ngoan ngoãn” gì, nhưng cho dù lũ học trò ra sao, thầy giáo cũng không nên “giáo dục” kiểu “dã man” như vậy. Nhất là khi khiến học trò bức xúc “tấn công” lại thì hình ảnh người thầy trong mắt trò chẳng còn chút tôn trọng nào nữa, khiến người ta dễ nghĩ thầy đã quen với môi trường giáo dục “vũ lực” nên đem ra xử sự y nguyên với học sinh của mình? Nhưng đáng ngạc nhiên nhất là sau khi vụ việc xảy ra, bà Quách Thị Huyền Trân, hiệu trưởng nhà trường cho biết trên báo Đất Việt rằng vẫn để thầy tiếp tục đứng lớp, dù có thừa nhận mối quan hệ thầy trò không còn được như xưa, vậy chẳng hóa ra họ coi chuyện thầy trò “dùng vũ lực” với nhau cũng… bình thường, không có gì phải ầm ĩ?
Có thể nói, so với ngày trước, môi trường giáo dục rõ ràng là có nhiều bất an hơn. Nguyên nhân thì dư luận và truyền thông cũng đã phân tích nhiều nhưng chung quy cũng bởi sự “cải cách” quá đà khiến giáo dục mất gốc, đi lạc đường… Nhưng thực tế, ngành giáo dục cũng không đứng một mình để chịu những trách nhiệm trong việc hình thành tính cách con người, mà đôi khi ngành này cũng phải chịu tác động của những cải cách hành chính.



Không hộ khẩu không được học trường công

Điều đó đã gây nên câu chuyện “trở đi mắc núi, trở về mắc sông” của Đỗ Hồng Sơn, cậu học sinh lớp 11A5, trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, Hà Nội. Vì mắc Luật thủ đô nên cha mẹ em không nhập được hộ khẩu Hà Nội, điều này dẫn đến chuyện cậu bé bị đình chỉ học tập khi hồ sơ không đủ giấy tờ theo quy định phải có hộ khẩu Thủ đô, nên không được học trường công lập. Mà xin học trường dân lập thì gia đình em không đủ tiền cho con ăn học, đồng nghĩa với chuyện cậu học sinh lớp 11 sẽ phải nghỉ học.

Hóa ra chuyện người ta không nhìn xa trông rộng, để Thủ đô đông đúc, không quản nổi số lượng người nhập cư vào thành phố rồi “chữa cháy” bằng những quy định dễ làm cho chính quyền quản lý, nhưng lại làm khó người dân nên mới dẫn đến những vấn đề kể trên. Chuyện của em Sơn nghe thì tưởng chừng vô lý, nhưng khi chiếu theo các quy định thì chẳng ai sai, chỉ có điều sao thấy nó lạnh lùng quá. Nhất là khi Bộ GD-ĐT đã ban hành việc phổ cập giáo dục THPT từ năm 2012, thì việc đẩy một học sinh lớp 11 ra đường với những quy định đúng chỉ đạo có mâu thuẫn lẫn nhau không?



Giáo dục tìm đường ra không có nghĩa là rút ngắn thời gian

Những câu chuyện trên xảy ra ngay đầu năm đã khiến nhiều người không khỏi suy ngẫm. Trong khi giáo dục đang vật lộn tìm đường đi, quyết định nhanh những chuyện như không giao bài tập về nhà, không dạy thêm học thêm, không dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1, không cho điểm đối với học sinh lớp 1… rồi ra các quy định về thi cử gây tranh cãi vào năm ngoái… thì giáo dục vẫn chưa khá khẩm hơn chút nào. Đồi Ngô vẫn hứa hẹn những tập tiếp theo, còn kỳ thi tốt nghiệp thì vẫn đang tranh luận có thi 4 môn hay không, môn ngoại ngữ khuyến khích hay tự chọn… trong hội nghị ngày 13/2 của Bộ GD-ĐT, cho thấy quả là những người làm giáo dục thời nay cũng mệt mỏi lắm thay. Một năm, các thầy cô cũng phải uốn theo quy định không biết bao lần, những gì làm trước đây có thể bị xóa bỏ hoàn toàn, rồi cập nhật quy định mới, chưa làm quen đã áp dụng… gây hoang mang, lo lắng cho cả thầy cô, học sinh lẫn phụ huynh.

Với những nỗ lực xoay trở của Bộ GD-ĐT, ai cũng biết ngành này đang cố gắng, nhưng khi giáo dục là nền tảng căn bản của nhân cách con người thì có thay đổi cũng nên từ từ, không phải cứ muốn là làm được ngay. Còn đã làm thì cũng phải lường trước hậu quả, đừng để chuyện cải cách giáo dục sau mấy chục năm, giờ bắt xã hội phải gánh chịu bằng nhiều thế hệ công dân. Chưa kể, trong quá trình thay đổi, những câu chuyện như thầy đánh trò, không hộ khẩu thì thất học như trên cũng cần được giải quyết triệt để. Bởi nếu cứ cố giấu để coi không có chuyện gì thì hậu quả trong tương lai sẽ còn lớn hơn.

Nguồn:Sống Mới
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái…

    13/08/2015Minh Nguyễn thực hiệnMột nền giáo dục khai phóng, là mở ra những chân trời rộng lớn, ở đó con người tự do, tự chủ. Đó là mục đích của một nền giáo dục đích thực, bất cứ thời nào và nơi nào. Đất nước có thể “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, “sánh vai với cường quốc năm châu” được không, nếu thiếu điều đó? Nhưng hiện nay và ở ta con đường đi đến nền giáo dục khai phóng còn xa ngái!
  • Tản mạn về Giáo dục công dân

    01/05/2018Nguyễn Xuân ThuNhà trường và gia đình phải hướng đến một mục tiêu là không làm điều gì kìm hãm óc sáng tạo, tầm nhìn hay tính tìm tòi, khám phá của con cái.
  • Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

    09/10/2015Phan Thắng (thực hiện)Là một nhà khoa học, đồng thời là nhà giáo, người am hiểu và quan tâm nhiều đến đời sống văn hóa, nền văn hóa của đất nước, lại làm việc ở Paris – một trung tâm văn hóa lớn của thế giới, xin đề nghị giáo sư phân tích mối liên hệ hữu cơ của ba nhân tố này trong tổng thể một nền văn hóa? Yếu tố nào có vai trò tiên phong, định hướng sự vận động của nền văn hóa? Và yếu tố nào đóng vai trò động lực, chi phối sự vận động của nền văn hóa, của xã hội?
  • 'Con người tự do' là đích đến của giáo dục

    15/06/2015Chi Mai thực hiệnMở trường trên mạng, TS Giáp Văn Dương theo đuổi triết lý "trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục"...
  • "Thắng cuộc đua giáo dục là thắng về kinh tế"

    23/03/2015Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói: Nếu thắng cuộc đua trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế, vì giáo dục tạo ra nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng cao sẽ quyết định sự thành bại của cả quốc gia...
  • Giáo dục số: cơ hội mới cho phát triển

    06/02/2014Giáp Văn DươngGiáo dục đã được nhiều lần đề cập đến như một vấn đề sống còn của đất nước, không phải chỉ ở Việt Nam và bởi người Việt Nam. Tuy nhiên, với một nước đi sau như Việt Nam thì nâng cao giáo dục lại càng cấp bách hơn. Điều này ngày càng được coi là hiển nhiên không cần bàn cãi...
  • Giáo dục, trước hai vấn đề cốt lõi

    23/01/2014Tống Văn CôngĐề án đổi mới  giáo dục lần này được dư luận đặc biệt chú ý ở  nội dung: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang  phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.” Và  xác định mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”...
  • Con người tự do, nhân ái là đích đến của giáo dục nhân cách

    22/01/2014Lại Nguyên ÂnCon người là sinh vật xã hội, mọi cá thể người được sinh ra đều cần được trải qua một quá trình "xã hội hóa" để trở thành sinh vật xã hội như những con người khác. Nhân cách là kết quả của quá trình ấy...
  • Việc chấn hưng giáo dục không thể chậm trễ

    22/08/2013GS. NGND Nguyễn Lân DũngGS. NGND Nguyễn Lân Dũng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn khoa học-giáo dục của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người gắn bó với nghề giáo hơn 50 năm chia sẻ cùng độc giả báo Tin Tức về việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.
  • Chuyện nhỏ về giáo dục

    20/08/2013Nguyễn Tất ThịnhTôi viết những mẩu chuyện nhỏ dưới đây trong vô vàn thực tế giáo dục của các thày cô giáo với học sinh…Tôi muốn phê phán giáo dục kiểu thô thiển…cùng với những chương trình bất cập lại bị chính trị hóa, thày cô lại lên gân lên cốt áp đặt kiểu ‘xiên ý xẹo nghĩa’ … hàng ngày nhồi nhét cho các em những nhân sinh quan lệch lạc…
  • Lối ra cho nền giáo dục hiện thời của đất nước nên bắt đầu từ đâu?

    08/07/2013Nguyễn Đình ChúLà người Việt Nam không ai không mong muốn đất nước giàu mạnh lên từ một nền giáo dục đích thực là quốc sách hàng đầu nhưng hiện tình giáo dục lại đang là yếu kém để nhân dân vừa thèm khát vừa đòi hỏi một sự đổi mới cho ra đổi mới và Đảng lãnh đạo cũng đã có nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện. Nhưng làm thế nào để đổi mới được căn bản và toàn diện quả không phải dễ dàn
  • xem toàn bộ