Việc chấn hưng giáo dục không thể chậm trễ

08:28 SA @ Thứ Năm - 22 Tháng Tám, 2013
GS. NGND Nguyễn Lân Dũng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn khoa học-giáo dục của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người gắn bó với nghề giáo hơn 50 năm chia sẻ cùng độc giả báo Tin Tức về việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.

Phải đổi mới toàn diện

Nhìn lại trong thời gian qua, ngành giáo dục đã đạt được khá nhiều thành tựu, tuy nhiên, nền giáo dục nước ta đã bộc lộ ngày càng rõ những hạn chế, bất cập. Chất lượng giáo dục phổ thông chưa cao, mặc dầu tỷ lệ thi tốt nghiệp là rất cao, đầu vào của các trường ĐH và CĐ chưa tương xứng với yêu cầu. Trong khi các ngành khoa học cơ bản là xương sống của nền khoa học nước nhà, thì số thí sinh thi vào ngày càng ít, với chất lượng ngày càng thấp. Còn với các ngành khoa học xã hội thì với kết quả hàng ngàn bài thi môn Lịch sử bị điểm 0, đã cho thấy một thực trạng hết sức đáng lo ngại về trình độ của học sinh ta hiện nay. Việc đông đảo thanh niên ham thích được học CĐ, ĐH là chuyện rất đáng quý, nhưng nhiều sinh viên ĐH sau khi tốt nghiệp phải đi tiếp thị mỳ tôm hay các việc làm tương tự để kiếm sống vì không kiếm được việc hoặc không làm được việc đúng chuyên ngành, khiến chúng ta không khỏi trăn trở về nền giáo dục hiện nay.


Thí sinh sau khi hoàn thành bài thi môn Lịch sử tại Hội đồng thi trường Đại học Công đoàn (Hà Nội) ở kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013. Ảnh: Quý Trung - TTXVN


Thực tế, cuộc sống đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, đồng thời và đồng bộ trên tất cả các yếu tố cấu thành của hoạt động giáo dục từ mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình đến phương pháp dạy học, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức đánh giá… Mục tiêu phải đổi mới từ con người khoa bảng thành con người thực tế. Nội dung phải giảm lý thuyết, tăng cường thực tế. Thay đổi phương pháp dạy học từ dạy áp đặt một chiều của người dạy sang tương tác đa chiều, làm cho học sinh thích thú, chủ động và tích cực tự tìm tòi học tập. Đồng thời, phải đổi mới đánh giá học sinh cũng như kết quả học tập hiện nay…

Hiện nay chương trình dạy học của ta có độ “vênh” so với thế giới. Ví dụ như chương trình và sách giáo khoa Sinh học ở bậc phổ thông, chương trình nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đưa ra ở đây rất "nông", nhiều nội dung không cần thiết, trong khi số giờ lại quá ít. Liệu rằng một học sinh 12 tuổi ở nước ta có nhớ nổi sơ đồ cắt ngang của một thân cây trưởng thành với các thuật ngữ khó hiểu như vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ? Học sinh 13 tuổi có thể nhớ các bộ phận thùy khứu giác, thùy thị giác, não trước, tiểu não, hành tủy, tủy sống của con thằn lằn? Tôi thấy cần tham khảo chương trình các nước. Tôi đã mua trên 70 cuốn sách giáo khoa Sinh học ở bậc phổ thông ở các nước và thấy chương trình ở ta chẳng giống nước nào cả.


Ngành nào cũng cần thi sử

Đánh giá lại chất lượng dạy và học cũng như chương trình sách giáo khoa hiện nay, tôi lại xin mạnh dạn nêu lên vài ý kiến về môn Lịch sử ở bậc phổ thông. Sự kiện có kỳ thi đại học, hàng nghìn thí sinh bị điểm 0 môn Lịch sử không thể coi là chuyện bình thường. Lẽ nào Sử học là khoa học thiếu hấp dẫn? Cần thẳng thắn nhận định rằng ở bậc phổ thông số đông các thầy cô giáo dạy môn Lịch sử đã không làm cho học sinh thích thú. Điều đó theo tôi có thể do chương trình môn Lịch sử chưa thỏa đáng, quá nhiều con số, chi tiết không cần thiết. Học Lịch sử là để rèn luyện lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược, chứ không nhất thiết cần phải nhớ các diễn biến, các tên tuổi phụ- những điều mà nếu muốn cần tìm hiểu thì chỉ cần một cái nhấp chuột trên máy tính là đã có quá đầy đủ mọi chi tiết. Điều này thể hiện ở các đề thi Lịch sử vào ĐH mấy năm qua, với cách ra đề như vậy thì nhiều chuyện có lẽ thầy cô giáo dạy Sử cũng không thể nào tự nhiên nhớ nổi nên dẫn đến tình trạng học vẹt, học gạo.

Theo tôi, không cứ gì chỉ có khối C mới cần thi môn Lịch sử, mà tất cả các ngành học khác như kinh tế, ngoại thương, ngoại giao, quân đội, công an…đều rất cần kiến thức lịch sử khi bước vào hoạt động thực tiễn sau khi tốt nghiệp. Nếu năm nào không thi môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (rất phổ biến, vì không bao giờ hai năm liền có thi môn Lịch sử) thì có thể biết chắc là học sinh đánh cờ carô khi nghe thầy cô giảng lịch sử và chắc chắn không hề mở sách giáo khoa ra lần nào trong năm học cuối.

Cần thẳng thắn nhận định rằng ở bậc phổ thông số đông các thầy cô giáo dạy môn Lịch sử đã không làm cho học sinh thích thú.
Theo kế hoạch của Bộ GD - ĐT, đến năm 2015 sẽ bàn lại chương trình giáo dục phổ thông. Sau đó là thí điểm chương trình. Rồi thí điểm viết lại và sử dụng bộ sách giáo khoa. Tôi nghĩ, Bộ nên dựa vào các hội khoa học chuyên ngành. Các hội này sẽ lựa chọn ra các chuyên gia giỏi, kết hợp với các thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm để biên soạn ngay một chương trình mới. Bộ chỉ cần xin các sứ quán bạn các chương trình Sinh học phổ thông, hay lấy được từ trên Internet để tham khảo kinh nghiệm của một số nước đáng học hỏi. Tổ chức các cuộc hội thảo sâu sắc về nên phân ban sâu hay không phân ban. Bỏ hẳn kiểu phân ban chênh nhau quá ít thời gian như hiện nay. Chương trình sau khi biên soạn xong cần đưa ra trưng cầu ý kiến rộng rãi trước khi thông qua một Hội đồng Quốc gia đầy đủ tín nhiệm. Sau đó để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh qua chất lượng các bộ sách giáo khoa khác nhau (nhà nước không cần tốn kinh phí gì về chuyện này). Bộ sách nào hay sẽ được tái bản nhiều lần (và ngược lại). Tôi mong có thể làm ngay mà không cần đợi đến tận năm 2015.

Việc chấn hưng giáo dục theo tôi không thể chậm trễ hơn nữa. Điều quan trọng không phải là sách giáo khoa mà là chương trình chuẩn quốc gia cho từng môn học. Chương trình đó phải không chênh lệch quá nhiều so với tinh thần của chương trình ở các nước có nền giáo dục phát triển và phải phù hợp với hoàn cảnh nước ta và điều kiện học tập của học sinh.
Nguồn:Tin Tức
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ