Chuyện trò văn hóa

08:25 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Tám, 2011
Ngày hôm nay một chữ được sử dụng quá thoải mái để cắt nghĩa đủ loại các câu chuyện trong đời sống xứ ta, là chữvăn hóa. Người ta quen dùng nó đến mức coi văn hóa chỉ là một tập hợp bất kì của những thói quen của một cá nhân hay của một cộng đồng lớn nhỏ, và chấm hết. “Văn hóa lão làng», “văn hóa lên đồng”, “văn hóa phong bì”, “văn hóa văng tục”, … có lẽ chẳng cần kể lể gì thêm nữa.

Nếu bạn định khoanh tìm những định nghĩa thực sự đáng suy nghĩ về văn hóa, bạn sẽ có con số… hàng trăm. Hôm nay ta không vội nói chuyện cầu toàn về hành trang này.

Trong tiếng Hán chữ văn được mô tả như hình xăm vẽ trên cơ thể một con người để họ tự xác nhận cái bản sắc riêng mang tính thần linh của mình, chữ hóa để nói sự truyền dưỡng cái bản sắc ấy. Trong tiếng latinh, chữ cultus có ý nghĩa “thờ phượng”, chữ culter có nghĩa “nuôi trồng”, từ hai chữ này làm nên ý nghĩa chữ “culture”, “văn hóa” hôm nay trong tiếng Pháp, tiếng Anh.

Điều thú vị là các chữ này đều thể hiện một sự vận động: sự tin tưởng thờ phượng những giá trị lý tưởng được hướng tới trong đời sống, và sự dày công nuôi dưỡng cho các giá trị đó.

Vậy ta có thể tạm đưa ra một cách hiểu thật tóm tắt: văn hóa là một phức hệ những lý tưởng về đời sống của cá nhân và cộng đồng, và cùng với nó là những cố gắng bền bỉ để thực hành những lý tưởng đó, từ đó tạo dựng ra nền văn minh.

Sự bền bỉ thực hành là điều gian truân, nhưng dễ hiểu hơn. Chính những lý tưởng về đời sống mới là những cái khó chiêm nghiệm, khó hiểu ngộ, và thật nan giải để làm chúng tiến hóa lên.

----

Khó chiêm nghiệm, bởi lẽ những lý tưởng của đời sống thường được mã hóa trong các tập tục mà con người ta nhiều khi không còn ý thức được chúng nữa.

Lấy ví dụ sáng ra bạn đến sở làm, đùng một cái ai đó người quen, hay bạn bè, hay đồng nghiệp réo liên tục tra tấn bạn cái “tin quan trọng”: ông cụ thân sinh của em vợ của ông giám đốc mới mất hôm qua, và tang lễ sẽ được cử hành vào trưa nay. Tất cả nháo nhác. Đi dự hay không đây? Đi thì phải rủ những ai đi cùng cho có sức mạnh đám đông chứ? Đóng góp phúng điếu thế nào? Xin phép vắng mặt trốn việc ra sao? Mua hương, mua vòng hoa? Viết gì trên đó? Mình đi vào đoàn viếng nào?... Một tỉ công việc rối tung lên. Mới giữa sáng mà cơ quan đã tanh bành như cái chợ chiều… May thay, đến phút chót thì mọi việc cũng tạm đâu vào đó, tuy rằng khi nhìn lại câu cú trên vòng hoa lúc vào viếng thì thật ngượng ngùng cho chính mình cùng gia chủ “Chị em phòng phụ khoa kính viếng hương hồn Cụ”.

Tất cả sự rối loạn này đến từ đâu? Từ cái lý tưởng thờ phượng “sống dầu đèn chết kèn trống”, nó trói người ta mù mịt không thương xót. Cái lý tưởng này lỳ ra đó, ai cũng khiếp sợ và mệt mỏi vì nó, nhưng cũng vô thức về nó, và không một ai dám nhân một hôm đẹp trời mang cái câu chuyện “cấm các nhân viên dùng thời giờ làm việc và các phương tiện của công sở để đi dự tang lễ” ra hội quốc liên mà thảo luận. Người ta đinh ninh rằng những lý tưởng này là những chân lý vĩnh cửu, rằng người ta chỉ có mỗi một việc là cúi đầu mà thần phục chúng thôi. “Khắc kỉ phục lễ vi nhân”, ép mình tuân theo điều lễ, làm người phải là như thế.

Vậy thì một công việc tiền đề để rồi mới mong có thể sắp xếp lại đời sống của mình, là hãy liệt kê tất cả những thứ thờ phượng hữu hình và vô hình của cộng đồng hay của cá nhân mình ra, để mà chiêm nghiệm được cái tình trạng của cải tinh thần của mình hôm nay. Chúng ta sẽ phải sững sờ về số tài sản cọc cạch này.

Cái công việc thứ đến là hãy cùng nhau đánh giá lại trong số các tài sản lý tưởng thờ phượng này, cái nào phải dứt bỏ đi, cái nào phải cất vào kho, cái nào tạm duy trì ọc ạch, cái nào phải đẩy tới, và những cái gì mình chưa từng có và sẽ phải dứt khoát đưa chúng vào hành trang.

Những lý tưởng thờ phượng riêng tư mà không làm tổn hại tới ai khác, thì là câu chuyện của mỗi người, và xã hội cần tôn trọng. Những lý tưởng thờ phượng của các cộng đồng, từ nhỏ tới lớn hơn, thì cần được mở ra thảo luận dần trên các kênh thông tin, nếu không thì đừng mong ngóng gì nhiều về những tiến triển trong tổ chức đời sống. Đó là công việc hiểu ngộ và tiến hóa về “văn”, về thờ phượng, “cultus” .

Thờ phượng không còn là nem nép cúi đầu trước tập tục. Thờ phượng tích cực phải là quá trình liên tục tái kiểm kê các giá trị lý tưởng, tái sàng lọc chúng, làm tiến hóa chúng, bổ sung chúng, tái cấu trúc chúng trong toàn bộ. Nó phải là quá trình lựa chọn và tái lựa chọn các giá trị lý tưởng trên nền tảng khoa học, nhân văn, thực dụng, thẩm mỹ của chính đời sống đang vận động. Một con người, một xã hội có cái văn lành và mạnh là một xã hội có cái bản lĩnh được rèn luyện để biết lựa chọn, để biết kiến tạo và biết tổ chức đời sống của mình sáng tạo, hiệu quả, vui hạnh.

Và còn lại là quá trình kiên trì nuôi dưỡng để hiện thực hóa những lý tưởng thờ phượng luôn luôn được kiểm nghiệm lại và tiến hóa này, là quá trình “văn hóa”, “culter”. Không có đủ hiểu nghiệm và đức tin để thực hành nghiệm sinh, sẽ không có nền văn minh tiến triển.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Văn hóa và "phản" văn hóa

    24/06/2018Kim DungLàm sao một nền văn hóa mấy nghìn năm các bậc tiền nhân để lại, đến hôm nay, không tìm thấy sự tri kỷ ở những kẻ hậu thế chúng ta? Hay bởi thời buổi kim tiền, mà chữ tâm cũng chỉ có... hơi đồng?
  • Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

    09/07/2017Nguyễn Trần BạtHiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng. Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy....
  • Khái niệm và bản chất của văn hóa

    13/03/2017Nguyễn Trần BạtVăn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt...
  • Văn hóa

    17/01/2016Sáu NghệÔng Táo lại sắp về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng chuyện dương thế năm qua và ước mong cho năm tới. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, chuyện cả nước gần 90 triệu dân hẳn cũng dài dòng lắm. Nhưng chắc chắn, chuyện về văn hóa, làm người có văn hóa sẽ nổi bật lên, bao trùm tất cả...
  • Khủng hoảng lựa chọn văn hóa

    19/06/2015Nguyễn HòaVới tư cách một khái niệm, khủng hoảng lựa chọn văn hóa dùng chỉ một tình trạng của văn hóa, khi xã hội và con người thiếu (không có) các tiêu chí, chuẩn mực văn hóa có khả năng định tính, định hướng quá trình nhận thức văn hóa dẫn đến sự nhiễu loạn hành vi văn hóa của xã hội và con người…
  • Tính đa dạng của văn hóa

    24/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là môi trường tinh thần của con người, nó phải đa dạng, và vì nó đa dạng cho nên khi thời đại thay đổi, khi các điều kiện thay đổi thì các yếu tố có khả năng thích nghi trở thành yếu tố trội. Có thể nói, đa dạng tinh thần là đặc trưng quan trọng nhất của một nền văn hoá được hình thành một cách tự nhiên. Chúng ta không có sự đa dạng tinh thần ấy. Chúng ta truyền bá một nền văn hoá lấy tập thể làm cái cốt lõi của đời sống tinh thần. Chúng ta phê phán các khái niệm, các vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân và chúng ta làm biến mất cá nhân, làm biến mất các module để hình thành ra cấu trúc xã hội...
  • Văn hóa đang "loạn chuẩn"?

    28/05/2014Nguyễn Như PhongKhông hiểu nghĩ thế nào mà người ta đưa một ông diễn viên chèo đóng vai Lý Thái Tổ trong khi theo nghi lễ truyền thống, để nhớ bậc tiền nhân người ta thường rước kiệu hoặc rước bài vị hoặc rước một kỷ vật nào đấy của người xưa. Đóng giả vai vua trong những sự kiện trọng đại thế này đó chính là sự xúc phạm đến tiền nhân...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Mọi nền văn hóa đều đẹp

    12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
  • Bản năng, văn hóa và nhân cách

    19/09/2013TS. Hồ Bá ThâmBản năng và văn hóa là một vấn đề rất quan trọng, như một cặp phạm trù, một quan hệ tất yếu phổ biến trong quá trình tiến hóa, tha hóa và phát triển của con ngừời, của nhân cách có ý nghĩa phương pháp luận triết học nhân văn rất sâu sắc còn ít được nghiên cứu sâu, có hệ thống...
  • Văn hóa sợ

    12/12/2010Phạm Lưu VũNgười ViệtNam hiện có cả một nền văn hóa... sợ. Không tin, bạn cứ đến sống thử một thời gian rồi khắc biết. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra bởi cái "văn hóa" ấy nó đập chan chát vào cuộc sống của bạn hàng ngày, hàng giờ. Nếu bạn là người ngoài hành tinh đến thì càng tốt. Bạn sẽ càng nhanh chóng cảm thấy mà không cần phải dùng đến trí thông minh làm gì cho lãng phí...
  • Nền văn hóa bong bóng

    05/01/2010Đỗ Minh TuấnNhững bong bóng trong nền kinh tế Việt Nam có vẻ sặc sỡ hơn và cũng mỏng manh hơn, như bong bóng xà phòng vậy! Nó dường như được thăng hoa từ một nền văn hóa bong bóng có mầm móng từ ngàn xưa.
  • Văn hóa và Phát triển

    13/09/2009Nguyễn Trần BạtMặc dù có nội dung rộng lớn và phức tạp, văn hoá về cơ bản là một cấu trúc gồm: Tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ và lối sống. Việc phân tích kỹ lưỡng cấu trúc của văn hoá vượt quá khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm qua ba thành tố quan trọng là tri thức, thẩm mỹ và lối sống...
  • Tại sao văn hóa "suy dinh dưỡng"?

    07/07/2009Quốc NamChính chúng ta không thể hiểu nổi cái môi trường mà chúng ta hàng ngày cùng chung sống với con cháu chúng ta lại có những khoảng cách ứng xử quá xa nhau như thế, nhiều lúc khó có thể tìm ra tiếng nói chung giữa các thế hệ trong cùng một gia đình.
  • Một nền văn hóa dân tộc

    08/05/2009Phạm QuỳnhMột cuộc bàn cãi sôi nổi đang diễn ra ít lâu nay trong một số anh em đồng nghiệp báo chí nước Nam chúng tôi. Đó là về việc nước Nam có một nền văn hoá dân tộc không. Một dân tộc nổi danh hiếu học, tự hào về các bậc túc nho, qua bao thế kỷ có sản sinh ra được một nền văn hoá dân tộc mang bản sắc riêng không? Hay rốt cuộc nó chỉ là một cậu học trò, dù đôi khi là một học trò xuất sắc nhưng vẫn là một học trò của nước Trung Hoa, người mẹ của toàn bộ văn hóa và văn minh, cô giáo duy nhất của tất cả các dân tộc Viễn Đông?
  • “Dân chủ là một hiện tượng văn hóa”

    10/04/2009Hoàng Ngọc HiếnGiữa thế kỷ XIX, Alexis de Tocqueville (1805 - 1859) xuất hiện như là
    "lương tâm" của trung thế kỷ; ngày nay hai công trình cơ bản của ông Về
    dân chủ (De la democratie) (1835 - 1840) - bản dịch tiếng Anh có nhan
    đề là "Về dân chủ ở Mỹ", "Chế độ cũ và cách mạng" (L'ancien regime et la
    revolution) (1856) được nhìn nhận là những tác phẩm khoa học có giá trị
    kinh điển. Đặc biệt công trình "Về dân chủ" chứng tỏ tác giả có cách nhìn
    khoa học sâu sắc và sáng suốt lạ thường trong việc nghiên cứu xã hội Mỹ
    cũng như trong suy tư triết học về viễn cảnh chế độ dân chủ và lý tưởng
    dân chủ.
  • Thế động của văn hóa

    12/01/2008Trần Kiêm ĐoànKhi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như "Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến". Đó là cách nói ở "thế tĩnh". Coi văn hóa là một gia tài quá khứ mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thếp vàng của lòng tự hào dân tộc...
  • Văn hóa và mô hình phát triển phổ biến

    15/12/2007Ths. Khuất Duy DũngTác giả đã lý giải những khuynh hướng văn hoá đòi hỏi sự thay đổi mang tính sáng tạo đối với mô hình phát triển hiện tồn và tin rằng, chừng nào mà văn hoá đích thực còn tồn tại thì nó vẫn là nơi chứa đựng những giá trị người và đó là cơ sở cho một sức sống mới...
  • Tự do văn hóa và phát triển

    28/09/2007TS. Phan Công KhanhBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa 3 phạm trù: tự do, văn hoá và phát triển. Sự gặp gỡ giữa ba phạm trù này là ở chỗ, chúng phát triển những năng lực của con người. Chúng như là sự hiện thực hoá khát vọng hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ của con người...
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • xem toàn bộ