Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu

02:33 CH @ Thứ Ba - 28 Tháng Mười Một, 2006

Cho dù chỉ nắm giữ những vị trí thuần túy về kỹ thuật, bạn nênchuyển đổi công tác qua nhiều khâu chuyên môn cũng như qua nhiều bộ phận của Công ty. Trong lĩnh vực CNIT, việc chuyển đổi này sẽ mang lại cho bạn một tầm nhìn bao quát hơn, giúp hạn sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề.

Xác định mục đích nghề nghiệp

Một độc giả:Tôi đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin để thăng tiến trong nghề nghiệp, tôi có cần phải chuyển đổi qua nhiều khâu khác nhau để tích lũy kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành, hay chỉ cần chuyên sâu vào một hay hai lĩnh vực? Bên cạnh kinh nghiệm về CNTT tôicó cần phải trang bị thêm kinh nghiêm về kinh doanh không?

ÔngPaulGlen: Điều bạn hỏi thực ra phụ thuộc vào mục đích nghề nghiệp của chính bạn.

Ngày càng có nhiều Công ty CNTT phát triển cùng một lúc hai mô hình thăng tiến nghề nghiệp, một cho những nhà quản trị và một cho những người phụ trách công tác kỹ thuật. Mỗi người tự chọn một hướng đi riêng cho bản thân.Thi thoảng họ cũng có thể chuyển đổi từ công việc quản trị sang công việc kỹ thuật hoặc ngược lại, nếu họ đã có được một vài trải nghiệm nào đó trong lĩnh vực mới.

Những người nào đang làm công tác kỹ thuật và không muốn dính dáng đến việc quản lý thì đừng nên sử dựng hết những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của mình quá sớm. Họ còn có nhiều cơ may tiếp tục phát triển về giá trị.Hãy để mọi người thừa nhận chân giá trị đó.

Nếu mục tiêu của bạn là thăng tiến qua các chức vụ quản lý, bạn nên làm việc ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau để thu thập thêm kinh nghiệm về lĩnh vực này hơn là phát triển những hiểu biết về kỹ thuật. Một khi bạn đã chọn con đường này, kinh nghiệm dày dạn của bạn, giả sử đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức và sự sáng suốt, sẽ quan trọng hơn những kỹ năng kỹ thuật rất nhiều. Những kỹ năng ấy sẽ mai một theo thời gian, còn kiến thức quản lý sẽ là giá trị quan trọng nhất của bạn đối với tổ chức.

Nhưng nếu bạn thích kỹ thuật thì những kỹ năng kỹ thuật lại quan trọng hơn. Tuy nhiên, cho dù chỉ nắm giữ những vị trí thuần túy về kỹ thuật, bạn nên chuyển đổi công tác qua nhiều khâu chuyên môn cũng như qua nhiều bộ phận của Công ty. Trong lĩnh vực CNTT, việc chuyển đổi này sẽ mang lạicho bạn một tầm nhìn bao quát hơn, giúp bạn sẵn sàng giải quyết mọi van đề. Tóm lại, tôi nghĩ việc chuyển đổi công tác là một ý tưởng hay. Nó liên quan đền những ưu tiên trong mục đích nghề nghiệp của bạn.

Cải thiện quan hệ khách hàng

Khách hàng của tôi và bộ phận CNTT từ lâu đãcó nhiều hiềm khích với nhau. Naytôi đóng vai tròlà một người trung gian hòa giải. Thế nhưng vị khách ấy luôntỏ vẻ khó chịu với tôi. Vậy tôi phải làmgì để cải thiên mối quan hệ đó?

Tất cả chúng ta thường cho rằng chúng ta tạo dựng nên những tình huống và kiểm soát được những thành công và thất bại của mình.Nhưng thực tế không phải vậy, phần lớn chúng ta đảm nhận những công việc từ những người tiền nhiệm và chúng ta phải xứ lý di sản mà họ để lại. Chúng ta có nhiều cách ứng phó, nhưng mỗi cách đều có những thứ thách của nó và chẳng có thử thách nào giống thử thách nào.

Trên phương diện nào đó, mọi việc có thể sẽ tệ hơn. Khi "thừa hưởng" một mối quan hệ không tốt đẹp, bạn không còn cách nào khác hơn là phải cải thiện mối quan hệ ấy. Nếu khách hàng của bạn không đòi hỏi nhiều, bạn có thể dễ dàng thỏa mãn họ.Nhưng nếu bạn gặp phải một khách hàng khó tính thì bạn phải nỗ lực nhiều hơn.

Dù sao đi nữa, điều đầu tiên bạn phải làm là hình dung những gì đang thực sự xảy ra với vị khách đó. Dưới đây là một số khả năng có thể xảy ra:

1. Ông ta thực sự khó chịu với cá nhân bạn.

2. Ông ta khó chịu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ do bộ phận CNTT cung cấp.

3. Ông ta vẫn còn khó chịu về những chuyện đã xảy ra trong qúa khứ.

4. Một số hay tất cả những khả năng kể trên đều đúng.

Với khả năng đầu tiên, bạn phải xem lại những gì mình đã làm và cố gắng sửa đổi.Vì bạn là người mới nên tình huống này ít có khả năng xảy ra. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để thành công vì vấn đề xảy ra là hậu qủa do người khác để lại cho bạn, trừ phi bạn ủng hộ cách làm của người tiền nhiệm.

Trong trường hợp thứ hai, bạn cần phái thấu hiểu và cảm thông với sự bất mãn của khách hàng. Sau đó, bạn cần làm việc với bộ phận CNTT để đưa ra một chiến lược nhằm cung cấp cho vị khách nhiều hơn những gì ông ta yêu cầu. Có thể ông ta vẫn còn khó chịu với bộ phận CNTT nhưng với bạn thì không, một khi ông ta xem bạn như là một đồng minh.

Ở trường hợp thứ ba, bạn không thể làm gì khác hơn là thừa nhận những thất bại cua người tiền nhiệm và của bộ phận CNTT và xin lỗi khách hàng.Hãy cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu trong khách hàng và làm sao cho ông ta thấy rằng bạn đang cố gắng làm cho mọi việc được tốt hơn...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: