Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?

07:58 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Bảy, 2006

Châu Hồng Lĩnh, chuyên viên tin học tại Boston có bài viết: “Tri thức thúc đẩy quá trình tiến hóa?” với nhiều nhận định gây tranh cãi về thuyết tiến hóa, một trong những thành tựu trí tuệ sáng chói nhất của nhân loại. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin góp đôi lời bàn luận với tác giả, mong nhận được ý kiến của bạn đọc xa gần.

Đi tìm nhà khoa học ảnh hưởng nhất tới tư duy hiện đại, Giáo sư Mayr tại Harvard dẫn ra Einstein, Darwin, Freud và Marx và vì là nhà sinh học nên ông xếp Darwin ở vị trí số 1. Tại sao Mayr không chọn những tên tuổi lừng danh khác? Nếu lưu ý thực tế, Einstein là người giải thích sự tiến hóa vũ trụ, Darwin giải thích tiến hóa của thế giới sống, Freud giải thích sự tiến hóa trí tuệ và Marx giải thích sự tiến hóa của xã hội loài người, sẽ thấy lựa chọn của Mayr là thỏa đáng. Lý do tôn vinh Darwin được Mayr trình bày rõ trên Scientific American, tháng 7/2000.

Châu Hồng Lĩnh nói gì?

Tinh thần cơ bản của tác giả là nghi ngờ thuyết tiến hóa, thế hiện ngay ở lời mở đầu. Cho đến nay, có hai học thuyết chính về việc hình thành và phát triển các sinh vật sống chưa bị chứng minh là sai hoàn toàn, đó là thuyết tiến hóa và thuyếtvề các biến thể”. Chưa sai hoàn tâm tức sai là chính, đúng chỉ là phụ thôi.

Tiếp theo tác giả phê phán thuyết tiến hóa không chứng minh được sự hình thành sự sự sống, không cho biết tri thức có vai trò gì trong việc tạo ra sự sống và loài ngườivà vì tiến hóa là từ thấp tới cao nên chúngta không thể nhận rasự tồn tại ưu đẳng của các sinh vật tiếnhóa cao hơn (biện minh UFO và giả thuyết sự sống trên trái đất là do người ngoài hành tinh gieo mầm?). Rồi tác giả quy tội thuyết tiến hóa không giải thích được gen quy định cấu trúc và dạng thể các sinh vật như thế nào, không giải thích trí tuệ con người từ đâu mà ra. Chỉ đến cuối cùng tác giả mới nêu được một câu hỏi hợp lý là tri thức có ý nghĩa gì trong sự tồn tại của loàingười, nhất là khi đang đối diện về sự suy thoái môi trường.

Có thể thấy là tác giả không hiểu thuyết tiến hóa, nên đã buộc nó phải làm những nhiệm vụ ngoài chức năng như nguồn gốc sự sống hay sự phát sinh hình thái. Cách viết thì tỏ ra thiếu nghiêm túc khi cho rằng chỉ con người mới nghĩ người phức tạp hơn bò, chứ chưa chắc con bò đã nghĩ như thế?

Không ngạc nhiên khi một chuyên viên tin học viết như vậy về thuyết tiến hóa, nhất là khi nó đang bị tấn công dữ dội tại Mỹ. Ở nhiều bang, thuyết sáng thế (Chúa tạo ra loài người trong vòng 10 ngàn năm rước) được giảng chính thức tại nhà trường, cònthuyết tiến hóa chỉ dùng để tham khảo. Thăm dò của Gallup 1999 cho thấy 55%o học sinh phổ thông, 45% Sinh viên Cao đẳng, 29% người tốt nghiệp Đại học thừa nhận thuyết thế. Tình hình nghiêm trọng đến mức nhiều tổ chức khoa học phải lên tiếng. Bạn đọc quan tâm có thể kham khảo bài 15 câu trả lời cho những lập luận phi lý của thuyết sáng thế, Scientific American, tháng7/2002.

Thuyết tiến hóa Darwin

Charles Robert Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng không phải của riêng sinh học mà của khoa học nói chung.

Sau chuyến đi huyến thoại vòng quanh thế giới trong 5 năm trời, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "Nguồn gốc các Loài" (The Origin of Species) ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại; những con không thích nghi sẽ bị diệt vong.

Sau 5 năm nghiên cứu trên con tàu Beagle, Darwin đưa ra thuyết tiến hóa trong tác phẩm Về nguồn gốc các loài bằng chọn lọc tự nhiênnăm 1859. Học thuyết Darwin dựa trên bốn quan sát và hai suy luận.

Bốn quan sát là:

1) Một số lớn các cá thể được sinh ra. Điều này đúng không chỉ với côn trùng, cá hay ếch, mà còn với các loài sinh sản chậm hơn nhiều,

2) Số cá thể trong một quầnthể được duy trì tương đối hằng định,

3) Có sự khác nhau giữa các cá thể cùng một loài. Điều này đúng với người và đúng với động và thực vật, tuy kém rõ ràng hơn và

4) Sự khác nhau trong loài có thể được di truyền.

Từ bốn quan sát đó, Darwin rút ra hai suy luận:

1) Có một cuộc đấu tranh sinh tồn trường diễn trong thế giới sống. Với quan sát 1 và 2, điều này phải là đúng. Khi suy luận như thế, Darwin chịu ảnh hưởng của Malthus, nhà kinh tế Anh, người cho rằng dân số bị nạn đói, bệnh tật và chiến tranh kiềm soát, và

2) Sựsống sót của cá thể thích nghi nhất xuất hiện do chọn lọc tự nhiên.

Có sự khác biệt rõ ràng giữa tiến hóa Darwin và tiến hóaLamarck, người cho rằng các loài đơn giản hơn tiến hóa thành các loài phức tạp và hoàn thiện hơn qua di truyền những đặc tính có lợi thu được từ môi trường. Chẳng hạn Lamarck cho rằng hươu cao cổ vì gắng vươn tới lả cây trên cao. Cha mẹ là nhạc sĩ sẽ sinh con giỏi nhạc. Đây là quan niệm thú vị nhưng sai lầm. Theo Darwin, do đột biến gen, xuất hiện những con hươu cổ cao (bên cạnh những con cổ không cao).Và khi lá cây thấp bị ăn hết thì chỉ hươu cổ cao mớisống sót và di truyền cái cổ đó cho con cháu. Cá thể sống sót không hoàn thiện hơn (thậm chí ngược lại vì cổ cao bất thường), mà chỉ đơn giản là thích nghi tốt hơn với môi trường đã thay đổi. Như vậy tiến hóa Lamarck là qúa trình tất định, còn tiến hoá Darwin là sự kết hợp giữa cái ngẫu nhiên (biến dị) và cái tất định (môi trường).

Lamarck sai trong cơ chế tiến hóa sinh học, nhưng lại đúng trong giải thích tiến hóa của văn hóa loài người. Nền văn hóa xuất hiện do sự sáng tạo và lao động trong hiện tại sẽ được "di truyền” tới tương lai nhờ giáo dục. Con nhạc sĩ giỏi nhạc là vì vậy. Điều đó giúp xã hội loài người phát triển rất nhanh so với tiến hóa sinh học.

Cần lưu ý tuy thuyết tiến hóa không bàn về nguồn gốc sự sống, nhưng nhiều nhà khoa học dùngquan niệm chọn lọc tự nhiên để giải thích sự xuất hiện của các phân tử tiền sinh học và cả chính sự sống, chẳng hạn Chrishan de Duve, giải Nobel sinh học, trong bài Khởi đầu sựsống trên trái đất, American Scientist, tháng5/1995.

Trên đây là cách hiểu thuyết tiến hóa của một người không được đào tạo về sinh học. Các nhà sinh học sẽ trình bày nó minh bạch, sâu sắc và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên chủ đích của bài viết này là bàn về ảnh hưởng của Darwin trong các lĩnh vực ngoài sinh học.

Darwin với tôn giáo và triết học

Tiến hóa là lý thuyết khoa học đầu tiên bác bỏ quan niệm loài người xuất hiện do một ý chí tối cao. Và sự bác bỏ đó dựa trên quan sát hay bằng chứng thực nghiệm, chứ không phải tự biện. Không lạ khi nhiều giới chức tôn giáo Mỹ đang mạnh mẽ công kích học thuyết.

Thuyết tiến hóa cũng bác bỏ mục đích luận hay cứu cánh tính, một quan niệm triết học cho rằng biến dịch vũ trụ, trong đó có sự sống, có tính chủ đích nhằm đạt tới cái đích hoàn thiện cười cùng nào đó. Lưu ý tới thực tế là các quan điểm phân khoa học như vậy vẫn được trích dẫn không phải để phê phán (ví dụ bài Cao XuânHuy, lời thinh lặng, Tia Sáng8/2001) ta sẽ thấy tính thời sự trong học thuyết Darwin.

Darwin cũng chấm dứt cuộc tranh cãi hàng ngàn năm giữa các nhà triết học về cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên trong sự phát triển sự sống. Tiến hóa sinh học là kết quả của cả hai, ban đầu là ngẫu nhiên (biến dị), tiếp theo là tất nhiên (môi trường).

Darwin với đạo đức học

Dường như ngược đời khi cho rằng Darwin tạo cơ sở khoa học của môn đạo đức. Nếu chọn lọc tự nhiên ban thưởng những cá nhân có điều kiện gia cường sự sống sót và khả năng sinh sản, làm sao tính ích kỷ thuần túy đó lại gắn với đạo đức?Chủ đề đó của chủ nghĩa Darwin xã hội do Spencer khuyến khích .cuối thế kỷ XIX và từng là triết lý của Hitler phải đối nghịch với đạo đức mới hợp lẽ chứ?

Nay thì ta biết trong các loại có tính xã hội, không chỉ từng cá nhân mà toàn xã hội cũng có thể là đối tượng của tiến hóa. Sự tồntại và ưu thế của một xã hội phụ thuộc phần lớn vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên và hành vi này nhất định dựa trên lòng vị tha. Lòng vị tha đó, qua việc sắp xếp sự sống còn và ưu thế của một xã hội, cũng gián tiếp gây lợi cho sự thích nghicủa từng cá thể. Nói cách khác, quá trình tiến hóa khuyến khích lòng vị tha và sự hợp tác trong xã hội. Chủ đề xưa cũ về tính ích ký của chủ nghĩa Darwin xã hội dựa trên hiểu biết không đầy đủ về động vật, nhất là các loài xã hội tính.

Thuyết tiến hóa cũng giúp giải đáp cuộc tranh cãi giữa các nhà hiền triết phương Đông về bản tính thiện ác của con người. Con người sinh ra với tính thiện hay tính ác? Câu trả lời là chúng ta có những bản năng thiện tính. Và tính thiện đó không xuất phát từ những nguyên nhân siêu hình như người xưa quan niệm, mà từ thực tế là chúng ta được tự nhiên trang bị kém để mỗi người có thể tự đáp ứng mọi nhu cầu cả nhân. Giống như ong vả kiến, chúng ta không thể sống tách rời xã hội. Chúng ta phụ thuộc vào sự phân công lao động và xem nó là nguồn gốc của hợp tác xã hội. Đền lượt mình, sự hợp tác được tiến hóa khuyến khích đó lại trởthành nguyên nhân của lòng tốt trong mỗi chúng ta. Và đó là lý do chúng ta mỉm cười với một người xa lạ.

Darwin với vũ trụ học

Thật thú vị là các nhà vật lý và vũ trụ học cũng dụng quan niệm Darwin để giải thích sự phát triển vũ trụ, điển hình là Smolin - chuyên gia hàng đầu về thuyết tương đối và vũ trụ luận. Giới vật lý từng ngạc nhiên là nếu chỉ một trong hàng chục hằng số vật lý (như tốc độ ánh sáng hay điện tích điện tử) thay đổi giá trị vài phần trăm, vũ trụ đã diễn biến khác hẳn và cong nig đã không thể xuất hiện để mà nghiên cứu vũ trụ. Nên một số nhà vật lý cho rằng vũ trụ đã được thiết kế để tạo ra con người nhằm tránh những quan niệm mang tính chất tôn giáo như thế, xuất hiện giả thuyết về những vũ trụ song song hay đa vũ trụ (multiverse), đối ngược với đơn vũ trụ (uni- verse) thông thường. Hãy hình dung trò thổi bong bóng xà phòng, mỗi bong bóng là một vũ trụ với hệ quy luật riêng. Phần lớn các vũ trụ đó không thuận lợi để sự sống và con người phát sinh và phát triển. Nhưng tính có trong vô vàn các bong bóng đó, có một bong bóng có điều kiện màu mỡ đối với sự sống. Và chỉ trong 15 tỷ năm, con người đã xuất hiện để băn khoăn tự hỏi tại sao vũ trụ lại như vậy. Đó là nội dung thuyết chọn lọc tự nhiên vũ trụ (Time,số đặc biệt tháng 01/1998).

Ảnh hưởng của thuyết tiến hóa còn sâu rộng hơn thế rất nhiều. Tại sao đàn ông dễ ngoại tình? Tại sao ta ưa fast-food? Tại sao lời ru thường êm dịu? Tại sao nhạc Mozart có khả năng chữa bệnh, còn Rock thì ngược lại? Tại sao ta ưa thích màu xanh? Sâu xa hơn như thường quan niệm, thuyết tiến hóa có thể đưa ra lời giải đáp.

Trở lại với câu hỏi: Tri thức có thúc đẩy qúa trình tiến hóa hay không của Châu Hồng Lĩnh, câu trả lời trở nên rõ ràng và đơn giản: Tri thức không hề thúc đẩy sự tiến hóa sinh học trước loài người, và nền văn hóa nhân loại tiến hóa mau lẹ dị thường là nhờ tri thức.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...

Nội dung khác