Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

11:14 CH @ Thứ Sáu - 07 Tháng Mười, 2016

Tác phẩm "Những nguồn gốc của tư duy hiện đại" của Merlin Donald đã xem xét những giai đoạn phát triển tri thức loài người một cách sâu sắc.

Những trình bày dưới đây tóm tắt dựa nhiều vào tác phẩm này nhưng đã mở rộng thêm bằng cách bổ sung dự báo về các giai đoạn sắp tới.

Kỷ nguyên: Người nguyên thuỷ, sinh hoạt mông muội

Người được coi là loài duy nhất có đủ khả năng quan sát để hiểu biết về những điều đang diễn ra trong môi trường và biết theo "từng đoạn ngắn một". Tất nhiên sự học hỏi và giao tiếp người ở mức ngang hàng với rất ít hoặc hầu như không có tư duy trừu tượng.

Cùng với giao tiếp tối thiểu, mỗi người chỉ đạt "hiểu biết" không vượt ra khỏi quan sát cách trực tiếp của từng người.

1.500.000 - 200.000 trước công nguyên? Con người đi thẳng và có khả năng bắt chước.

Donald cho rằng sự tiến bộ của một "phần cứng" quan trọng xảy ra cùng với tư thế người "đứng thẳng" - là giao tiếp bằng điệu bộ. Bằng cử chỉ /hành động con người có thêm 1 phương pháp sơ đẳng - ám chỉ những vật hay sự kiện không thấy ngay lập tức, từ đó điều phối hành động, chỉ nơi chốn về tính chất của thức ăn hay mối nguy hiểm.

Mặc dù ngôn ngữ cử cung cấp phương thức truyền đạt tương đối vất vả và thiếu chính xác cho giao tiếp, nhưng mọi người vẫn có thể thu được chút hiểu biết nào đó từ những người khác, bên ngoài cái họ có thể nhận được thông qua kinh nghiệm trực tiếp.

100.000 trước công nguyên: Tiếng nói của loài người cổ xưa

Tại sao ngôn ngữ phát triển và đã phát triển như thế nào? Liệu đó là một sự tiến bộ về văn hoá hay sự tiến bộ của "phần cứng" đầu tiên đang là một vấn đề gây tranh cãi hết sức nóng bỏng. Tuy nhiên, ta có thể thừa nhận là phạm vi hiểu biết của con người và xã hội được mở rộng đáng kể. Bây giờ, con người có thể học hỏi không chỉ từ liên lạc trực tiếp với những người khác hay các nhóm khác mà còn từ những câu chuyện được truyền miệng từ xa xưa.

Việc sử dụng ngôn ngữ tuỳ thuộc vào sự tiến bộ trong khả năng nhận thức, và đồng thời nó cung cấp một phương thức để tăng tiến tiến bộ. Việc xoá bỏ sự hồ nghi trước đây cũng chậm chạp như khả năng nhận thức và sự phong phú các phương thức chuyển tải lời nói dần dần diễn ra qua các thế hệ.

Rốt cuộc, lời nói đã có thể chuyển tải kiến thức (cùng với sự tin cậy mức hạn chế) từ các thời đại và từ chốn xa xôi. Donald đã mô tả tỉ mỉ mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ l nói và những nền văn hoá "tượng trưng", những nền văn hoá phát triển và chứa đựng sự hiểu biết cốt yếu trong thần thoại, được giữ gìn bởi phương thức truyền miệng.

40.000 - 20.000 trước CN: Những bức hoạ trong hang động

Những bức hoạ về hang động và nghệ thuật chạm trổ tượng trưng hình thành khởi đầu của "quá trình lưu trữ ngoài, lâu dài thông tin ".

Bộ nhớ ngoài có nhiều ưu điểm thu hút sự quan tâm.

Nó được sử dụng như là sự mở rộng của "bộ nhớ làm việc" đáp ứng cho nhu cầu sử dụng ngay lập tức khi suy nghĩ.

Cung cấp sự lưu trữ về lâu dài, giúp cho việc khôi phục lại ở các thời đại sau. Được dùng để giao tiếp với những người khác.

Những bức hoạ ban đầu đã giúp những kỹ năng suy nghĩ nhiều, hay có bao nhiêu kiến thức được chuyển tải từ những bức hoạ đó thì không được nói rõ.

Giao tiếp thông qua những bức vẽ quả có sức mạnh tiềm tàng, nhưng có lẽ trước kia có khó khăn với những vật liệu vẽ và không dễ gì mang chúng theo được. Tuy nhiên, những bức vẽ ban đầu, kết hợp với các khả năng giao tiếp đã trở nên tinh tế hơn qua việc sử dụng lời nói. Nó đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chữ viết biểu đạt bằng tượng hình giai đoạn đầu.

Sự phát triển của chữ viết: 4000 trước CN - 1400 sau CN

Sự phát triển hệ thống biểu tượng của chữ viết cho những khái niệm cụ thể và trừu tượng cuối cùng đã đem lại một hình thức ra tăng cường mạnh khả năng viết và đóng góp vào dòng kiến thức vô tận của nhân loại, ở gần đến xa, từ quá khứ đến hiện tại . Ngoài ra, chữ viết (và vật liệu "kỹ thuật " đi cùng) đã hỗ trợ đắc lực cho bộ não vốn hạn chế về khả năng suy nghĩ hay giao tiếp tức thì nhiều ý tưởng phức tạp.

Từ đó chữ viết đem đến sự hỗ trợ thiết yếu về "phần cứng" cho cơ quan thần kinh, dữ liệu sẵn có tăng nhiều cho cơ quan này để đem ra suy xét và cải thiện đáng suy nghĩ cho hệ thần kinh con người. Hình vẽ cho thấy rằng hệ thần kinh đã thường xuyên sử dụng bộ nhớ ngoài như một bộ phận hỗ trợ suy nghĩ đắc lực.

Trong thời kỳ này, các lĩnh vực khoa học và triết học được khám phá rộng rãi và có hiệu quả, dễ dàng hơn nhờ năng lực suy nghĩ, lưu trữ thông tin và giao tiếp chữ viết. Một số tiến bộ như: trong toán học người ta đã có thể quy cho gần như là hoàn toàn vào "vai trò những biểu tượng của chữ viết". Tập hợp những kết quả của nhiều người gia tăng một cách rộng rãi bởi những tiến bộ trong quản lý người dù ở cách xa nhau, được thực hiện phần lớn nhờ chữ viết.

Tuy nhiên, việc tiếp cận với chữ viết (hay dạy cho mọi người đọc được những chữ viết đó) còn hạn chế bởi những bản sao chép chữ viết phải tạo ra thủ công và quyền kiểm soát việc tiếp cận chữ viết thường nằm trong tay những người ưu tú cầm quyền hay thống lĩnh tôn giáo.

Thời đại của các phương tiện truyền thông và máy phát sóng.

  • 1450: Công việc in ấn được hình thành.
  • 1750-???: Cách mạng công nghiệp nổ ra.
  • 1800: Máy in dùng hơi nước xuất hiện.
  • 1930: Đài phát thanh ra đời.
  • 1955-60: Xuất hiện vô tuyến truyền hình.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã hỗ trợ đắc lực cho báo in, và báo in đã đem lại hình thức phổ biến kiến thức rộng rãi giúp mọi người biết chữ, kiểm soát /quản lý v.v... Đó không hẳn là bước nhảy vọt trong khả năng nhận thức đã đạt được ở những người ưu tú nhưng lại là sự phát triển của khả năng nhận thức nhờ được tiếp cận rộng rãi hơn với người bình thường. Và nó là sự bùng nổ dựa trên những cái sẵn có và với sự trao đổi thông tin, ý kiến.

Trong khi đó cuộc cách mạng công nghiệp đã cung cấp năng lượng bởi dấy lên các cuộc nghiện cứu, khảo sát ở mọi lĩnh vực, nhờ vậy đã bổ sung nhanh chóng các cơ sở kiến thức.

1980-1990: Sự phổ biến rộng rãi của các máy tính cá nhân và máy chủ

Đây là lần đầu tiên phổ biến rộng rãi không chỉ thiết bị lưu trữ ngoài mà cả bộ phận xử lý ngoài nữa. Tất nhiên, dữ liệu lưu trữ bên ngoài hệ thần kinh đã được mở rộng, và sự tự động hoá của những công việc lặp đi lặp lại trên dữ liệu đó rất có giá trị.

Đó là khả năng nhận thức tiến bộ hơn những suy nghĩ, suy xét thông thường với những dữ liệu khó hay không thể suy xét được trước kia. Nhờ vậy các mô hình của mọi kiểu hệ thống từ nguyên tử cho đến các hành tinh, từ các lĩnh vực khoa học khó hiểu đến những quy trình kinh doanh, việc ra quyết định và thông tin quân sự hàng ngày đều được đưa vào xử lý tự động. Những điều này lần lượt dẫn tới bước nhảy phi thường trong tốc độ khám phá khoa học, phát triển sản phẩm v.v... Tất nhiên bao gồm cả việc phát triển các hệ thống máy tính và phần mềm...

Vì vậy, máy tính cá nhân thời nay cho thấy hai tiến bộ về phần cứng - 1 là sự tiến bộ về khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng bằng những phương thức thông thường, thứ 2 là một bước nhảy vọt trong năng lực với hệ thần kinh (gồm có máy tính cá nhân như một thành phần) để tiến hành mô hình hóa. Nói cách khác, trong suốt kỷ nguyên 1980-1990, 2 khâu sản xuất nổi rõ: cá nhân có nhiều tương tác/ kết nối với bộ nhớ ngoài với phạm vi ngày một tăng và cả sự tương tác giữa não bộ, bộ nhớ ngoài và mô hình ngoài đều thông qua các kênh "tuần tự" - chuỗi văn bản hoặc chuỗi số.

1994-1999: Web mô phỏng Thế giới rộng lớn

Web - nói phóng đại thì rõ ràng là sự gia tăng khổng lồ trong lưu hành thông tin (cùng với âm thanh, hình ảnh).

Chỉ với sự lớn mạnh, những tiến bộ đã đạt được, kết hợp của máy tính cục bộ với phần mềm cộng tác web tốt, có vẻ như cuối cùng nó hiện thực hóa khả năng nhận thức thống nhất giữa các máy tính với các bộ não của chúng ta với sự truy cập vào kho thông tin khổng lồ.

Thậm chí rằng nếu đạt được điều đó, ở thời điểm hầu hết những hạn chế rõ nhất vẫn ở giữa bộ não và sự lưu trữ thông tin của máy tính cá nhân và khả năng " hầu hết vẫn theo cách tuần tự" - dù sao cũng sinh động hơn so với những thập niên 80.

Trong khi đó, máy tính lướt web đã đánh dấu sự khởi đầu thời đại thương mại điện tử, mà tốc độ thay đổi về xã hội và thương mại đã tăng lên đáng kể. Điều này dẫn tới nhu cầu mở rộng với nhiều người trong việc ra quyết định một cách nhanh & chất lượng hơn. Mỗi quyết định kéo theo nhiều phụ thuộc và sự quá tải về lượng thông tin sẵn có, nhưng khả năng nhận thức của Hệ thần kinh (thậm chí cả những viễn cảnh đã cải thiện ở trên) vẫn không đủ khả năng để chuyển đổi những thông tin này thành những mô hình thông tin cần để ra các quyết định.

Thời đại chúng ta: 1999-2005: Web có mặt ở khắp mọi nơi, Sự quá tải rất rõ ràng, Tập trung về các mô hình

Có một số người nhất trí cho rằng trong vài năm tới hiện tượng nổi bật nhất trên nền nhận thức sẽ là những hạn chế về khả năng của con người trong việc giải quyết những rắc rối leo thang từ các tình huống chúng ta gặp phải. Điều này đặc trưng bởi lượng thông tin khổng lồ sẵn có, tuy nhiên cấu trúc nhỏ bé đã giúp cho việc chưng cất sự chi tiết hoá thành những khối dễ tiêu hoá và các mối quan hệcó thể hiểu được. Ở điều kiện đó, các quy trình quản lý truyền thống bị gỡ bỏ, và các doanh nghiệp tiến hành các hướng hành động mà có khả năng thành công nhiều hơn.

Vấn đề này có thể là một sai sót của con người trong việc giành được hay phát triển các mô hình của tình huống phức tạp theo cách thích đáng. Vì vậy theo sau nó là: một câu trả lời tiềm tàng nằm trong việc phát triển khả năng đó. Điều này sẽ đòi hỏi phải phát triển vốn từ vựng được mô hình hoá và phát triển môi trường đáp ứng vài đặc trưng như sau:

- Cho phép mọi người đọc và viết ra được các mô hình để trao đổi với một môi trường riêng ở xa theo cách nhanh hơn.

- Cho phép các hệ thần kinh phát triển và giao tiếp dưới các hình thức phong phú , chia sẻ với người khác.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức trao đổi theo cách công khai - để mọi người có thể tập hợp các dữ liệu lại (và tham gia đóng góp cải tiến một cách hợp lý).


Trong tương lai xa (?)

Đó dường như là một sự thoả thuận nào đó giữa các nhà tương lai học mà một hoặc cả hai viễn cảnh dưới đây sẽ xuất hiện. Đồng thời cũng có nhiều sự bất đồng quan điểm, mặc dù có vẻ như có nhiều người quả quyết rằng điều đó có thể xảy ra vào đầu năm 2030. Có vẻ như là lỗi thời khi đưa ra giả thuyết là "có thể phải mất ít nhất 1000 năm nữa".

Một mối liên hệ thú vị khi nêu về chủ đề này là tác phẩm "Điều phi thường của nền công nghệ sắp tới" của Vernor Vinge, bài này được phê bình nhiều trên các trang web (có thể thấy trong bất cứ công cụ tìm kiếm nào). Nếu những khả năng này có vẻ khác thường thì cũng cần nhớ rằng còn có một truyền thống lâu đời của những thay đổi về công nghệ trông còn khác thường hơn nhiều sau khi chúng xảy ra so với trước đó.

Máy móc thông minh đạt được ngang bằng với con người.

Dòng suy nghĩ này coi đó chỉ như một vấn đề của thời đại trước khi máy tính cũng sẽ thông minh như con người. Nếu bạn không nắm lấy ý tưởng rằng công nghệ phần mềm và phần cứng hiện nay đơn giản đã tạo ra tốc độ nhanh hơn và sự lớn mạnh hơn để làm được điều đó, khi đó những người say mê công nghệ nano gợi ý rằng chúng ta sẽ chỉ xây dựng lên một thứ trông giống như một bộ não.

Dù ở tốc độ nào, vẫn có một quan điểm rằng nếu chúng ta có thể tự cố gắng vươn lên bằng phương pháp của mình để xây dựng lên một cái gì đó ngang bằng với tính năng của đầu óc con người, thì không lâu sau đó chúng ta hoặc họ sẽ có thể xây dựng lên những máy móc siêu đẳng v.v... Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu chúng có thể tiếp tục nếu không có chúng ta?

Trí tuệ của con người tăng lên một cách giả tạo

Những tiến bộ trong công nghệ thuộc về khoa giải phẫu thần kinh ở một số điểm nào đó được xem như khả năng cung cấp một sự kết nối trực tiếp từ bộ não vào máy tính, cuối cùng xoá bỏ sự thúc ép của những nguồn thông tin về lời nói và cử chỉ (từ con người sang máy tính) và những nguồn thông tin nghe được/nhìn thấy được (từ máy tính sang con người).

Điều này được hình dung tới sự gia tăng một cách khổng lồ khả năng tương tác với các mô hình và thông tin bên ngoài, và cũng tương tác với những người khác nữa, bởi vì nó xoá bỏ sự cần thiết để phát hành thông tin thông qua các giác quan hay dây thần kinh vận động. Có một số ý tưởng về việc "tải lên" và "tải xuống" các ý tưởng hay các trạng thái tinh thần một cách trực tiếp.

Cùng với viễn cảnh "những cỗ máy có ý thức", thì ngay sau đó "bộ phối hợp xử lý suy nghĩ" cũng có tính khả thi, người ta hy vọng rằng con người với sự phát triển như vậy sẽ nhanh chóng thiết kế ra những phiên bản thậm chí còn tiến bộ hơn nhiều.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...