'Con chim phụng cuối cùng': Người phụ nữ khắc họa bức tranh lịch sử

04:49 CH @ Thứ Hai - 21 Tháng Tám, 2017

Chín mảnh ghép đều mang gương mặt nữ quyền được bàn tay Nguyễn Thị Kim Hòa thổi hồn thành chín bức chân dung lịch sử chân thực và dữ dội...

Xuyên suốt tập truyện ngắn là những câu chuyện đã được biết trước cái kết, và thử thách với tác giả ở đây chính là làm như thế nào để người đọc cảm thấy hứng thú dù đã biết trước kết quả.

Nguyễn Thị Kim Hòa tâm sự rằng điều khó nhất khi viết truyện ngắn lịch sử là tạo ra bối cảnh câu chuyện. Lý do vì người viết không phải là người sống cùng thời đại của nhân vật nên ngoài việc viết đúng và hợp lý thì vấn đề truyền tải được cho người đọc sự chân thật trong từng câu chữ là điều vô cùng quan trọng.


Tác giả Nguyễn Thị Kim Hòa trong buổi ra mắt sách Con chim phụng cuối cùng và giao lưu với bạn đọc tại L’espace. Ảnh: Nhã Nam

Trong tập truyện Con chim phụng cuối cùng, tính cách của nhân vật được lột tả bằng sự giằng xé nội tâm, bằng những góc khuất trong tâm hồn. Từ công chúa Ngọc Châu hay Tuyên phi Đặng Thị Huệ đều được khắc họa bằng những khía cạnh khác biệt, làm nổi bật sự khác biệt giữa hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết và trong chính sử.

Trong buổi chia sẻ vào tối ngày 7/6 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, nhà văn Sương Nguyệt Minh nhận xét Nguyễn Thị Kim Hòa là người có bút lực ổn định. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy cũng đồng ý với ý kiến trên và nói thêm tác giả rất giỏi trong việc di chuyển góc nhìn, không - thời gian để tạo ra được những tác phẩm mới lạ và đáng đọc.

Mang dáng dấp của vùng đất Ninh Thuận nơi tác giả sinh ra và lớn lên, tập truyện ngắn ít nhiều có những suy tưởng về mâu thuẫn Chăm - Việt thuở nào. Những câu chuyện dường như cũng chính là cách để Kim Hòa trả lời cho trăn trở của mình về cách hóa giải hiềm khích dân tộc và đạt được sự hòa bình ổn định ngày hôm nay.


Tác phẩm Con chim phụng cuối cùngcủa nhà văn nữ Nguyễn Thị Kim Hòa.

Là một trong số nữ nhà văn hiếm hoi ở Việt Nam viết về đề tài lịch sử, Nguyễn Thị Kim Hòa đã sử dụng thế mạnh của mình về thân phận phụ nữ để sáng tạo câu chuyện dựa trên những điều có thật đã được ghi chép lại. Điều đó tạo nên một Kim Hòa rất riêng trong làng văn học Việt Nam đương đại.

Nguyễn Thị Kim Hòa sinh năm 1984 tại Ninh Thuận.

Cô từng đoạt một số giải thưởng văn chương trong nước như:

- Giải Nhất cuộc thi Truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 2013-2014.

- Giải Nhất cuộc thi Vận động sáng tác văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch 2013-2014.


Giới thiệu sách


Còn ai… ai sẽ nghĩ cho ta? Đấy là câu hỏi bi phẫn và ám ảnh nhất trong Con chim phụng cuối cùng.

Tập truyện ngắn kể chung một câu chuyện: khi lịch sử mang gương mặt đàn bà. Dẫu là một bà phi uy quyền hay một cung nhân thường tình, một công nữ hay một dân nữ, dẫu là nàng công chúa Việt hay công chúa Chiêm, tất cả họ đều chung một nỗi bi ai: không bao giờ được sống thật với con người mình, không thể quyết định số phận mình, và đón chờ họ luôn là sự hủy hoại đau đớn nhất.

Chín truyện ngắn là chín mảnh ghép ám gợi về số phận người đàn bà trong sóng cả lịch sử, dệt nên bức chân dung chân thực và dữ dội.

Với Con chim phụng cuối cùng, Nguyễn Thị Kim Hòa lần đầu tiên thể nghiệm đề tài lịch sử, để soi chiếu vào những góc mờ khuất của quá khứ, nhắc nhở chúng ta rằng lịch sử được viết trên trang giấy phẳng sơ sài và phiến diện đến đâu.

Nhận định: Lịch sử đi đến tận cùng là thứ không đáng tin tưởng, Nguyễn Thị Kim Hòa sáng tạo dựa trên sự không tin tưởng của mình. Khi những giấc mơ được thêu dệt mới là thứ đáng sống sót nhất trên cõi đời này. Đi vào giấc mơ là đi vào ký ức, đi vào ký ức là đi vào lịch sử. Tưởng tượng, ảo mộng, hy vọng, tuyệt vọng, chán nản, tự huyễn, vua quan, phi tần, nô tỳ, tiện dân… Nhân vật chính, phụ chỉ có một: Nguyễn Thị Kim Hòa. Đóng nhiều vai trên nền lịch sử luôn lung lay, cô chop thấy khả năng dung chứa các ký ức. Hãy tin có một người đi qua các kiếp, đến kiếp này để viết về những gì mình đã thấy.”- Đinh Phương, nhà văn.

Nguồn:Zing News
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 'Kim thiếp vũ môn': Ranh giới thực hư trong tiểu thuyết lịch sử

    16/05/2017Gia Hạ"Hư cấu và sự thật trong tiểu thuyết lịch sử” là chủ đề của buổi tọa đàm về cuốn tiểu thuyết lịch sử “Kim thiếp vũ môn"...
  • Nữ thiên sứ tại lễ ra mắt tác phẩm Nobel văn học "Lời nguyện cầu từ Chernobyl"

    10/11/2016Bùi MinhNhân dịp chia sẻ về cuốn sách thứ 2 của nhà văn Nobel văn chương 2015 Svetlana Alexievich ra mắt ​xin các bạn biết thêm về nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan - người đã lựa chọn, liên hệ tác giả, dịch thuật và giới thiệu cuốn sách thú vị tới chúng ta...
  • Cuốn tiểu thuyết lịch sử về thép và súng của người Việt

    05/11/2015Nguyên HảiSau nhiều năm đi tìm lời giải cho mấy chữ Kim-Thiếp Vũ Môn, tác giả Thâm Giang Trần Gia Ninh đã bổ sung thêm những sự kiện sách sử Việt chưa từng chép về hai sáng tạo tuyệt vời của tổ tiên ta...
  • Số phận một cuốn sách

    30/10/2015Vũ Từ Trang - Văn GiáViết xong năm 1974-75, năm 1990, NXB Đà Nẵng mạnh dạn cho in với tên sách "Miền hoang tưởng" với tên tác giả Đào Nguyễn. Ngay khi sách phát hành, nxb và tác giả chịu nhiều hệ lụy của các cơ quan quản lý. Trải qua sau 1/4 thế kỷ, xã hội có nhiều đổi mới, cởi mở, vừa qua, tập sách được in lại với tên sách "Hoang tưởng trắng" thay cho tên cũ "Miền hoang tưởng" và tên tác giả là Nguyễn Xuân Khánh...
  • Con người hiện đại không thể chỉ nghĩ cho mình

    30/10/2015Trinh NguyễnĐằng sau những trang viết của ông luôn có một người ngồi ngẫm ngợi và thoáng cười hiền chấp nhận mọi kẻ khác mình.
  • "Nhà văn phải có cảm hứng lịch sử"

    20/08/2015Minh ĐiềnNhà văn phải luôn có cảm hứng lịch sử. Những gì tài năng, vốn sống, lao động nghệ thuật... hãy nói đến sau. Và ông diễn giải: cảm hứng lịch sử là ý thức được mình đang đứng ở đâu, có vai trò gì trong dòng chảy của cuộc sống. Nói “lịch sử” là nói tới quan điểm và thái độ của nhà văn, tới trách nhiệm đối với xã hội. Và viết, đối với nhà văn trước hết là hoàn thiện bản thân...
  • Thần Thuyết của Người Chim

    10/10/2014Thần Thuyết Của Người Chim là câu chuyện về một giai đoạn trong huyền sử dựng nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương thứ 18 cho đến khi Triệu Đà xâm lăng và chiếm trọn nước Âu Lạc của An Dương vương Thục Phán...
  • Bài học canh tân từ tiểu thuyết Hồ Quý Ly

    05/06/2014Hà Thủy NguyênGiữa lúc tình trạng văn học nước nhà vào những năm 90 đang rơi vào cảnh èo uột, không có tác phẩm nào đáng kể thì “Hồ Qúy Ly” như một cơn địa chấn lớn khiến độc giả bừng tỉnh. “Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”...
  • Tiểu thuyết vĩ đại cuối cùng của Victor Hugo

    06/04/2014Lam Thu"Chín mươi ba" lấy bối cảnh một cuộc chiến khốc liệt, tàn bạo song vẫn toát lên vẻ đẹp của sự lương thiện, lòng nhân ái...
  • Thời Của Thánh Thần

    03/11/2010Nhà văn Hoàng Minh Tường có tham vọng lớn là làm một cuộc phẫu thuật lịch sử Việt Nam qua một gia đình nhỏ mà những biến động trong gia tộc có nhiều điểm trùng hợp với lịch sử nước nhà. Tiểu thuyết tái hiện những vết thương thời cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, những dư chấn Giải phóng miền Nam, v.v…
  • xem toàn bộ