Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc
So với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như
Con ngườivà văn hoá không tách rời nhau
Từ các di sản của Nguyễn Trãi có thể thấy nhân nghĩalà khái niệm được ông trân trọng nhất, bàn tới nhiều nhất. Đó là cơ sở cho niềm tin, ý nghĩa cuộc sống, là nguồn gốc của sức mạnh chính nghĩa. Theo ông, người cầm quyền, kẻ làm tướng mưu tính việc lớn, gánh trọng trách trước dân phải xuất phát từ nhân nghĩa mà xác định chủ trương đường lối và hành động cho phù hợp. Chỉ có như vậy mới có thể thành công, mang lại hạnh phúc cho dân, tránh tai họa bị thất bại hay huỷ diệt. Tư tưởng nhân nghĩa của ông thể hiện tập trung trong các tác phẩm ông viết trong thời kỳ kháng chiến chống Minh.
Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân chínhcủa
Thái bình lập lại, tư tưởng nhân chính được Nguyễn Trãi sử dụng tập trung vào việc giáo dục tầng lớp quan lại vừa bước ra khỏi chiến tranh. Ông cho rằng trách nhiệm của nhà cầm quyển là phải nuôidân, chăn dân, huệdân, làm cho dân nhanh chóng thoát khỏi đau khổ bởi sự áp bức bóc lột của bọn ngoại xâm, bởi sự tàn phá của chiến tranh. Hơn ai hết, ông thấu hiểu nỗi đau khổ của người dân vì chính ông đã từng trải qua nỗi gian nan mà quân thù gây ra. Điều làm ông xúc động nhất là cảnh đói cơm, rách áo của con người. Ông cho rằng việc cấp bách nhất là phải làm sao cho dân không đói, không rách, trên cơ sở đó đưa dân đến với lễ nghĩa, đến với nếp sống có trật tự, kỷ cương.
Tư tưởng của
Ngoài trung hiếu ra, trong xã hội còn nhiều mối quan hệ khác. Do lợi ích cá nhân, trong xã hội có giai cấp chi phối mà các quan hệ đó của con người trở nên hết sức phức tạp. Ghen ghét, tranh chấp để được phần hơn, lo lót bề trên, chà đạp kẻ dưới là điều tất yếu xảy ra, vì thế con người phải chịu nhiều đau khổ. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Trãi quan niệm một nếp sống có văn hoá cao đẹp theo nguyên lý của Nho gia là lý tưởng. Nhưng làm thế nào để có được một nếp sống văn hóa như vậy lại là cả một vấn đề xem ra còn phức tạp hơn nữa. Nguyễn Trãi đã khẳng định thêm một lần nữa nguyên tắc đạo đức tất đẹp trong truyền thống của dân tộc: Đó là chịu thiệt về mình, nhường cho người khác phần hơn để cầu lấy sự hoà thuận. Bên cạnh những yêu cầu làm hết phận sự, cần mẫn, hết trung, hết hiếu, bỏ thói tham ô, sửa trừ lười biếng, ông còn khẩn thiết yêu cầu sự khiêm nhường, chịu thiệt không bất nghĩa. ông nói: " Ngõ ốcnhường khiêm là mỹ đức, Đôi co ai dễ kém chi ai”. “Khiêm nhường ấy mới miều quân tử, Ai thấy Di, Tề có thửa tranh"?
Điểm đáng chú ý là những đức tính mà Nguyễn Trãi cho rằng phải cần tu dưỡng lúc bấy giờ, theo yêu cầu của xã hội, không phải toàn bộ Ngũ thường Nho gia mà chủ yếu là Nhân, Trí, Dũng. Ông đã ít nhiều thoát khỏi những ràng buộc nặng nề, kìm hãm tính tích cực, chủ động của con người, không đề cao nghĩa và lễ. Chính vì vậy, các tác giả sách Lịch sử Việt Nam đã đánh giá rằng đạo làm người của Nguyễn Trãi là Nho nhưng không phải Nho nguyên thuỷ, Nho Hán hay Nho Tống. ở đó không có tư tưởng chính danh, tôn ty trật tự của Khổ, Mạnh, cũng không có màu sắc thần bí của Hán Nho, không có những luân lý khắc nghiệt của Tống Nho.
Tuy nhiên, tư tưởng về một nền văn hoá tốt đẹp theo lập trường Nho gia (mặc dù Nguyễn Trãi đã có cải biến, làm cho gần với truyền thống văn hoá dân tộc) nói trên vẫn chứa đựng những yếu tố duy tâm, không phù hợp với trật tự xã hội phong kiến, không được xã hội đó tích cục chấp nhận, cho dù nó bênh vực, bảo vệ trật tự đó. Nguyễn Trãi cố gắng thực hiện, thành thật khuyên người khác thực hiện nhưng quan niệm đó vẫn không thể đi vào hiện thực cuộc sống. Tính ích kỷ, phong kiến đã làm cho con người ngày càng thoái hoá, và vì thế người ta càng xa lánh đạo của ông, bài xích, cô lập ông, biến ông thành kẻ cô trung đáng thương. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến Nguyễn Trãi hoài nghi, oán giận hiện thực, oán giận cả học thuyết thánh hiền mà bấy lâu nay ông hết lòng ngưỡng mộ, nguyện hy sinh cho nó. Có lúc ông đã chuyển sang lập trường Lão - Trang nhưng rồi ông lại trở lại với Nho gia và để rồi cuối cùng mắc huyết nạn với nó.
Nguồn lựccon ngườiđược phát huy caođộ cả ở sức mạnh vật chất lẫnsức mạnh văn hoá, tinh thần
Trên đây đã phân tích quan niệm con người không tách rời những giá trị văn hoá tinh thần trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Nhưng thực ra quan niệm đó của Nguyễn Trãi không tách rời quan niệm về nguồn lực con người, vấn đề mà bất kỳ vị lãnh tụ phong trào xã hội nào cũng phải quan tâm giải quyết.
Là một trong những lãnh tụ hàng đầu của nghĩa quân Lam Sơn và sau đó giữ các chức quan đầu triều của nhà Lê sơ, Nguyễn Trãi cần phải có quan niệm về vai trò của con người, cách khai thác, phát huy nguồn lực con người để có thể tiến hành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đặt ra. Tư tưởng của ông về vấn đề này thể hiện trên mấy điểm chủ yếu như xem dân là gốc của nước, tôn trọng cộng đồng, bồi, dưỡng tư tưởng cộng đồng.
Điểm nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là ông không chỉ quan niệm nguồn lực con người như một tập hợp các cá nhân yêu nước, chịu sự chỉ bảo của chính quyềnmột sức mạnh vật chất con người thuần tuý, mà cao hơn, đúng đắn hơn, ông đã nhận thức được sức mạnh của con người có văn hoá, của cộng đồng dân tộc Đại Việt có nền văn hoá truyền thống giầu bản sắc, có sức sống mãnh liệt. Sức mạnh của Đại Việt là sức mạnh tổng hợp, bao gồm cả sức mạnh vật chất và tinh thần. Vai trò của lực lượng vật chất, của quân số và binh khí thì không ai có thể phủ nhận. Song còn có một nguồn lực khác sâu xa hơn, tuy không có hình hài một cách cụ thể nhưng lại có sức mạnh hết sức to lớn, hay nói đúng hơn, nếu biết cách khai thác thì sức mạnh của con người và những vật chất có sẵn sẽ được nhân lên gấp bội. Đó chính là sức mạnh văn hoá tinh thần. Chính Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã thành công khi biết khai thác và phát huy sức mạnh của cộng đồng Đại Việt có văn hóa. Thành công về mặt này của Nguyễn Trãi đã mang lại sức mạnh dân tộc để chiến .thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, những nhân tố cấu thành sức mạnh văn hoá tinh thần của dân tộc bao gồm lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc về cương vực của tổ quốc cũng như những giá trị bản sắc văn hoá, ý chí đấu tranh bảo vệ sự toànvẹn lãnh thổ, bảo vệ bản sắc văn hóa của mình. Chính vì vậy, tư tưởng về Quốc gia độc lập luôn được ông nêu ra một cách tập trung nhất, bao trùm các nhân tố khác. Trong Đại cáo bình Ngô, ông viết:
" Như nước Đại Việt ta
Thật là một nước văn hiến
Bờ cõi núi sông đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên làm đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu.
Trong tư tưởng trên, văn hóa, phong tục tập quán là một bộ phận cấu thành của dân tộc. Bộ phận đó nằm trong cấu trúc dân tộc không chỉ như một tiêu chỉ biểu hiện sự khác biệt giữa dân tộc ta vời dân tộc khác mà còn là biểu hiện về nguồn gốc, quá trình hình thành phát triển, sức sống, tính độc lập của dần tộc. Vì thế, trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong quá trình dựng nước, nhân tố đó phải được phát huy. Phát huy được nhân tố đó thì sức mạnh dân tộc mới được phát huy đầy đủ, đạt mức cao nhất. Trong thư dụ thành Bắc Giang, để chỉ cho địch thấy sức mạnh truyền thống vốn có của dần tộc, ông viết: " Người có Bắc Nam, đạo không kia khác. Nhân nhân quân tử đâu đâu là không có. Nước An Nam tuy ở ngoài Ngữ Lĩnh, mà tiếng là nước thư thi, những bậc trí mưu tài thức đời nào cũng có. Với một dân tộc như vậy, cách thức tốt nhất đối với quân Minh là "chẳng gì bằng sớm bỉ giáp binh, ra ngoài thành cùng quân của Thái đô đốc lục tục kéo về, để trả lại cho ta cảnh thổ nước An Nam, khiến cho hai bên đều tiện” (Thư cho Đả Trung và Lương Nhữ Hốt). Khi đã giành được độc lập, ông vẫn nêu trách nhiệm giữ gìn phong hóa của đất nước, coi đó là một trong những cội nguồn sức sống của dân tộc. Trong cuốn Dư địa chí, ông viết: "Người nước Nam không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước".
Phương thức huy động nguồn lực con người của Nguyễn Trãi còn bao hàm phương thức lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy đại nghĩa thắng hung tàn. Theo ông, phải biết sử dụng sức mạnh cộng đồng đánh trúng vào điểm yếu của quân địch, hướng vào giải quyết đúng nhiệm vụ quan trọng nhất.
Phát huy sức mạnh cộng đồng trên cơ sở hoà mục cũng là một điểm đáng chú ý trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Trước hết, ông đánh giá cao vai trò quan trọng của đội ngũ quan lại, giải quyết các mối quan hệ của đội ngũ này. Ông yêu cầu quan lại phải bớt lòng tư dục, sửa bỏ tệ tham ô, lười biếng, đối với vua thì hết trung, đối với dân thì hết hòa, biết nhường nhịn, chịu thiệt về mình. Đối với nhân dân, ông mong muốn nhà vua sửa đổi chỉnh sách, tạo điều kiện thuận lợi cho dân làm ăn, sinh sống để tạo sự hòa khí, lòng tin tưởng nơi dân. Ông coi đó là điều cốt lõi để giữ cho xã hội thái bình, thịnh trị.
Những tư tưởng trên đây cho thấy về cơ bản, Nguyễn Trãi có những quan niệm đúng đắn, nhân đạo sâu sắc về vấn đề con người. Con người trong tư tưởng của ông thực sự là con người văn hoá, không tách rời những giá trị văn hoá, đặc biệt là văn hoá tinh thần. Chính vì vậy mà việc khai thác nguồn lực của con người trong tu tưởng Nguyễn Trãi đã khá toàn diện, cả nhân tố vật chất lẫn nhân tố văn hoá, tinh thần. Đề cao những giá trị văn hoá tinh thần như độc lập dân tộc, phong tục truyền thống, tình yêu thương hoà mục, tôn trọng lợi ích chung... để phát huy cao độ nguồn nội lực dân tộc là một giá trị lớn trong tư tưởng của ông. Tư tưởng ấy có giá trị to lớn đối với hiện thực lịch sử lúc đó: Góp phần giáo dục lòng yêu nước thươngdân, tinh thần chiến đấuvì độc lập, tựdo, tinh thần tương thân tương ái,đoàn kết cộng đồng, xây đựng nếp sống hòađồng, làm giảm phần nào lòngđố ký, tính íchkỷ củađội ngũ phongkiến đươngthời. Tuy nhiên, do hạn chế lịch sử giai cấp, trong tư tưởng của Nguyễn Trãi còn chứa đựng một số điểm chưa hợp lý, mang tính duy tâm, siêu hình về xã hội: Chưa nhận thức được tính quy định của lợi ích giai cấp phong kiến đối với việc hình thành tư tưởng, đạo đức, lối sống của tầng lớp thống trị. Chính vì vậy, tư tưởng của ông mặc dù giầu giá trị nhân đạo, tiến bộ nhưng không được giai cấp thống trị áp dụng, ngược lại, ông còn bị các thế lực đối lập trong triều Lê bài xích, cô lập và hãm hại.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà tư tưởng Việt Nam tiêu biểu trong thế kỷ XVI, sinh năm 1491, tự Hanh Phú, hiệu Bạch Vân cư sĩ, quê làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại Lại, nay là Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông đỗ trạng nguyên năm 1535 dưới triều Mạc, được cử giữ chức Tả thị lang bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ. Do những mâu thuẫn vốn có của thời đại phong kiến đang suy tàn, những nguyên lý của đạo thánh hiền không thể thực hiện một cách triệt để theo sở nguyện của ông, ông chỉ làm quan 8 năm rồi cáo quan về quê dựng am Bạch Vân làm thơ và mở trường dạy học nhằm truyền bá kiến thức cho đời sau. Ông mất năm 1585, thọ 94 tuổi. Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho chúng ta một di sản thơ văn khá phong phú, đa số là thơ triết lý về đạo lý, lối sống, trong đó chứa đựng nhiều quan niệm về vũ trụ, nhân sinh. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng khá sâu sắc trong giai đoạn lịch sử đương thời và trong các giai đoạn tiếp theo.
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là coi trọng con ngườicó vănhoá, coi việc thực hiện những giátrị văn hóa theo tinh thần Nhogia là vấn đềcó ý nghĩa cao nhấtđối với con người và xãhội. Có thể nới ông đã giành phần lớn tâm sức của mình vào việc phân tích, truyền bá tư tưởng này.
Là nhà tư tưởng có tài năng hơn người, theo lập trường Nho gia, lý tưởng xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị theo kiểu Đường Ngu: Một xã hội hòa bình, không có chiến tranh, nhân dân được sống no đủ, trong kết cấu xã hội thì trên vua sáng, dưới tôi hiền, xã hội có bộ mặt đạo đức, văn hoá tết đẹp, con người giàu lòng thương, chân thành, hoà mục. Thời đại của ông là thời đại nhà Lê đi vào suy tàn, vì thế ông càng khao khát được thấy lại thời bình trị của Đường Ngu, Nghiêu Thuấn: "Hà thời tái đổ Đường Ngu trị, Y cựu kiền khôn nhất thái hòa" hay "Hà hạnh phùng Nghiêu Thuấn thế, Nhất triều nguyện tác thái bình dân".
Để có được xã hội như vậy cần có đường lối chính trị với việc xác định nguồn lực, sử dụng nguồn lực phù hợp. Kế thừa tư tưởng nhân đạo của các thế hệ nhà Nho đi trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ trương một đường lối vương đạo cho phép khai thác nguồn lực xã hội từ đội ngũ những người cầm quyền đến sức mạnh dân chúng. Đặc điểm lớn trong đường lối vương đạo Khiêm là đường lối đó dựa vào nhân nghĩa,lấy nhân nghĩa để cảm hóa, tập hợp mọi lực lượng xã hội chứ không dựa cả vào Tam cương, Ngũ thườngđể ràng buộc con người.
Đường lối nhân nghĩa của Nguyễn Bỉnh Khiêm có lập trường thân dân, coi dân là gốc của nước. Kế thừa tư tưởng của người xưa ông viết: "Trời sinh ra chúng dân, sự ấm no ai cũng có lòng mong muốn cả" (Duy thiên sinh chúng dân, Bão noãn các hữu dục)."Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cất phải được lòng dân" (Cổ laiquốc dĩ dân vi bản. Đắc quốc ưng tri tại đắc dân - Cảm hứng).
Làm thế nào để có dân làm gốc, để được lòng dân là vấn đề không đơn giản, không phải lúc nào người cầm quyền cũng có thể thực hiện được. Dưới chế độ tư hữu phong kiến, lợi ích vật chất gắn liền với địa vị, điều đó dễ làm cho các bậc vua chúa, quan lại lợi dụng chức quyền vơ vét của cải để làm giàu. Kế thừa tư tưởng người xưa về nguyên lý "tài tụ, nhân tán" Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên những người cầm quyền rằng muốn có bình trị thì không được tham lam, đừng vì tiền bạc mà mất đi lòng nhân nghĩa vì không có nhân nghĩa sẽ mất lòng dân: "Người xưa câu ví đâu có lầm, lấy thuở dương mà biết thuở âm. Yên bách tính thì yên trị đạo, thất thiên kim chớ thất nhân tâm". Mặt khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu cầu nhà cầm quyền phải chăm lo đến đời sống của nhân dân, nhất là dân nghèo. Trong bài Cảm hứng ông viết: "Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân". Để có cơ sở thực hiện đường lối vương đạo nhân nghĩa nói trên, Nguyễn Bỉnh Khiêm coi trọng việc xây dựng con người văn hóa. Ông cho rằng sụ tất xấu của của xã hội. Thực ra, quan niệm của ông cũng không có gì khác quan niệm cổ truyền của Nho gia: coi đạo đức là nguyên nhân cơ bản của mọi tình trạng xã hội, coi tấm gương đạo đức của người cầm quyền, đặc biệt nhà vua là cội nguồn của tình trạng đó.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tin vào tác dụng của việc giáo hoá đối với dân chúng bằng những quy tắc đạo đức và nêu gương đạo đức. Chính vì vậy, ông viết nhiều về vấn đề này, viết để cho người đời biết, hiểu và thực hiện. Bản thân ông rất tự hào về đạo làm người của thánh hiền mà ông đã theo, ông nguyện sống để làm gương.
Theo ông, con người phải thực hiện Cương thường.Không còn gì phải nghi ngờ, bởi lẽ, "Nghĩa phải thờ vua sáng như mặt trời, mặt trăng, vua tôi, cha con là nghĩa bền vững ngàn đời, con người phải nghĩ đến điều đó, cho đến khi trời đất già cỗi (Quân thân tại niệm kiền khôn lão). Làm được như vậy thì không có gì phải xấu hổ với trời và người (Phủ ngưỡng thiên nhân vô quý tạc).
Khi chế độ phong kiến lâm vào suy thoái thì những mặt hạn chế của nó càng có điều kiện bộc lộ ra đầy đủ hơn. Trong xã hội đó đầy rẫy bất công, đầy rẫy những kẻ quan tham. Họ là những người mồm nói nhân nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính... nhưng trong hành động lại lợi dụng địa vị, chức quyền ra sức vơ vét tiền của làm giàu cho gia đình và bản thân. Họ là những người chỉ biết đến lợi ích cá nhân, lao vào danh lợi như con ruồi, con kiến thấy mật, thấy mỡ.Cương thường lúc này, dù hay đến mấy cũng không được thực hiện, chỉ như cái ang không mật mỡ mà thôi. Những yêu cầu về thực hiện lối sống nhân văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không thể được đông đảo quan lại hưởng ứng. Trước bối cảnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm không tránh khỏi thất vọng nhưng ông vẫn tích cực tìm cách .thuyết phục con người sống có đạo đức, theo đạo đức cương thường. Đặc biệt, thuyết phục quan lại không có kết quả, ông đã hướng vào thuyết phục nhân dân. Bên cạnh việc làm rõ hơn về trung nghĩa,ông nói nhiều đến sự hòa thuận giữa anh em, chồng vợ, khuyến khích mọi người vui làm điều thiện, không tham lam, biết độ lượng, bao dung với người khác.
Tư tưởng và hành động vì một nếp sống văn hoá cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói trên, mặc dù không được đông đảo giai cấp thống trị đương thời chấp nhận và tích cực thực hiện nhưng đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến một bộ phận không nhỏ quan lại, nho sỹ và nhân dân. Nhiều người tôn thờ ông, kính phục đạo giả đức và cuộc sống thanh 'bạch của ông, họ coi đó là tấm gương lớn mà suất đời họ nguyện noi theo. Có người ngợi ca tri thức của ông, cho rằng ông đã đạt tới sự tinh tuý, cao sâu nhất của đạo thánh hiền.Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, học trò của ông đã viết: "Sáu bộ thi thư suốt nghĩa, bơi thuyền đến bến thầy Chu, Một kinh "Thái ất" thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương tử". "Ngang trời dọc đất, cùng lòng Chu Tể tâm tư, Suy trước biết sau, giáo học lối Nghiên phu môn hộ".
Bên cạnh những giá trị tích cực nói trên, trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhiều điểm bất hợp lý, tiêu cực, không tưởng, duy tâm. Hạn chế này biểu hiện ở chỗ: Xét về bản chất những tư tưởng về đạo làm người cũng như những chính sách thân dân của ông là nhằm bênh vực quyền lợi, trật tự phong kiến, nhưng do "gần dân" mà có ý nghĩa tiến bộ (nếu được thực điều sẽ có lợi cho nước, cho dân) đồng thời lại đối lập với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Do đó, việc yêu cầu giai cấp thống trị thực hiện những tư tưởng của ông phần nào mang tính duy tâm, siêu hình, không có khả năng thực hiện.
Từ hạn chế trong thế giới quan, coi sự phát triển chỉ là sự tuần hoàn, không cóđấu tranh, ông đã phủ nhận vai trò năng động chủ quan của con người. Nguyên lý "dĩ hoà vi quý", coi hoà là mục đích của ông được nêu ra trong tình trạng xã hội phong kiên suy thoái đã khiến người ta từ bỏ đấu tranh, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Từ kinh nghiệm của bản thân, từ quan về ở ẩn để giữ lấy đạo đức trong sạch, ông khuyên người ta phải "vụng" chứ không đua tranh, thậm chí coi mưu trí như một thứ giặc cũng là tư tưởng tiêu cực, sai lầm.
Có tình trạng trên là do ông không giải thích được các mâu thuẫn xã hội đương thời, không thấy được bản chất của giai cấp phong kiến và tình trạng suy tàn của nó. Ngoài ra ông còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết tướng số, lý số và những thuyết duy tâm thần bí khác trong triết học cổ trung đại của Trung Quốc.
Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ (1880 - 1871), sinh ra trong một gia đình theo đạo Công giáo nhiều đời ở Nghệ An. Ông theo học chữ Hán, được người đời đánh giá là không thua kém các vị khoa bảng đương thời, nhưng không đi thi, sau được vị giám mục người Pháp là Gauthier (Ngô Gia Hậu) dạy cho tiếng Pháp và kiến thức khoa học thường thức của phương Tây. Ông vốn thông minh, có kiến thức Nho học sâu sắc lại có nhiều điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây nên đã tiếp ( thu được nhiều tri thức mới, có điều kiện suy ngẫm, do đó có khả năng phát hiện được những mặt trì trệ, lạc hậu của nền văn hoá Nho học, đề xuất những tư tưởng canh tân độc đáo. Chính vì vậy, trong tư tưởng của ông, vấn đề văn hoá và nguồn lực con người có những nét mới, độc đáo, hiện đại. Tính "vượt trước” trong tư tưởng của ông, một mặt làm cho ông trở thành người canh tân lớn của đất nước trong lịch sử đương thời, đồng thời đem lại cho ông không ít đau đớn do hiểu lầm, không được trọng dụng của nhà Nguyễn.
Về con người
Nguyễn Trường Tộ không bàn nhiều về con người, bản chất con người nhưng quan niệm về con người của ông có nét rất độc đáo, vừa mang tính chung vừa mang tính cụ thể của con người Việt Nam trong thế kỷ XIX.
Nguyễn Trường Tộ cho rằng, loài người có chung một gốc và sẽ dìu dắt nhau đến thế giới đại đồng. Dưới sự hướng dẫn của thế giới Cơ đốc giáo, ông Viết: Loài người buổi đầu do một mà sinh ra, cuối cùng lại hợp lại làm một lần thành cái công dụng to lớn trời đất. Tác giả của Lịch sử tư tưởng Việt Nạm, tập 2, cho rằng, chữ một trong câu trên cũng có thể là Chúa trời, cũng có thể là chữ Một trong "Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật". Và, "đại đồng”cũng có thể là thuật ngữ của Nho giáo trong sách Đại học.Thực ra ở đây chỉ là cách nói của ông về đấng Tạo vật, nói tới Chúa trời một cách khéo léo mà thôi, bởi vì trong xã hội Việt Nam lúc đó, hệ tư tưởng thống trị là hệ tư tưởng Nho giáo. Theo Nguyễn Trường Tộ, cái cùng một gốc và cái thế giới đại đồng đó của con người sẽ dẫn dần nhận thức được qua giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau. Điểm đáng chú ý là Chúa đã được Nguyễn Trường Tộ đặt ở vị trí cao nhất, vị trí sáng tạo nhưng vai trò của con người cũng được ông đề cao. Ông cho rằng ở giữa trời và đất là người. Tạo hoá sinh ra con người là để bổ khuyết vào những chỗ chưa đồng đều trên mặt đất. Tạo hoá cố làm ra những chỗ chưa hoàn toàn để con người bổ túc. Con người có thể bổ túc tạo hóa thì cũng đồng nghĩa với tạo hoá. Rõ ràng đây là một tư tưởng tiến bộ, vượt khỏi giới hạn của Cơ đốc giáo, nói đến khả năng to lớn của con người. Mặt khác, Nguyễn Trường Tộ cũng có quan niệm nhân đạo đối với tầng lớp lao khổ. Bằng những lập luận chặt chẽ, sâu sắc ông đã chỉ ra nhu cầu thiết yếu về ăn mặc của con người, yêu cầu Nhà nước phải quan tâm đến những nhu cầu đó.
Từ nhận thức về con người nói chung, Nguyễn Trường Tộ đã nhận xét về con người Việt Nam: Con người Việt Nam có tầm vóc vừa phải, có nhiều tài trí, lại khéo bắt chước kỹ xảo của người khác, biết học tập cái hay, cái khéo của người khác, không tự mãn. Ông cho rằng nước ta có địa thế tất lại có nhân tính tốt, ngày sau ắt sẽ phồn vinh vô cùng nhưng rất tiếc là thời bấy giờ, theo ông, con người Việt Nam vẫn còn chấp nê lệ tục cũ, bị lốihọc từ chương bó buộc nên chưa thể tung hoành nơi bốn bể được. Nhận xét trên đây của ông về con người Việt Nam chẳng những phản ánh đúng thực tế lịch sử trì trệ đang trói buộc con người Việt Nam mà còn chứa đựng tư tưởng mới về quan hệ con người và văn hoá, vai trò động lực của con người và văn hóa, một vấn đề mà chưa có nhà tư tưởng Việt Nam nào nói đến trước đó. Theo ông, muốn có con người Việt Nam thoát khỏi những chấp nê của tục lệ cũ, thoát khỏi lối học từ chương, có khả năng làm cho đất nước phồn vinh cần canh tân, cần tiếp thu và xây dựng nền văn hoá mới.
Phát triển văn hoáđể xây dựng và phát huy nhântố con người Việt Nam
Như trên đã nói, Nguyễn Trường Tộ coi tạo hoá là cái quyết định nhung cũng cho rằng chính tạo hoá đã đặt ra con người để bổ sung cho tạo hóa những gì còn chưa đầy đủ, chưa hoàn toàn. Ông cho rằng, tạo hoá đã cố ý tạo ra như thế để buộc con người phải cố gắng vươn lên, phải cố gắng đổi mới để bồi bổ cho chính tạo hoá. Con người cần phải và có thể thực hiện được những đòi hỏi của tạo hoá.
Nguyễn Trường Tộ cũng lý giải một cách tôn giáo khuynh hướng đổi mới của con người. Ông cho rằng chính tạo hoá đã phú cho con người nguyện vọng khôn cùng là "tìm kiếm những điều mới lạ, hay ho". Tạo hoá muốn con người được mở rộng tri thức. Để khắc phục tình trạng "yên phận thủ thường” của con người, tạo hoá đã sinh ra những "thổ nghi" khác nhau, tất xấu khác nhau để buộc con người phải giao thông qua lại với nhau, để người biết trước bày cho kẻ biết sau, để dã man thành văn minh, để giúp những việc tạo hoá chưa kịp làm, để nêu rõ cái công dụng kỳ diệu của linh tính loài người. Những thổ nghĩ khác nhau, người biết trước bày cho kẻ sau... chẳng qua là nói đến sự khác biệt giữa nước ta và Tây Phương, giữa người Việt Nam và người Tây. Muốn phát triển, muốn bổ sung được cho tạo hoá, theo ý của tạo hóa thì không gì khác là phải mở cửa thông thương với nước ngoài. Mở cửa thông thương với nước ngoài là hợp ý của tạo vật.
Nguyễn Trường Tộ có điều kiện giao tiếp nhiều với người Pháp, nền văn hóa Pháp, biết Pháp có nhiều ưu thế so với Việt Nam nhưng ông vẫn là người tha thiết yêu nước, mong muốn phát triển đất nước như phương Tây, nhưng ông không phải như một số người khác, chỉ biết đến cái hay, cái giỏi của người Tây mà không biết đến cái hay, cái giỏi của người trong nước. Nguyễn Trường Tộ đã khéo léo lý giải về khả năng tiềm ẩn của người phương Đông, giúp những người bảo thủ chỉ biết đến đạo Nho không bị chạm tự ái. Ông cho rằng, chỉ có học hỏi lẫn nhau, các dân tộc mới có thể tiến bộ, các nước phương Đông có học tập mới đuổi kịp, thậm chí đánh bại phương Tây. Theo ông, khi xưa phương Đông đã hưng thịnh thì các nước phương Tây vẫn còn ở tình trạng mông muội. Qua các cuộc chiến tranh mà phương Tây đã học tập được rất nhiều kỹ xảo của phương Đông và tiến rất nhanh, trong khi đó, phương Đông tuy là ông tổ của trăm nghề nhưng bản tính lại mê mải sự an nhàn, vui thú, không thích đổi mới, tự túc tự mãn, chuộng hư văn phù phiếm vì thế mà không tiến bộ được. Nguyễn Trường Tộ còn phê phán gay gắt quan niệm của một số nhà Nho đương thời. Ông cho rằng họ chỉ biết đến đạo Khổng - Mạnh vì thế khi gặp người phương Tây đã coi họ như những kẻ kỳ dị, trí xảo lạ đời mà không biết rằng những cái khôn khéo của người phương Tây hiện nay chính là lượm lặt những cái dư thừa của người phương Đông ngày xưa. Ông cũng cố gắng động viên những người đã tự ti khi cho rằng nếu mở cửa, dốc lòng học tập thì người nước ta hoàn toàn có thể như người Tây, chỉ mấy trăm năm sau thì người phương Đông có thể đánh bại người Tây.
Luận điểm trên của Nguyễn Trường Tộ tuy còn nặng về biện luận, mang tính động viên nhưng về sau thực tế đã chứng minh một phần tư tưởng của ông là đúng. Hiện nay đã có nhiều Quốc gia Châu Á, do tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chẳng những tiến bộ vượt bậc mà còn vượt xa nhiều nước tư bản có lịch sử phát triển sớm hơn. Mặc dù người Việt Nam chưa sáng tạo được những bước phát triển thần kỳ về kinh tế như một số nước Châu Á khác nhưng những gì mà nhân dân ta đã làm được trong đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cho thấy dân tộc ta hoàn toàn có khả năng tự lực, tụ cường, đứng vững và phát triển, đồng thời có khả năng nắm bắt, tiếp thu những thành tựu của văn hoá nhân loại để kết hợp với các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, sáng tạo nên nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
Phê phán nền văn hoá Nho học, chủ trương xây dựng nền văn hoá mới là một kiến giải mang tính canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Ông phê phán nghiêm khắc sự nệ cổ của các nhà nho triều Nguyễn. Ông chỉ ra tính lạc hậu của nhà nho rất xác đáng, rằng họ là những người không biết đến sự thay đổi của thời thế, cứ khăng khăng cho rằng nay không bằng xưa, đời sau không thể bằng đời trước... chỉ biết câu nệ sách vở, không dám hành động, chỉ chăm chăm giữ "tiết tháo trong sạch” của mình. Ông coi đó là thói đạo đức giả của nhà nho lúc bấy giờ. Sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2 cho rằng, ông là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đặt nền móng lý luận cho việc chống giáo điều, chống bảo thủ, nệ cổ, chống hư văn phù phiếm và chống mặt lạc hậu, không chính xác, tiêu cực của Nho giáo.
Khác với hệ tư tưởng thống trị đương thời, Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức được giá trị của văn hoá vật chất, vai trò quyết định của nhân tố kinh tế đối với nhân tố tinh thần, vai trò của động lực lợi ích đối với sự phát triển đất nước. Ông cho rằng muốn làm cho đất nước phát triển phải quan tâm đến lợi phải làm cho dân giàu có, dâncó giàu thì nước mới thịnh. Ông nhấn mạnh chữ lợi, coi tài lợi là nền tảng của nhân nghĩa. Ông chỉ rõ sự sai lầm trong tư duy của các nhà nho: họ đề cao nhân nghĩa một cách giáo điều, không biết rằng sở dĩ bậc tiên hiền ngày xưa nhấn mạnh nhân nghĩa, xem nhẹ tài lợi là muốn cứu vãn tình thế lúc đó, khi mà con người đang chạy theo tài lợi mà quên nhân nghĩa. ông nói: "Phàm tình đời có dư mới nhượng, không đủ thì tranh. Nhượng là nền móng của thịnh trị, tranh là đầu mối của loạn ly.Vì thế có đủ ăn mới giữ được chữ tín, cùng thì sinh gian dối. Xưa nay chưa từng thấy dân nghèo mà nước thịnh bao giờ".
Để phát triển đất nước, Nguyễn Trường Tộ chủ trương phát triển sản xuất coi đó là điều kiện để xây dựng và thực hành luật pháp, nhân nghĩa. Ông không xem thường nhân nghĩa khi đề cao lợi mà chỉ muốn chứng minh rằng chỉ có thể thực hành nhân nghĩa trên cơ sở lợi ông còn chỉ ra rằng không thể bỏ được nhân nghĩa, đạo đức, nhân nghĩa, đạo đức còn là nhân tố tạo sức mạnh cho con người. Điểm mới trong nhận thức của Nguyễn Trường Tộ là ở chỗ ông cho rằng con người phải có tri thức khoa học kỹ thuật làm nền tảng, chỉ có trên cơ sở của tri thức đó con người mới có thể thấu hiểu lý lẽ của người và vật để bồi dưỡng cái căn bản của đạo đức. Muốn có tri thức khoa học (ông gọi là tài nghệ) cần phải học tập một cách công phu.Từ những luận điểm quan trọng trên, Nguyễn Trường Tộ đi đến quan niệm phải bồi dưỡng con người về mặt văn hoá, khoa học vả điều mới hơn cả là quan niệm của ông khác với quan niệm truyền thống trước đó.
Nguyễn Trường Tộ coi việc bồi dưỡng nhân tài là mấu chất của sự thăng trầm, của sụ thịnh suy, bồi dưỡng nhân tải chính lả con đường rộng lớn để đi đến giàu mạnh. Nhưng nhân tài trong tư tưởng của ông chỉ là những người "biết mở mang các vật để phục vụ nhân sinh" chứ không có chỗ cho người chỉ biết văn chương. Ông ca ngợi những triều đại đã không phân biệt văn chương và tài nghệ. Ở phương Đông ông ca ngợi cả những nước nhỏ yếu như Hung Nô, Đột Quyết, Bắc Địch là những nước bên lề của Trung Quốc. Ở phương Tây ông ca ngợi "La Mã là một triều nhất thống, võ công vang lừng bốn biển, uy linh rung chuyển ba phương, họ có nhiều chế tác kỳ dị lưu truyền cho mãi đến nay”. Ông cho rằng cứ khi nào các triều đại chỉ chuyên học và chỉ chuyên sử dụng văn chương thì sẽ bị suy yếu. Theo ông, người phương Tây sở dĩ thay đổi được “cái hèn kém mông muội trước kia" là nhờ có "kỹ xảo” có “học thuật”. Học thuật tinh vi thì sinh kỹ xảo. Trái lại, các nước phương Đông vốn là ông tổ của trăm nghề,sở dĩ bây giờ trở nên hèn yếu là do mải mê sụ an nhàn, không thích đổi mới, học lối xu nịnh để được cái phú quý mong manh trước mắt...
Nguyễn Trường Tộ có quan điểm thực tiễn khá rõ khi bàn về việc học. Ông phê phán lối học tập chỉ biết đến noi gương người xưa của Trung Quốc. Theo ông, nước ta có nhiều vị danh nhân, việc làm của họ có thể làm khuôn phép cho đời. Do đó, cần phải mang ra làm gương, truyền tụng để người khác hứng khởi, không nên “réo những người từ bên Tàu, chết đã mấy ngàn năm”. Ông nói " phải chăng chúng ta còn mang ơn họ"? phải chăng người thời nay không bì kịp người thời xưa? Hay chúng ta muốn kêu cho họ sống lại? Như vậy mà cứ học cho đến bạc tóc, thật là quái gở không thể nào hiểu nổi.
Nguyễn Trường Tộ đã phê phán lối học kinh viện sách vở, không biết đến thực tiễn đất nước của Nho học truyền thống, thông qua đó chẳng những ông đòi hỏi việc học phải biết hướng vào giải quyết thực tiễn đất nước mà còn nêu cao tinh thần tự hào dân tộc. Chính quan niệm này đã làm ông vừa khác nhà nho thủ cựu đồng thời khác những người chỉ biết đến Tây học, coi tất cả cái gì của Tây đều hơn của ta. Một mặt ông coi trọng học tập tri thức khoa học, mặt khác ông yêu cầu phải biết để cao những giá trị truyền thống, coi việc xây dựng luân thường đạo lý cho hôm nay cũng là cho mai sau. Cần phải biết cả ưu điểm lẫn nhược điểm của phong tục tập quán để sửa đổi, bổ cứu.
Không chỉ phê phán lối học cũ, Nguyễn Trường Tộ còn nêu ra cách học để khắc phục lối học cũ. Theo ông, cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:
Một là,học những gì chưa biết mà đem ra thực hành.
Hai là, phải thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau.
Balà, bắt chước tự nhiên (tạo hoá), Nguyễn Trường Tộ cho rằng những gì con người làm được đều là do tạo hóa dạy cho, bắt chước những gì đã có trong tựnhiên mà thành.
Bốnlà, học cái mới, học thực dụng nhưng không bỏ hết cái cũ, phải biết giữ lấy cái hay có sẵn.
Năm là,phải học lấy cái hay của thiên hạ đã sáng tạo ra.
Sáu là, học không biết chán.
Bảy là, học để trị nước giúp đời, đáp ứngnhững nhu cầu thực tế trước mắt, đồng thời để lại lợi ích cho mai sau.
Nguyễn Trường Tộ còn khéo léo đả phá tư tưởng có số mệnh của Nho giáo. Theo ông, con người hoàn toàn có thể nhận thức được trời đất, nói có số chẳng qua như lấy ví dụ mà thôi. Để hiểu được trời đất, theo ông cần phải có phương pháp nhận thức, cần kết hợp giữa quan sát hiện thực với tư duy trừu tượng. Cần có thái độ khách quan, phải công phu nghiên cứu sách vở, phải biết phân chia, đặc biệt phải xoá bỏ thái độ thànhkiến hẹp hòi, nệ cổ...
Tómlại, trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ có nhiều quan niệm có giá trị sâu sắc, đúng đắn về con người, về văn hóa và phương thức phát triển con người trong mối quan hệ mật thiết với văn hoá. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thế giới quan Cơ đốc giáo nhưngNguyễn Trường Tộ cũng tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của phương Tây:Nhận thức được vai trò của nhân tố con người, của cá nhân người, thấy được giá trị động lực của tri thức khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của kinh tế xã hội - một quan niệm gắn liền với chủ nghĩa cá nhân đã khá phổ biến trong tư tưởng phương Tây thời bấy giờ. Tuy hướng vào Tây học để canh tân nhưng Nguyễn Trường Tộ không rơi vào cực đoan, không phủ nhận sạch trơn, xa rời văn hoá truyền thống. Ông vẫn chú ý, mong muốn giữ tất cả những gì là cái tất đẹp có sẵn trong truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, trong.tư tưởng của ông còn chứa đựng những mâu thuẫn nhất định: Nhiều kiến giải của ông còn dựa vào lý luận Cơ đốc giáo nên không triệt để, coi bồi dưỡng nhân tài là giải pháp duy nhất để có động lực phát triển, chưa phân biệt được sự khác nhau về nhân tố con người trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá tư tưởng và có phần thiên sang con người kinh tế, tri thức khoa học kỹ thuật. Sự thiên lệch này đã dẫn đến quan niệm cho rằng học thuyết Nho giáo chỉ là những nghĩa lý cặn bã xa xưa!
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, song tất cả những gì mà Nguyễn Trường Tộ nêu ra đều chứng minh rằng ông là một con người yêu nước chân chính, khao khát làm cho đất nước nhanh chóng giàu mạnh và những luận điểm mới của ông đã góp phần đưa tư duy dân tộc lên một tầm cao mới.Nhiều quan niệm của ông cho thấy ông có đầu óc canh tân, đặc biệt là canh tân về tư tưởng, coi canh tân tư tưởng là một động lực to lớn phát triển con người và coi khai thác nhân tố con người, nguồn lực con người là động lực bên trong để phát triển đất nước.
Nội dung khác
Nói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)