Công chức - thái độ hiện nay về lòng yêu nước

06:52 SA @ Thứ Bảy - 09 Tháng Bảy, 2011
1. Hôm nay gặp lại bạn bè. Bạn bè mình toàn công chức. Khi đã lọt được vào hàng ngũ công chức, bạn bè cũng rơi rụng nhiều. Không mấy người có được bạn cùng học từ ngày còn nhỏ hay là cùng trên giảng đường đại học. Nghĩa là bạn bè với nghĩa là đồng nghiệp là chính. Tính vị tha và sự cảm thông mang tình chiến hữu cùng chiến hào không nhiều. Có loại đương chức, có loại nghỉ hưu. Mình cũng từng là công chức hơn ba chục năm. Bắt buộc phải nói vậy là để cho mọi người biết, mình cũng am hiểu môi trường cuộc sống công chức..

Sau nhiều năm làm việc, mình thấy, công chức nước mình ít có chí tiến thủ và lười nhác. Sống trong môi trường không cạnh tranh, ý chí vươn lên bị thủ tiêu. Chẳng vậy mà một con số đưa ra, có đến non nửa công chức làm việc không hết công suất. Đã vậy lại rất quan cách. Chẳng mấy ông xứng đáng là đầy tớ nhân dân và mình, chắc như đinh đóng cột, không mấy ông có được cái ý nghĩ đó trong suốt cuộc đời. Tuy rằng, cái câu “vì dân” thì luôn ở cửa miệng. Chức càng to, điều đó càng chính xác. Việc cải cách hành chính chậm là do từ chính các ông bà công chức này. Mình có ngoa quá không?

Tại sao nói công chức ta ít có chí tiến thủ? Bởi một điều đơn giản, ai cũng biết nhưng không ai dám nói, đều phải làm và thực hiện theo ý cấp trên. Ý thức sáng tạo bị đóng băng. Nếu sai quy trình này, cầm chắc cái quyết định rời khỏi đội ngũ hoặc bị vô hiệu hóa, ngồi chơi xơi nước. Tức là, với công việc, không cần phải suy nghĩ động não gì hết, cấp trên đã nghĩ hộ rồi, cứ vậy mà thực hiện. Và cứ như vậy, công chức biến thành kẻ lười nhác. Bởi lười nhác nên công chức rất lười học hỏi. Họ làm được việc nhờ sự đúc kết kinh nghiệm của chính bản thân qua thời gian và cũng theo thời gian, kiến thức của họ có được những năm trên ghế nhà trường, rơi vãi hết. Với lẽ đó, công chức chỉ là một công cụ của cấp trên của họ, cấp trên nói gì nghe nấy. Điều đó có hai cái lợi cho công chức, vừa giữ được thiện cảm của sếp, vừa không mất bổng lộc.

Nói vậy để hiểu, nỗi khát khao đổi mới, vươn lên của công chức ta cũng không ghê gớm nỗi gì.

2. Nhưng có điều buộc mình phải nói, cũng chỉ để nói riêng với mình thôi bởi mình cũng đôi phần hiểu cuối đời rồi, đừng nên dối lòng nữa. Đó là sự tự lừa dối đáng khinh miệt, đáng nguyền rủa, đáng phê phán. Rất nhiều vấn đề công chức biết nhưng công chức cứ làm lơ. Tiếc rằng, điều này vẫn còn rất nhiều trong đa số công chức của ta.

Trước đây, thường chỉ nghe nói đến cái sự hèn của trí thức. Chưa thấy ai nói đến cái sự hèn của công chức. Chỉ biết là có công chức mẫn cán và có công chức lười biếng và người có chút hiểu biết, coi đó chỉ là những tay làm thuê, chẳng khác gì những người lao động cơ bắp.

Gặp bạn bè, mình bỗng thấy một sự nhạt nhẽo nhờn chán. Hóa ra, gặp gỡ chỉ để cùng nhau uống và nói những chuyện giời ơi đất hỡi, vô thưởng vô phạt và một chút thông tin về nhau. Già rồi nên cái nhìn cũng cũ kỹ, cách nói năng cũng cũ kỹ thế nào ấy. Bỗng thấy thèm cái không khí những ngày chủ nhật 5, 12, 19, 26 tháng sáu vừa qua.

Ra ngoài ấy, thấy những khuôn mặt và không khí trẻ trung, và đặc biệt là nhiệt huyết. Nhìn các bộ mặt măng tơ, thấy tương lai chúng nó còn dài và sáng lạn, chứ có đâu như bản mặt mấy công chức nhà mình, lúc nào cũng cau có, ra cái vẻ bận rộn. Có ai cho tiền để đi biểu tình đâu, cũng có biết ở chỗ nào phát nước và bánh mì miễn phí đâu, ấy vậy mà vẫn cứ đi. Đi để “sexy lòng yêu nước”(Chữ của nhà văn Thùy Linh). Lòng yêu nước của lớp trẻ nó cứ lồ lộ ra còn của công chức ta bị chìm ẩn quá, vẫn ở dạng tiềm năng.

Mình không nghĩ công chức không có lòng yêu nước. Mở luật cán bộ công chức ra xem họ định nghĩa công chức ra sao, công chức khác viên chức thế nào? Thông cảm được một phần, phần nhỏ thôi. Để thể hiện được lòng yêu nước, còn đắn đo nhiều lắm.

3.Công chức ta cái gì cũng biết nhưng lại chỉ biết sơ sơ vòng ngoài, cái vỏ, cái bề mặt, cái nổi nênh. Hỏi thử một công chức về cái hiệp định ký với Tầu khựa trên bộ có liên quan đến thác Bản Giốc, công chức ú ớ, không được như vẹt “cùng nhau khai thác” cái Bản Giốc tuyệt vời vốn dĩ của ta. Không hỏi thêm nữa, bởi càng hỏi càng đưa nhau vào thế bí, công chức phải giữ mồm giữ miệng. Một công chức khác xen vào: “Không nói chuyện chính trị”. Không hiểu người nói câu đó có biết đó chính là biểu lộ sự ngu dốt của mình. Chuyện chính trị đó là chuyện liên quan đến miếng cơm manh áo của công chức cơ mà.

Cập nhật hơn, cái việc mà hiện nay rất nhiều người quan tâm: Tầu khựa quấy rối Biển Đông của ta. Công chức ta lại thờ ơ mới chết chứ. Mình mong điều này là sự giả vờ. Mong điều này là sự tự dối lòng. Cũng quan tâm đấy nhưng chưa được phép cấp trên, vẫn bị vòng kim cô vô hình trói buộc. Nhưng lại nghe có người khuyên: “Ở nhà cho khỏe”. Nghe thấy tê tái và đau buốt lòng.

Vẫn biết nó là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng cái điều cần nhạy cảm nhất đó phải là lòng yêu nước. Mình nói như vậy có thuần túy chính trị quá không nhỉ? Nó phá mình, nó bắn mình, nó đe mình… vậy mà lẽ nào công chức cứ mũ ni che tai, chờ cấp trên?

Thú thật, với hơn ba chục năm sống đời công chức, mình thông cảm lắm. Mình đã qua thời đó, mình thấy rất xấu hổ khi có người hỏi: “Vậy ngày xưa ông thế nào?”. Cũng đôi chỗ ngọng. Còn lòng yêu nước được thể hiện vô tư, bởi thời đó, lòng yêu nước được sexy.

Có điều, muốn thể hiện lòng yêu nước trong giai đoạn hiện tại ở nước ta cần phải có lòng dũng cảm, không được hèn. Thật đau lòng khi thể hiện lòng yêu nước trên quê hương đất nước mình mà bị cấm đoán, bị làm khó. Vậy nên, những công chức, những con người đang làm trong bộ máy của Đảng và Nhà Nước, ăn lương bằng tiền ngân sách, nghĩa là tiền thuế của dân, hãy biểu lộ và làm đúng chức trách công chức của mình.


1/7/2011
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

    25/02/2010Chu LaiLâu nay, người ta hay có thói quen suy nghĩ trên một lộ trình đường ray rằng, cái gì đã định hình thì mãi mãi định hình, bất biến, không thay đổi. Ví như lòng yêu nước.
  • Công chức bỏ việc - tín hiệu tốt của xã hội dân sự

    01/10/2009Nguyễn Trần BạtCán bộ là một danh hiệu hết sức quan trọng. Những người làm cán bộ ngày xưa ở các phường, xã được miễn dịch nhiều thứ, không bị săm soi, không bị phân loại và không bị quản lý. Nhưng từ khi chúng ta thay từ cán bộ thành công chức thì dường như chúng ta cũng thay đổi luôn các quan điểm rất truyền thống của khái niệm cán bộ...
  • Công chức

    23/08/2009Chim SẻHôm ăn cơm trưa ở quán 123 - Phố Huế, Hà Nội, tình cờ thấy chồng N., tên H. Lạ một cái anh này không đi với vợ mà đi cùng một em, nhìn qua thì giống sinh viên, nhìn kỹ thì lại không giống...
  • Công chức trẻ và bệnh quan trọng

    04/06/2009Nguyễn Trương QuýTính từ mẫn cán từng được gắn chặt với danh xưng công chức, đã mang một nghĩa châm biếm khi ai cũng chỉ quan tâm làm sao cho việc chốn công môn trót lọt. Đến nỗi khi “có khó khăn” thì ai cũng nghĩ ngay đến sự bôi trơn hay đi đường tắt, gây ô nhiễm đến mức ai cũng lo lắng khi đến “cửa quan”. Thực tế chẳng có ông quan nào ngồi đấy, mà chỉ có những ông quan sẵn có trong người những công chức mà thôi.
  • Vấn đề công chức bỏ việc sang khu vực tư

    22/08/2008Linh Thủy - Phương LoanThời gian qua, hiện tượng công chức rời nhiệm sở diễn ra ngày một nhiều. Ông Nguyễn Trần Bạt, TGĐ InvestConsult Group chia sẻ góc nhìn riêng về hiện tượng mới về nhân sự của khu vực Nhà nước này như sau...
  • Văn hóa đọc của giới công chức văn hóa

    16/05/2008Lưu AnSẽ nhiều khả năng rơi vào sự cực đoan nếu nói rằng người Việt - Nam hiện nay không có (hoặc đã đánh mất) thói quen đọc sách. Cần phải có những thống kê hết sức cụ thể thì mới có thể đưa ra những phán đoán chắc nịch theo kiểu như vậy. Tuy thế, đây là điều bất khả.
  • Công chức hội nhập

    17/01/2007Diệp Thành KiệtNói đến sự hội nhập của đất nước, mọi người thường nghĩ ngay rằng, doanh nhân phải là người cần chuyển đổi cho phù hợp với thời đại mới. Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nhân cần phải nâng cao kiến thức hội nhập, thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm thích nghi với một xã hội thời kỳ hội nhập...
  • "8 giờ vàng" công chức

    04/11/2005Những người rỗi việc kéo nhau ra quán “buôn bia chai, buôn hạt dẻ cười và buôn chuyện” đã thành một lẽ. Đây đường đường các nam thanh nữ tú sơ mi đồng phục, váy công sở là phẳng lì, nom rất nghiêm chỉnh cũng sẵn sàng lấy quỹ thời gian của công để “tán phễu”
  • xem toàn bộ