Cú đạp và những câu hỏi

09:06 CH @ Thứ Sáu - 22 Tháng Bảy, 2011
Mấy ngày qua cư dân mạng đã truyền đi những hình ảnh của cú đạp vào người biểu tình vào ngày 17/7 trên thế giới ảo với tốc độ chóng mặt. Tiếng lành đồn xa mà tiếng dữ cũng đồn xa. Trên xe buýt, trong quán cà phê….và thậm chí những người xe ôm đã góp phần truyền tin về cú đạp đến nhiều thính giả hơn.

Cầu mong rằng không có những phóng đại, suy diễn và bịa đặt dành cho ngành công an bởi những người thiếu bình tĩnh và cực đoan thông qua cú đạp lịch sử này. Vì rằng những sự phóng đại, suy diễn và bịa đặt sẽ không những không tốt cho ngành công an mà còn không tốt cho cái xã hội vốn đang đầy rối ren này.

Cũng mong rằng khi mọi người khi trút căm giận lên tác giả cú đạp và những hành động không mấy thiện cảm gần đây của một số cán bộ công an thì cũng nên nghĩ đến những chiến sỹ đã bỏ mạng vì chống tội phạm ma túy, tội phạm hình sự khác…



Về phần tôi, Cú đạp giữa thanh thiên bạch nhật đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ, tuy nhiên, tôi chỉ nêu vấn đề ở dạng câu hỏi.

(i)Liệu có thanh niên nào bị cơ quan quở trách vì việc đi biểu tình của bạn ấy đã làm xáo trộn các hoạt động của cơ quan?
(ii) Liệu có thanh niên nào bị cơ quan cho nghỉ việc vì đã tái diễn nhiều lần đi biểu tình và đã gây các rắc rối tiếp diễn cho các cơ quan?
(iii) Liệu có người mẹ nào bị con cái phản đối khi bỏ tiền túi mua nước cho người biểu tình để nhận được những nghi ngờ vô lối?
(iv) Liệu có em sinh viên nào bị đuổi học vì đã đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước không? Bố mẹ những sinh viên bị đuổi học có nhận đúng thông tin là do đi biểu tình mà bị đuổi học hay lại nhận các loại thông tin khác để các em bị oan ức và tuyệt vọng?
(v) Liệu có cặp vợ chồng nào xung đột và dẫn đến ly dị vì một trong hai người đã tham gia biểu tình không?
(vi) Liệu có chủ nhà nào cắt hợp đồng thuê nhà vì người thuê đã đi biểu tình không?
(vii) Liệu có người đi biểu tình nào lại bị ngã xe hoặc bị ném những thứ nguy hại vào nhà không?

Nếu những câu hỏi trên có câu trả lời là KHÔNG thì rất tốt.

Nếu câu trả lời là CÓ thì chắc chắn một số trong những người kia sẽ không vui, một số sẽ bực tức, một số sẽ căm giận và một số sẽ tuyệt vọng. Tất cả những trạng thái tình cảm đi từ không vui đến tuyệt vọng ở trong mỗi công dân sẽ không bao giờ tốt cho chính quyền và xã hội. Họ sẽ trở những người cực đoan và bất hợp tác với chính quyền. Chẳng có xã hội nào tốt đẹp nếu có quá nhiều thành phần (vốn dĩ họ là những công dân tử tế) trở nên những công dân bất mãn và chống đối chính quyền cả.

Chắc chăn CÚ ĐẠP không làm cho Trung Quốc chấm dứt gây hấn nhưng hệ quả nhãn tiền của nó đã không những làm cho người bị đạp căm tức mà hàng triệu người khác đã có chung phản ứng. Theo nhãn quan của giáo sư Chu Hảo thì “….Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.

Nó hết sức nguy hiểm còn bởi vì, qua hình ảnh này, toàn thế giới đang nhìn ta nghi ngại: liệu có nên làm bạn với một chính quyền có lực lượng an ninh đối xứ tệ hại như vậy với nhân dân mình?....

Tệ hại hơn, khi những quốc gia tiến bộ không muốn chìa tay với chúng ta thì thằng khốn Trung Quốc lại ve vãn bằng các lợi thế của nó để đất nước ta phụ thuộc nó sâu hơn và rộng hơn. Số phận dân tộc sẽ đi về đâu nếu sự phụ thuộc toàn diện xảy ra? Vô hình chung, CÚ ĐẠP đang tạo nhiều cơ hội cho Trung Quốc cả trên và trên biển.


Một đôi tân hôn gặp và tham gia biểu tình tại Hà Nội sáng 12.6.2011. Ảnh: Mai Kỳ

Mong rằng chính quyền hiện tại cần học các bài học đã và đang xảy ra ở quanh ta:

- Những chính quyền kém cỏi thì lấy đàn áp để trị dân và đã bị dân đáp trả thích đáng. Hình ảnh quốc gia ngày một xấu đi, xã hội thì hỗn loạn. Cảnh sát thì nhiều nhưng tội phạm vẫn nhan nhản.

- Những chính quyền bình thường thì biết đưa cháo cho dân nghèo trong lúc hấp hối. Vì thế, dẫu sao vẫn lôi kéo được một số người về với chính quyền.

- Chính quyền giỏi thì biết điều hòa các nhóm lợi ích; lấy minh bạch và giải trình làm thước đo tiêu chuẩn con người và xã hội. Bởi thế, họ đã quy phục những kẻ chống đối về với mình và đương nhiên xã hội đó nhân văn và cường thịnh. Singapore là một điển hình của chính quyền giỏi.

Hơn bao giờ hết, ngành công an cần làm một cuộc khảo sát để đo phản ứng dân chúng về những sự việc liên quan đến các cuộc biểu tình chống Tàu cũng như đo suy nghĩ của người dân về chính ngành của mình để đưa ra các giải pháp tổng thể trong việc xây dựng lực lượng thực sự gần dân và dành được sự tin yêu của dân chúng. Đặc biệt, nếu có biểu tình tiếp diễn thì tuyệt đối không để tái diễn tình trạng như 2 chủ nhật gần đây.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bởi người lớn “quên” vai trò nêu gương

    10/09/2014Nguyễn HòaNếu trong tầng lớp được coi là “có chữ” của xã hội lại có nhiều người “ít chữ”, nếu việc học hành thi cử chỉ để có bằng cấp cho đủ tiêu chuẩn tiến thân, thì khoa học bị hạ giá sẽ là điều khó tránh khỏi. Sự lên ngôi của thói coi thường tri thức như đang tiềm ẩn trong đó nguy cơ, không chỉ đối với khả năng lựa chọn văn hóa, mà còn là nguy cơ đối với chính sự tồn vong của văn hóa...
  • "Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

    19/07/2011Vũ KhoanCác quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước...
  • Vụ Thiên An Môn năm 1989

    16/07/2011Trong ngày 16/5/1989, có hàng chục vạn người tới chi viện cho những sinh viên tuyệt thực trên Quảng trường Thiên An Môn. Đã có hơn 600 sinh viên phải đưa tới bệnh viện cấp cứu...
  • Cần chỉ rõ sự mơ hồ

    16/07/2011TS. Nguyễn Quang ACách nói mơ hồ được phía Trung Quốc sử dụng khiến dư luận Trung Quốc và thế giới hiểu lầm. Báo chí Việt Nam nhiều khi chưa để ý và nhắc lại cách nói đó mà không chỉ ra sự thật...
  • Bộ Ngoại giao không chỉ không Ngoại giao...

    14/07/2011V.T.XQuyết định khinh suất của BNG không đối thoại với các nhân sỹ trí thức là động thái không ngoại giao, chứng tỏ BNG không hiểu tinh thần yêu nước sục sôi của người dân, không hiểu động lực của thế giới ngày nay và không tính hết hậu quả tai hại mọi mặt do quyết định sai lầm ấy gây ra!
  • Sức mạnh của chúng ta

    13/07/2011Dương Trung QuốcMột bạn rất trẻ đặt cho câu hỏi: Vì sao ngày xưa chẳng có ai giúp đỡ, viện trợ mà chỉ bằng nội lực, ông cha mình vẫn đánh thắng được giặc Nguyên-Mông (thế kỷ XIII), giải phóng đất nước khỏi tay giặc Minh (thế kỷ XV) hay Quang Trung vẫn thần tốc đánh một chập cả hai đạo quân xâm lược ở phương Nam và phương Bắc (thế kỷ XVIII)?
  • Tôi thương Việt Nam

    13/07/2011Nhà văn Thùy LinhKhông thương sao được vì đó là nơi tổ tiên, ông bà và chính tôi nữa đã sinh ra. Là hành tinh duy nhất tôi ghé thăm khi may mắn kiếp này được làm người. Nơi đầu tiên tôi mở mắt nhìn ánh mặt trời và nhận ra cây lá, cỏ hoa của thế giới quanh mình…
  • Còn bạn sẽ làm gì trong tình hình Biển Đông căng thẳng hiện nay?

    13/07/2011Giáo sư Carlyle A. Thayer- Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?
    - Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra...
  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Tổ quốc và vợ - chọn ai?

    04/07/2011Lê DũngNếu phải trả lời câu hỏi này thì e rằng có rất nhiều thằng đàn ông thời nay lúng túng. Đầu tiên quan trọng là cái khái niệm Tổ quốc là gì, có quan trọng thế nào đối với thằng ấy.
  • Bản điều trần cứu nước (trích)

    29/06/2011Tống Văn CôngTheo quan điểm dân chủ, nhân quyền, thì khái niệm độc lập, chủ quyền phải được xác định sau câu hỏi: “Người dân ở quốc gia nào đó đã có được một thể chế dân chủ, để người dân thực sự nắm được chủ quyền hay chưa?”. Đó là cơ sở lý luận để các nước dân chủ yểm trợ lực lượng nổi dậy gần đây. Hồ Chí Minh cũng đã có quan điểm như vậy khi ông nói: “Nếu nước được độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.”...
  • Họa đấy mà phúc đấy!

    23/06/2011Hòa BìnhCái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi...
  • xem toàn bộ