Về một cuốn sách mới hứa hẹn một cuộc cách mạng trong khoa học

05:50 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Bảy, 2005

Cuốn A new kind of Science dày 1200 trang do Stephen Wolfram xuất bản tháng 5/2002 ngay lập tức trở thành best-seller. Thông điệp của cuốn sách là những hiện tượng phức tạp có thể xuất phát từ những quy luật hết sức đơn giản và thực tế là toàn bộ vũ trụ có thể được lý giải chỉ bằng một chương trình.

Là chủ một doanh nghiệp phần mềm Wolfram Research Inc, Stephan Wolfram, 43 tuổi đã đạt được học vị tiến sĩ vật lý lý thuyết ở tuổi 20 và một năm sau đó đạt giải thưởng tài năng McArthur. Lý thuyết của Wolfram dựa vào chương trình máy tính có tên gọi là máy tự động tế bào (cellular automation). Hãy lấy một tờ giấy ô ly và tô màu vào một số ô bất kỳ ở hàng trên cùng. Sau đó tiếp tục tô màu hàng tiếp theo với một quy luật định trước. Ví dụ, sẽ tô màu một ô vuông khi ô thẳng trên nó và ô chéo nó về phía phải hoặc phía trải ở trên là những ô đã được tô màu. Tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy 10, 20 hoặc thậm chí hàng nghìn lần, chúng ta sẽ thu được một bức tranh khá tinh xảo và phức tạp. Bằng phương pháp này, Wolfram đã thu được một số mô hình của tự nhiên, ví dụ như hình bông tuyết.

Trước lý thuyết này, nhiều nhà khoa học cho rằng sự trùng hợp đó không có nghĩa là sự sống xuất phát từ những chương trình đơn giản. Theo Ray Kurzweil, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI), phương pháp mới của Wolfram rất lý thú, nhưng để lý giải cho những hiện tượng phức tạp như con người chẳng hạn, người ta không chỉ sử dụng một vài dòng mã lệnh bởi chúng ta không thể bỏ qua sự tiến hoá với quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài. Nhưng cũng chính Kurzweil nói rằng mặc dù có nhiều ý kiến phản bác, ý tưởng của Wolfram rất đáng ghi nhận.

Được trình bày rõ ràng mạch lạc với gần 1000 hình đồ hoạ máy tính minh hoạ, cuốn sách này cho phép không chỉ các nhà khoa học mà cả những người yêu thích khoa học không chuyên có cơ hội tiếp cận với một tư tưởng hứa hẹn sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong nhận thức của chúng ta.


Tin tức

Tại triển lãm máy tính của thế giới Comdex 2002, rất đông người tham dự không phải chỉ quan tâm đến tiền và những biến động của thị trường. Sự xuất hiện của Stephen Wolfram đã gây ra khá nhiều bàn tán. Nhà khoa học kiêm doanh nhân có cái tên như một thứ kim loại này cũng là tác giả của một quyển sách bán chạy đang gây xôn xao dư luận tên là Một Thứ Khoa học Mới (A New Kind of Science).

Là một thần đồng, với bằng tiến sĩ vật lý giành được năm 20 tuổi, ông ta cho rằng ngành nghiên cứu máy tính sẽ trở thành một môn tiên phong trong nghiên cứu các hiện tượng của thế giới, ngang hàng với, hay thậm chí sâu sắc hơn, toán học và vật lý.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: