Đặng Huy Chứ - một trong những nhà cải cách đầu tiên

08:27 SA @ Thứ Năm - 10 Tháng Mười Một, 2005

Lịch sử tư tưởng ViệtNam đáng ngày càng được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm một gương mặt tiêu biểu của tư tưởng ViệtNam thế kỷ XIX, đó là Đặng Huy Trứ.

Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trại là người làng Thanh Hương, nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hưng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là một nhà nho, một nhà yêu nước chống Pháp lớn của thế kỷ XIX, có nhiều tư tưởng đặc sắc so với đương thời. Cuộc đời của Đặng Huy Trứ rất phong phú... Ngay từ lúc 15 tuổi, ông đã sáng tác nhiều bài thơ thể hiện ý chí lớn lao của mình. Tử khi ra làm quan (1856) với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Đặng Huy Trứ đã cốgắng làm nhiều việc trong chức trách của mình để người dân đỡ khổ, để đất nước thêm giàu mạnh. Bản chất trung thực, khẳng khái, yêu chuộng lẽ phải đã khiến ông gặp nhiều trắc trở trên đường đời.Công việc của ông luôn luôn phải thay đổi. Trong gần hai chục năm làm quan ông đã trải qua rất nhiều chức vụ: ở nhiều nơi: khi đi quân thứ Đà Nẵng, lúc làm quan ngự sử trong triều, khi là quan bố chánh ở QuảngNam, lúc lại đi sứ Trung Quốc... Điều kiện công việc như vậy cùng với bản chất năng động, sự sáng tạo nênĐặng Huy Trứ đã có mối quan hệ rộng rãi với các tầng lớp nhân dân cũng như sĩ phu trong và ngoài nước. Ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều và có tầm tư duy quảng bác. Đặng Huy Trứ để lại một khối lượng lớn các tác phẩm thơ, văn, câu đối... thể hiện tư tưởng phong phú của ông, đặc biệt tư tưởng đổi mới Phan Bội Châu đã đánh giá Đặng Huy Trứ là "Một trong nhữngngười trồng mầm khaihoá đầutiên củaViệt Nam" (1). Giáo sư Vũ Khiêu cũng đã viết về ông: "Trên con đường đổi mới, trong số nhữngngười đi đầu tiêubiểu vào thờigian này(cuối thế kỷ XIX) không thểbỏ qua một nhàn vật lỗilạc có đầuóc đổi mới, đó là Đặng HuyTrứ” (2).

Có thể thấy những tư tưởng cải cách của ông thể hiện trên ba lĩnh vực chính là quân sự kinh tế và xã hội.

Cũng như những nhà trí thức cùng thời, Đặng Huy Trứ thấm nhuần tư tưởng Nho giáo. Nhưng họ tư tưởng này đã không thể trói buộc ông trong vòng bảo thủ, lạc hậu. Ngay từ trong ngày đầu khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược đất nước, ông đã đứng về phe chủ chiến với quyết tâm sắt đá chống giặc đến cùng. Mặc dù không phải là quan võ, Đặng Huy Trứ đã có nhiều kiến nghị đổi mới về quân sự. Khi Pháp nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng, ngày01/9/1858, chính thức tiến hành cuộc xâm lược ViệtNam thì quân đội triều đình vẫn đang trong tình trạng “quânsĩ hèn nhátdo chưởng quanvô năng và cũng vô quyền, quânsĩ nhiềungười không có lươngbổng gì” (3). Chống lại tư tưởng "trọng văn khinhvõ", nhấn mạnh tầm quan trọng của việc binh trong mối quan hệ giữa quân sự, quốc phòng với sản xuất, Đặng Huy Trứ viết: "Cấy cày vàcanh củi là gốc của cơm áo. Nhưng nếu khônghiểu việc binh để giữ lấy thì dùcó thừa thóc trongkho, thừa vải trên khung cửi cũng bịkẻ địch lấyđi " (4). Nếu các nhà cải cách khác như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch quan tâm đến những vấn đề như bài binh bố trận, đào tạo sĩ quan, giao thông vận tải, trang bị vũ khí và học tập chiến thuật, kỹ thuật mới… (đương nhiên đầy cũng là những vấn đề có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cần được đổi mới) - thì Đặng Huy Trứ đã nổi bật trong việc quan tâm trước hết đến việc đặt cơ sở tư tưởng chiến tranh nhân dân cho mọi vấn đề chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật khác. Ông viết: "Quân đội là nanh vuốt có quan hệ đến sự thắng bại, nhưng nhân dân mới là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất nước". (5) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là nghiệp chung của nhân dân, phải dựa vào nhân dân mới có thể đi đến thắng lợi. Quân đội là từ nhân dân mà ra do vậy muốn quân đội vững mạnh, đủ sức chiến đấu và chiến thắng thì phải dựa vào dân. Quan điểm chiến tranh nhân dân ấy chằng những xuất phát từ mệnh đề nho giáo quen thuộc "Dân là gốc của nước"mà còn từ chỗ ông đã bổ sung cho mệnh đề ấy một tư tưởng mới: "Dân là chủ của thần". Ông viết: "Dânlà gốc của nước,là chủ của thần" (6). Tư tưởng này là tư tưởng cơ bản quán triệt mọi suy nghĩ của ông trong các lĩnh vực khác.

Nguyễn Trường Tộ ngoài những kiến nghị xây dựng, tổ chức lại quân đội một cách quy mô, hiện đại, đã nhấn mạnh đến thờivà thế. Ông viết: "…lúc thời thế đã đến không thể ngăn được, lúc thời thế đã đi, không thể chặn được..." (7). Với Nguyễn Trường Tộ thì nắm được thời thế, chớp được thời cơ là một yếu tố quyết định sự thắng bại. Mặc dù luôn lo lắng đến vận mệnh đất nước, đến quyền lợi nhân dân, luôn luôn tìm mọi cách để cho dân giàu nước mạnh nhưng khác hẳn Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ lại không đặt niêm tin vào sức mạnh của nhân dân. Ông viết: "Người xưanói rằngdân là gốc nước" nói vậy cũng chưa được đúng lắm. Tôi nói rằng “vua quan là gốc nước" (8). Có lẽ cần phải thế tình cho Nguyễn Trường Tộ trong sai lầm dễ thấy kể trên: trong tình hình bi vua quan nghi ngờ về lòng trung thành (bởi lẽ ông là giáo dân và đã một lần ra cộng tác với Pháp) ông buộc phải đề cao họ. Nguyễn Lộ Trạch lại nhấn mạnh vấn đề địa thế trong công cuộc giữ nước. Trên cơ sở phần tích địa hình đất nước, ông chủ trương "giữ nộihà không bằng giữ hải khẩu...khi giữđược biển, thê' ta chuyển sang mạnh, quângiặc ắt phải cầu hòa…”(9).

Quan niệm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" là quan niệm chí phối các nhà lãnh đạo cũng như các nhà tư tưởng khi mưu tính việc lớn, khi quyết đinh hành sự. Tuy nhiên, tùy thuộc mỗi người mà yếu tố nào trong đó được chú trọng hơn. Với Đặng Huy Trứ thì "từxưa, nhân hòalà điều quan trọngbậc nhất, thiênthời, địa lợi cũng từđó mà sinh ra"(10). Do vậy mà ông rất đề cao sự đoàn kết, nhất trí thống nhất trong sự nghiệp chống giặc giữ nước: "Trên dưới đồng lòng mong cùng nhau cứu nước, thì dámnói rằng một chân, một tay cũngđủ giúp rậpcho công việc"(11). Đoàn kết, đông lòng giữ nước - đó là sức mạnh truyền thống của dân tộc ta chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Đặng Huy Trứ thấu rõ truyền thống đó. Ông còn có những đề nghị nhằm vừa giải quyết vấn đề dần tộc, thu phục nhân tâm các tộc người thiểu số, vừa tăng nguồn của cải cho đất nước. Chẳng hạn, ông xin cho tri châu các vùng núi được khai thác mỏ và nộp thuế, tránh thất thoátsang nhà Thanh. Đồng thời, ông xin phái con em các đại thần được tư tri trưởng địaphương tin phục đi các nơi tuyên dụ uy đức triều đình để họ một lòng qui phục, làm yên lòng dân ở xa, khơi nguồn của cải" (12). Như vậy, Đặng Huy Trứ đã quan tâm đến vần đề thống nhất dân tộc, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc, vấn đê quan trọng mà các nhà cách tân khác cùng thời ông ít để ý giải quyết.

Như vậy khi chỉ rô công cuộc chống Pháp xâm lược nói chung và xây dựng quân đội nói riêng là sự nghiệp của nhân dân, Đặng Huy Trứ đã nêu lên tư tướng quân sự căn bản mà các nhà cải cách đương thời như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch thường chú ý không đầy đủ hoặc có chú ý mà không trình bày nổi bật trong các bản điều trần của họ.


(1) Xem: Nhóm Trà Lĩnh"Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ". Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1990, tr. 543.

(2) Sđd, tr. 544.

(3) Xem: Trần Văn Giàu:"Sự phát triểncủa tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng tám, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, 1973, tr. 22.

(4) Xem: "Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ”, Sđd, tr. 506.

(5) Sđd, tr. 510.

(6) Xem: "Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ ". Sđd, tr. 224.

(7) Trương Bá Cần, NguyễnTrường Tộ - Con người và di thảo, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1988, tr.144.

(8) Sđd, tr. 174.

(9) Viện Triết học.Tư tưởng ViệtNam thế kỷ XIX, tập II “Thời vụ sách thượng”, tài liệu in rônêô, 1978, tr. 247.

(10) Đặng HuyTrứ - Con người và tác phẩm. Sđd, tr. 190

(1l) Sđd, tr. 373.

(12) Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ. Sđd, tr. 376.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Đam mê quan sát cuộc sống

    12/11/2014Minh ChâuKhi người ta còn bận rộn với những điều gì đó, thì tôi làm giàu. Còn khi tất cả đổ xô tìm kiếm giàu sang, thì tôi đã làm những việc khác. Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. "Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó"...
  • Nguyễn Đình Chiểu nhân cách của một nhà văn hóa lớn

    08/11/2005Nguyễn Văn ChâuNhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời

    27/10/2005Nguyên PhướcNguyễn Trường Tộ là ai? Đó là một nhân vật lịch sử nổi bật với tinh thần cách tân đất nước mà cho đến ngày nay, tư tưởng của ông vẫn còn mang giá trị thời cuộc...
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...