Đạo

08:06 SA @ Thứ Sáu - 28 Tháng Mười, 2005

Phải nói ngay rằng tiếng Việt có nhiều từ “đạo” - đồng âm, khác nghĩa. Có điều, gần đây dư luận rất hay nhắc đến một từ “đạo”, không phải là một trong những từ chính thống, có giải nghĩa trong từ điển tiếng Việt mà lại là một từ gọi tắt, và đáng buồn - theo nghĩa xấu. Ấy là “đạo” trong “đạo chích".

Cộm lên vừa rồi là vụ “đạo nhạc” của một số nhạc sĩ cũng hơi hơi có tên tuổi trong làng nhạc trẻ. Chẳng phải bao giờ người ta mới biết. Cách đây vài năm, một tờ báo chuyền về thể thao, văn hóa đãcó bài với cái típ là lạ “Nghe nhạc mà chào mỏi cả tay”. Bài báo đề cập đến việc nhạc trẻ của ta na ná nhiều tác phẩm nước ngoài. “Chào mỏi cả tay” là vì trong một ca khúc thấy đoạn này giống “người quen” này, đoạn khác lại giống “người quen” nọ. Nhưng mà cũng chỉ là nói bóng, nói gió thế thôi.

Cho đến khi một nữ nhạc sĩ Nhật mail tới Việt Nam, nêu đích danh bài “Tình thôi xót xa” của nhạc sĩ Bảo Chấn là copy của chị ta. Thế là “đạo” trong làng nhạc trẻ mới ồn ào lên. Rồi tóe ra một danh sách cũng khá dài những ca khúc ăn khách, là bản sao của tác phẩm nước ngoài. “Cả làng” ồn ào, các giá trị lung lay. Các phản ứng cũng rất khác nhau. Hầu hết những tác giả có tên trong “danh sách Schindie” nhũn nhặn xin lỗi vì họ đã ‘chịu ảnh hưởng của một số nhạc phẩm của bạn bè và vô tình đưa vào trong bản nhạc của mình”. Nhưng cũng có người tự bảo vệ quyết liệt bằng cách đưa vụ việc tới cơ quan pháp luật để làm rõ trắng đen.

Không gây dư luận bằng vụ “đạo nhạc” (ai bảo anh “nhạc trẻ” ổn ĩ với những thần tượng, những diva, dichạm… mặc quần áo khác đời, nhảy nhót lung tung, tiền về bộn túi nhưng đến khi có chuyện thì độ nóng cũng kinh hơn) nhưng ầm ĩ kéo dài đã lâu là chuyện “đạo văn”. Chỉ tính bề nổi của tảng băng - tức là những vụ “chép sách” được “rỉ tai” cho dân báo để rồi từ đó xì căng đan được các phương tiện thông tin đại chúng khai thác tối đa, đôi khi dẫn đến “bút chiến” trên tờ này, báo nọ thì cũng không hề ít. Một số người trong nghề viết còn bi quan hơn, họ bảo thực tế đáng ngán hơn rất nhiều. Mang hay bị chép nhất là sách dịch cho thiếu nhi, sách phổ biến kiến thức.

Làng báo cũng hay có chuyện “đạo”. Người viết bài này đã có lần được đọc nguyên một bài báo về mình đăng trên báo khác mà mình không hề cộng tác. Khác chăng là típ bài đã được sửa đi đôi chút và tất nhiên, tên tác giả đã thành một “đấng” nào đó. Kiểu sao chép thô thiển ấy thì ít. Sao chép một cách tinh vi, gọt giũa hơn thì xảy ra như cơm bữa.

Ví dụ thứ 3 cho cái chữ “đạo” đáng buồn này là tệ sao chép Luận văn tốt nghiệp hoặc Công trình khoa học. Hóa ra bấy lâu vẫn âm thầm tồn tại những chợ “Luận văn” ở gần các trung tâm luyện thi. Các ông chủ, bà chủ sẽ thỏa mãn “thượng đế” hầu hết các yêu cầu trên nhiều lĩnh vực của khoa học. Sắp đến ngày nộp tiểu luận ư ? Chỉe việc ra mua một hai cuốn có đề tài tương tự, về xáo xào lại tý chút là có bản nộp thầy. “Đẹp long lanh” hẳn hoi nhé! Trò lười học đã đành, có thầy cũng mua bán, sao chép như thế, tất nhiên vì mục đích cao hơn, như làm tiến sĩ chẳng hạn.

Chuyện trèo tường bẻ khóa của mấy tên trộm vặt thì người dân đã quá quen. Vẫn là “đạo” tiền của, nhưng tinh vi và số lượng lớn hơn nhiều, là mánh của một vài cô gái xinh đẹp. Những cô này đã được một nguyệt báo đặt cho biệt danh “Ali moi moi”. Công nghệ “moi moi” nói chung thế này: các cô gái giả nghèo, giả khổ - một cảnh ngộ thật thương tâm khi người ta có nhan sắc diễm kiều, để làm động lòng mấy anh chàng giàu có và hảo tâm. Các chàng vung tay tặng người đẹp căn hộ hoặc đồ dùng đắt tiền để mua được một lời hứa hẹn nào đó. Được sở hữu tặng vật rồi, các nàng đành thất hứa, sau đó lại bắt đầu màn kịch “đóng cửa đi… Cái bang”. Cũng có nàng giả vờ có thú sưu tầm những đồ vật “độc” (tất nhiên không rẻ), để các “vệ tinh “ chia sẻ bằng cách “góp độc vật”… mà đoạn kết thì lại chẳng được “thổi cơm chung”. Những chiêu “moi moi” như thế, ngẫm cho cùng, cũng là một thứ “đạo”, vừa về vật chất, lại vừa về tình cảm.

“Đạo chích” của cải, dẫu giá trị tuyệt đối về tiền bạc là bao nhiêu, thì tác hại cũng vẫn ở diện hẹp. Ai mất thì nấy xót. Vả lại, xã hội vốn coi thường tư cách của những kẻ “trèo tường bẻ khóa”, nên chẳng hề sốc thì hành vi của chúng cho dù táo bạo hay trơ trẽn đến đâu. “Đạo” chất xám mới là điều đáng lo ngại, cả về sự xuống cấp nhân cách của một bộ phận tri thức lẫn niềm tin của công chúng, dư luận. Người ta ồn ào, người ta lo ngại vì thế.

Các cụ nhà mình cũng thật oái oăm. Đã có một chữ “đạo” với những ý nghĩa cao cả: 1- Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong đời sống xã hội; 2- Nội dung học thuật của học thuyết được tôn sùng; 3- Tổ chức tôn giáo ( từ đến Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học - 1997) lại còn sinh ra thứ “đạo” chích ngang mổ ngửa, dối trên lừa dưới. Chữ “Đạo” tốt đẹp kia hẳn phải kêu trời: Đã sinh ra ta, sao còn sinh cái thằng, hình thức giống hệt ta mà nội hàm khác nhau đến thế!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • “Nghề” học thuê

    12/07/2005T.NChuyện đi học điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. “Nghề” học thuê cũng đang trở thành một nghề “ngồi mát ăn bát vàng” đối với nhiều sinh viên.
  • "Phao" là một bệnh dịch của xã hội

    02/07/2005Tiến sĩ Hồ Thiện HùngChuyện “phao” tràn ngập ở các hội đồng thi không còn mới mẻ, nó đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nếu giám thị thực thi nhiệm vụ thì có nơi xuất hiện những kẻ côn đồ hành hung cả thầy.
  • Kiếm tiền bằng viết luận án thuê

    26/06/2005Một bài tập lớn, thiết kế môn học thuê làm trong vòng 4-5 ngày khoảng trên dưới 300.000 đồng. Một đồ án tốt nghiệp thuộc khối kỹ thuật làm trong một tháng rưỡi, giá 3 triệu đồng.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Sử dụng "phao" tràn lan trong thi cử: Có phải do cách dạy và ra đề?

    11/06/2003* Hiện tượng thí sinh mang "phao" vào phòng thi là phổ biến. * Một số địa phương có kết quả tốt nghiệp không thực chất.
  • xem toàn bộ