Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

08:36 CH @ Thứ Hai - 13 Tháng Bảy, 2015
Nhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt. Dưới đây là nội dung lược trích bài phát biểu của GS.


Để đất nước phát triển nhanh và bền vững, chúng ta cần phải tạo cho lớp trẻ nhiều cơ hội trau dồi kỹ năng và kiến thức ở mức độ cao để họ có thể thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn; thế hệ trẻ cần được khuyến khích thể hiện năng lực phán xét một cách tự do theo tinh thần sáng tạo, đổi mới và táo bạo. Đất nước cần tạo cho họ niềm tin vào tài năng và phải có tham vọng với mơ ước của mình.

Cần phải dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng tri thức hơn tiền, tôn trọng sự thông tuệ hơn quyền lực. Sự giàu có của một đất nước là bàn tay và khối óc chứ không phải là những két sắt của ngân hàng; là những sản phẩm làm ra hơn là những kỹ năng tiếp thị; đó là những giọt mồ hôi của những người làm việc hơn là những quy định được tạo ra bởi những người quản lý – nếu không có những người lao động thì những người quản lý chẳng thể quản lý ai ngoài chính bản thân họ.

Với tinh thần như vậy chúng ta phải dạy khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học; tôn trọng tất cả các hoạt động sản xuất và sáng tạo của con người, bao gồm cả nhân văn và nghệ thuật. Không có gì phản tác dụng và đáng trách hơn việc dạy thế hệ trẻ rằng có sự phân biệt thứ bậc giữa các lĩnh vực hoạt động của con người. Khác biệt duy nhất về thứ bậc nghề nghiệp là giữa sự xuất sắc và tầm thường. Chúng ta phải dạy cho giới trẻ về sự nghiêm túc, tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn, đam mê và sự chăm chỉ, những phẩm chất cần thiết cho mọi người dù đó là một nghệ sĩ vi-ô-lông hay một kiến trúc sư, một bác sĩ, nhà toán học, một người nông dân hay một nhà hoá học. Chúng ta phải nuôi nấng tinh thần nhiệt huyết và táo bạo trong suy nghĩ của họ. Chúng ta phải phổ biến những ví dụ như: Alexandre Yersin phát hiện ra trực khuẩn dịch hạch trong một phòng thí nghiệm mà ông dựng lên trong một túp lều nhỏ ở Hồng Kông; Penzias và Wilson, hai kỹ sư vô tuyến, đã khám phá ra những tín hiệu được gửi đến Trái Đất từ Vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn (Big Bang). Chúng ta phải làm cho thế hệ trẻ cảm thấy tự hào về Ngô Bảo Châu đồng thời tạo nên cho họ sự khao khát trở thành một Ngô Bảo Châu khác.

Ngày hôm nay, qua việc tổ chức lễ hội STEM, chúng ta tôn vinh Khoa học và phẩm chất của nó như là một trường học về sự nghiêm túc và tự do. Vào năm 1948, cùng với bác Hồ trong rừng Việt Bắc bác sĩ Hồ Đắc Di, người sáng lập ra đại học hiện đại của Việt Nam, cũng làm điều tương tự. Cho phép tôi kết luật bằng việc trích dẫn một vài lời của ông2:

Người thầy giáo nào càng đào tạo được nhiều học trò giỏi hơn mình thì càng hạnh phúc. Giảng dạy và nghiên cứu là hai anh em sinh đôi, và nhiều khi giảng đường trang nghiêm chỉ là sảnh chờ trước khi bước vào phòng thí nghiệm. – Trường đại học không chỉ là nơi giảng dạy khoa học đã hình thành, mà còn là nơi đang hình thành khoa học. – Nghiên cứu là làm việc theo nhóm. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ và nhẫn nại. Nó bao gồm những kỹ năng, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, luôn không ngừng tìm kiếm phát minh để có thể nắm bắt cơ hội. Cùng với công việc, trí tưởng tượng và phương pháp, cơ hội và sự quan tâm sẽ đến trong tầm tay. – Nhà khoa học phải có một phông văn hóa rộng… Đào tạo các nhà khoa học phải chú trọng phát triển cả về trí tuệ và đạo đức, bao gồm cả khoa học và nghệ thuật… Khi học thì phải nghi ngờ và khi làm thì phải có niềm tin. Phải hành động có suy nghĩ và suy nghĩ tích cực.Thật quý giá cho nhà khoa học nào có một công việc kết hợp được cả Khoa học và Lương tâm. Có tài là chưa đủ; mà phải có đạo đức trong sáng.

---------------------------------------------------------------

Chú thích:

1. Được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 16-17/5/2015 nhân chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 2015.
2. Trích và dịch từ bản ghi chép của GS. Pierre Darriulat về những lời của bác sỹ Hồ Đắc Di tại Việt Bắc trong khoảng thời gian 1947-1949. Nguồn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&CategoryID=6&News=3183

Nguồn:Tia Sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đồng tiền dễ chà đạp lên phẩm giá, đạo đức

    15/09/2019Nhật Minh (thực hiện)Dường như xã hội càng phát triển thì văn hoá, đạo đức càng xuống cấp. Nghịch lý đó khiến nhiều người bi quan...
  • Đồng tiền hai mặt

    08/07/2019Nguyễn Khắc PhêThực ra thì ở đời, hầu như mọi sự đều có hai mặt với cả nghĩa đen và nghĩ bóng. Như đồng tiền luôn có hai mặt khác nhau về họa tiết và chúng ta vẫn thường bảo đồng tiền này “trong sạch” còn đồng tiền kia là “nhơ bẩn”. Khi xã hội đang có một số mặt sa sút, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “mặt trái” của đồng tiền xuất hiện ở mọi nơi cũng là điều dễ hiểu...
  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền

    02/10/2017Diệu Linh (từ Ucraine)Khủng hoảng kinh tế là quy trình thông thường. Quan trọng là phải rút ra được những kết luận đúng từ lịch sử và không phí thời gian vô ích...
  • Ăn ở với đồng tiền

    18/06/2017TS. Phạm Duy NghĩaChuyện tiền nong thường khó nói. Khi ta nghèo, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, thoảng qua nhanh đâu còn thời giờ để nghĩ ngợi làm gì. Khi ta có chút của ăn của để, tiền ở lại với ta lâu hơn, ấy là lúc ta tập nghĩ tới cách ứng xử với đồng tiền. Từ một xứ nghèo, vươn lên kiếm lấy đồng tiền là nhu cầu rất tự nhiên và chính đáng, song cách ứng xử tiêu dùng tiền ấy có thể cũng là chuyện nên bàn...
  • Sự vô hình hệ trọng giữa những đồng tiền

    05/10/2015Nguyễn Quang ThiềuChúng ta liên tục có những chính sách đột phá về kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng chúng ta lại quên đi sứ mệnh của tinh thần thơ ca trong đời sống. Chính vì thế mà chúng ta không lý giải được những bất ổn của chúng ta, những tổn thương trong chúng ta, những mâu thuẫn trong chúng ta và cả những thất bại hiện hữu trong đời sống và công việc của chúng ta.
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Ngợi ca... đồng tiền

    04/08/2012Bùi Quang MinhNgợi ca! Không thể như thế được. Loài người chỉ ngợi ca những giá trị mang tính nhân văn, nhân tính, thiên về tinh thần bởi có ích lâu dài cho con người, cho xã hội và nhân loại như tình yêu, sự dũng cảm, yêu lao động, sáng tạo... Đồng tiền con người nghĩ ra trung tính. Nó phải kết hợp với các giá trị khác để đem lại lợi ích hay tác hại, từ đó mới đánh giá được là tốt hay xấu...
  • xem toàn bộ