“Chỉ tưởng tượng ra tương lai không đủ, bạn phải xây dựng nó”
Càng ngày người ta càng nhìn rõ một điều: Rất nhiều vấn đề trước đây tưởng như bất biến thì cũng có thể thay đổi; nhiều nguyên lý không còn mang giá trị thực tiễn. Từ đó, xuất hiện thái độ hoài nghi. Nhưng, con người không thể cứ quay lại quá khứ mà phải bước tới tương lai. Không chỉ "thường dân” chúng ta nghĩ ngợi mà nhiều học giả, nhiều nhà kinh tế hàng đầu thế giới cũng nghĩ cách đi đến tương lai - một tương lại không vô định.
Rowan Gibson trong tiểu luận "Nhìn lại công cuộc kinh doanh" đã nói "Không ai có thể lái xe đi đến tương lai theo một chương trình cài đặt sẵn". Gibson không nghi ngờ nhưng nhắc mọi người một điều: Thế giới ngày nay nhiều biến động hơn trật tự thế giới cũ, chúng ta phải chủ động tìm cho mình một con đường đi đến tương lai. Tương lai hiểu theo nghĩa tiến bước cùng thời đại và một vị trí tốt đẹp trong cuộc sống. Ông còn lặp lại "Kẻ chiến thắng của thế kỷ XXI sẽ là những ai có khả năng trở thành cái gì đó giống như chiếc xe Jeep, tức là chiếc xe nhiều cầu, chạy mọi địa hình, chắc chắn, hiệu quả và dễ điều khiển". Còn Charles Handy, người được coi là nhân vật triết lý kinh doanh nổi tiếng bậc nhất nước Anh, Giáo sư trường Đại học London Buiness School có một phát biểu nổi tiếng "Sự hấp dẫn nhất của tương lai là việc chúng ta có thể định hình được nó", vì ông cho rằng tương lai trong một xã hội hiện đại rất khó nắm bắt. Với Handy, muốn tìm được chỗ đứng trong tương lai của thời buổi hậu công nghiệp không dễn, có rất nhiều thứ từng là chỗ dựa cho cuộc sống chúng ta thì nay không còn nữa. Handy khuyên con người "học cách chung sống với sự biến động và bất định, phải tìm cách thích nghi với nó và đừng tìm kiếm sự chắc chắn mà chúng ta không thể có được".
Tuy nhiên, trên thực tế thì thế giới luôn đủ chỗ cho tất cả mọi người. Nhưng, cũng là điều đáng tiếc là "chỗ" lại không phải là cái có thể đem ra chia đều cho mọi người như một miếng bánh được. Do đó, trong bối cảnh nhiều đổi thay càng nhìn rõ hơn và cạnh tranh, người ta day dứt bởi câu hỏi: Chỗ của ta ở đâu? Câu hỏi ấy các bạn trẻ thường gặp nhất. Bạn không thể loạng choạng bước lùi khi tiến về tương lai. Nhưng muốn tiến đến tương lai một cách chắc khoẻ lại không dễ chút nào. Không ít người cho rằng chuẩn bị cho tương lai có nghĩa là chuẩn bị kiếm một chỗ làm. Vì nghĩ như vậy nên người ta khuyên thanh niên hãy giỏi tiếng Anh, sử dụng thành thạo máy vi tính và học lấy một cái nghề. Nhưng điều đó không sai, chúng ta nền nhờ tốc độ phát triển của xã hội ngày nay rất nhanh, điều mà ngày hôm nay đủ dùng thì mai lại đã thiếu hụt. StephenCovey, TS. Đại học BrighamYoung đã làm nặng thêm hành trang bước vào tương lai khi cho rằng "Bạn phải tạo ra được các điều kiện thích hợp, tạo ra được bầu không khí tốt cho sự phát triển. Và bầu không khí ấy phải tạo ra được các cơ hội". Theo cách nghĩ của Covey, những gì chúng ta chuẩn bị cho tương lai (như ngoại ngữ, kỹ năng máy tính, nghề) chỉ là điều kiện tối thiểu, cần hơn là mỗi người phải tạo ra được các cơ hội trong một quá trình liên tục không mệt mỏi, không nản chí xác lập bằng được những quan hệ tốt. Như vậy, hiểu theo nghĩa thực tiễn thì các quan hệ tốt sẽ mang đến cho chúng ta những thành đạt, đôi khi là bất ngờ. Đây có thể nói là một điểm yếu của thanh niên ta nói chung. Chúng ta thường mắc “bệnh sĩ", ngại quan hệ, lại càng ngại mở rộng quan hệkhác hơn quan niệm được thống nhất bởi LHQ là "học để hoà nhập". Nói nôm na thì nếu ta không gõ từng cánh cửa thì không bao giờ được người ta mời vào nhà. MichaelPorter, GS. Quản trị kinh doanh ĐH Harvard thì khuyên mọi người hãy tạo ra lợi thế cạnh tranh của bản thân mình nếu muốn tiến đến tương lai. "Không chỉ bạn làm tốt hơn việc bạn đang làm mà còn là cần để làm khác hơn - quan điểm của Porter. Làm tốt hơn đã khó nhưng cuộc sống buộc bạn phải vừa làm tốt hơn vừa có cách làm ưu việt hơn, có như vậy mới xác định được giá trị riêng của bản thân. Tương tự G.Hamel GS thỉnh giảng của London Buisiness School, người được Tạp chí Economist đánh giá là "nhà thông thái đương thời về chiến lược của thế giới" cho rằng "Bạn không thể tạo ra tương lai bằng cách sử dụng những công cụ chiến lược cũ”. Hamel lưu ý chúng ta, cách làm cũ dù hữu dụng đến đâu chăng nữa thì cũng thiếu hiệu quả khi áp dụng cho tương lai.
Một trong những giải pháp tốt mà Michel Hammer, nguyên GS khoa Vi tính Viện công nghệ Massachusetts nhận ra rằng, nếu mỗi người độc bộ tìm kiếm tương lai cho mình thì sẽ chỉ là mỗi người đi không đến. Ông khẳng định cách làm việc theo nhóm một cách chuyên nghiệp sẽ có hiệu quả trong tương lai. "Nhóm chuyên nghiệp" theo quan điểm của Hammer được hình dung giống như một đội bóng đá, trong đó "mỗi cá nhân đều tập trung chú ý vào một mục tiêu”. Điều này bao hàm sự hợp tác với những người khác trong khi thi hành các bổn phận cụ thể của riêng mình. Chúng ta thường hay nghĩ sự "cạnh tranh" gần với ý định vượt lên nhau, loại trừ nhau, hoặc quá đáng hơn là tiêu diệt nhau. Như vậy là sai lầm theo quan điểm Hammer. Liên kết sức mạnh của những người cùng chí hướng, cùng làm một công việc. Với trình độ chuyên môn cao sẽ cùng tiến bộ, cùng được hưởng lợi. Loại trừ nhau để giành một vị trí đã trở nên lỗi thời trong một xã hội phát triển.
Đường đến tương lai không bằng phẳng và không chắc ai cũng giống ai. Tương lai của mỗi người dù không được lập trình trước thì cũng do những nỗ lực tự thân, những đều kiện họ đã chuẩn bị và một cách nhìn nhận đúng đắn trước một thế giới biến động. Chúng ta có thể có những cách lựa chọn của riêng mình, phụ thuộc vào "cái tạng", của mình, vào hoàn cảnh xuất thân, môi trường sống... Nhưng thiết nghĩ, những gợi ý tứ những con người thành đạt không hẳn đã là thừa.
14/08/2016Nguyên NgọcBàn về cái thường được gọi là "văn hóa đọc hiện nay", thoạt đầu tôi đã định viết: "Sách... và cách mạng", nhưng rồi nghe to lớn và nghiêm trọng quá, nên đã bỏ đi. Tuy nhiên, nếu nói "và cách mạng" thì cũng không sai...
31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
15/12/2010Trần Bạch ĐằngDân Việt Nam nói chung chưa giàu, còn những tiêu chuẩn công bằng, dân chủ, văn minh, hạnh phúc thì đang trong quá trình xác lập có khi còn rất dài lâu. Với thể chế của Việt Nam, khả năng giữa nước mạnh với dân giàu không đối chọi. Không đối chọi với điều kiện đất nước đang được quản lý đúng theo những gì mà tổ chức lãnh đạo kỳ vọng...
09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
03/11/2010Nguyễn Thế NghĩaĐể thực hiện sự nghiệp đổi mới, một nguyên tắc hết sức quan trọng - nguyên tắc nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật và rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích "xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan"...
21/05/2006Đặng Chuẩn giới thiệu và lược dịchBước sang thế kỷ XXI, có những đợt sóng liên tục các dự báo lạc quan về thành tựu khoa học, phát minh công nghệ, về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến hoài nghi liệu thế kỷ mới có đem lại được gì hơn cho loài người? Điển hình trong luồng phản đề ấy là một bài viết gần đây...
16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
05/05/2006Lê SơnCuộc trao đổi giữa nhà bác học Nga lỗi lạc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Nikolai Antonovieh Dolezjam (sinh năm 1900), hai lần Anh hùng lao động, giải thưởng Lênin và 5 giải thưởng Quốc tế, và phóng viên báo Thế Kỷ về tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI...
05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
17/02/2006Tương LaiTa hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai .Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người...”. Những câu này trong tập thơ ra đời từ 1969 đã khiến cho tác giả lao đao một dạo. Thế rồi ba mươi sáu năm sau, tình cờ trong một lần chỉ hai anh em trên đường công tác, tác giả kể với tôi một chuyện xúc động về câu thơ ấy...
28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.