Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

02:24 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Bảy, 2005

Phát triển bền vững, hay phát triển lâu bền (Sustainable devlopment), đã trở thành một trong những định hướng chiến lược quan trọng nhất của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay. Trong định hướng chiến lược phát triển này của các nước, không chỉ cóviệc giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là sản xuất vật chất ngày một tăng nên nhanh chóng và bên kia là sự suy thoái ngày một nghiêm trọng hơn của môi trường tự nhiên trở nên cấp bách, mà cả việc phát triển con người một cách bền vững trong sự phát triển chung đó cũng trở nên hết sức cấp bách.

Tính cấp bách của việc phát triển bền vững thể hiện qua hàng loạt các cảnh báo từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 từ phía câu lạc bộ Rôma; qua thông điệp của các hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển suốt từ thập niên 70 thế kỷ XX đến nay, mở đầu bằng Hội nghị Quốc tế về con người và môi trường diễn ra lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1972 tại Stốckhôm (Thuỵ Điển) với lời kêu gọi “Hỡi loài người! Hãy cứu lấy cái nôi sinh thành đang bị chính bàn tay của mình huỷ hoại”. Thập niên nhận thức (1972 - 1982) và thập niên hành động (1982 - 1992) đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về môi trường và phát triển, nhất là đã xác định rõ hơn khái niệm phát triển bền vững. “Tuyên ngôn Riô - 92” (6- 1992)khẳng định rằng, phát triển bền vững là “sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế giới con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn những nhu cầu của họ”(1).

Như vậy, ở đây, phát triển bền vững được hiểu trước hết là sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đó là sự phát triển không chỉ cho thế hệ hiện tại, mà còncả cho thế hệ mai sau và một điều không kém phần quan trọng là sự phát triển đó không gây tổn hại cho mỗi trường tự nhiên. Sự phát triển bền vững ấy được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường (cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), con người, v.v.v.v. Đến lượt mình, chính sự phát triển bền vững về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học, công nghệ,.v.v.. lại là cơ sở quan trọng không thể thiếu được cho sự phát triển con người bền vững - mục tiêu cao nhất của sự phát triển.

Con người, như chúng ta biết, là một thực thể sinh học - xã hội, trong đó mặt xã hội và ngược lại. C.Mácđã từng nói rằng, “con người trực tiếp là thực thể tự nhiên,… Nhưng con người không chỉ là thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất người, nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó là thực thể loài”(2). Do vậy, phát triển con người hơn thế nữa, phát triển con người một cách bền vững, có nghĩa là phải phát triển nhiều mặt, cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội; phải phát triển toàn diện con người không chỉ trong một thời gian nhất định, mà là suốt cả cuộc đời; không chỉ là một thế hệ mà là của nhiều thế hệ, của cả dân tộc. Đồng thời, cần thấy rằng, con người với tính cách là một thành viên của gia đình, của cộng đồng, của xã hội, vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là một thành tố góp phần làm nên lịch sử, dovậy, con người gắn bó với cả quá khứ lẫn hiện tại và với tương lai của cộng đồng, của các thế hệ nối tiếp nhau. Đặt việc phát triển conngười trong sự nối tiếp nhau liên tục giữa các thế hệ như vậy có nghĩa rằng không chỉ phải chăm chút cho mộtthế hệ, mà là phảiquan tâm đến cả các thế hệ thời lẫn các thế hệ tương lai, và điều đó càng làm lổi bật tính tất yếu của sự phát triển con người một cách bền vững.

Sự tồn tại của xã hội không thể thiếu sự phát triển kinh tế. Song, đối với xã hộivăn minh thì sự phát triển kinh tế - xã hội không phải là mục đích duy nhất, không phải là mục đích tự thân mà phải chính là để phục vụ con người, để phát triển con người. Do vậy, phát triển con người, hơn thế nữa, phát triển con người một cách bền vững, chính là mục tiêu của sự phát triển. Để đạt đượcmột sự phát triển như vậy thì đối với mỗi quốc gia, trước hết, phải khác phục hoặc giảm tới mức thấp nhất sư chênh lệch giầu nghèo quá mức nhằm tạo cho mọi người có cơ hội phát triển. Nếu một sự phát triển chỉ lấy GDP làm thước đo duy nhất thì rất có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế lẫn sự phát triển xã hội nhưng chưa hẳn môi trường sống -cơ sở tồn tại tư nhiên của con người - đã được bảo vệ, chưa hẳn đã có sự tiến bộ xã hội và càng chưa hẳn đã có sự phát triển con người, thậm trí có khi con người vẫn bị lằm trong sự lãng quên, trong sự đói nghèo, trong sự thất học, trong tình trạng mất dân chủ, mất nhân phẩm và mất cả nhân quyền ở một tầng lớp người nhất định nào đó. Thế giới đương đại đang chứng kiến không ít nhữngđiều như vậy. Do đó, cần phải gắn kết sự tăng trưởng kinh tế với sự phát triển và tiến bộ xã hội, đặc biệt là với sự phát triển con người một cách bền vững, với những cơ hội được tạo ra để cho con người tự lựa chọn.

Tóm lại, có thể nói rằng, phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên, liên tục và lâu dài tất cả những năng lực thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách, tức là phát triển những năng lực bản chất nhưng đang ở dưới dạng tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày một nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng, đồng thời qua đó tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để có thể phát triển con người một cách bền vững theo cách hiểu như vậy thì cần có cách tiếp cận đúng, cần tuân thủ quan điểm phát triển và quan điểm toàn diện.

Trong thời gian khá dài, người ta chỉ xét con người và coi con người như là một nguồn lực giống như tất cả các nguồn lực khác, hoặc tốt nhât cũng chỉ coi là nguồn lực đặc biệt, trong nền sản xuất xã hội, trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận này có vai trò tích cực nhất định của nó khi nó coi việc khai thác nguồn lực con người là cách thức hữuhiệu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội. Quả thật cách tiếp cận này không những khác phục sự phiến diện của quan điểm không tính đến nguồn lực con người, chỉ chú trọng đến các nguồn lực vật chất, mà còn chỉ ra được sức mạnh và vai trò quan trọng nhất của nguồn lực con người trong hệ thống các nguồn lực. Song, chính quan điểm này lại cũng rất dễ dẫn người ta rơi vào một sự phiến diện khác khi chỉ nhấn mạnh việc sử dụng,việc khai thác mà không chú trọng trến thực tế và đúng mức tới sự bồi dưỡng và phát triển lâu dài, không coi sự phát triển nhiều mặt và phát triển toàn diện con người, không coi chất lượng cuộc sốnghay hạnh phúc của con người là mục tiêu cao nhất mà mọi sự phát triển đều phải hướng vào.

Hơn lúc nào hết,giờ đây trên bình diên quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế -xã hội, cần khoán triệt quan điểm coi con nguờivừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; phải xem xét và giải quyết mọi vấn đề về con người trên quan điểm phát triển và quan điểm toàn diện. Nếu chỉ xét con người từ góc độ là nguồn lực,thậm chílà động lực, của sự phát triển thì rất có thể người ta sẽ chỉ chú ý tới việc khai thác con người sao cho hiệu quả nhất, còn việc đầu tư phát triển con người sao cho bền vững nhất sẽ không chánh khỏi việc xem nhẹ.

Trái lại, nếu coi con người không chỉ là nguồn lực, là động lực, mà hơn hết, coi con người là mục tiêu của sự phát triển thì không những sự đầu tư để phát triển mọi năng lực bản chất đang tiềm tàng của con người về mặt sinh thể cũng nhưvề mặt tinh thần và tiềm năng nhân cách phải khác hơn, mà ngay cả phương pháp đánh giá hiệu quả của sự đầu tư đó cũng sẽ phải khác hơn rất nhiều. Bởi vì, hiệu quả của sự đầu tư vào phát triển con người thường chỉ thấy được trong khoảng thời gian dài hoặc đôi khi phải chờ đợi, phải đón đầu các quá trình sản xuất hoặc kinh tế - xã hội sẽ diễn ra, trongđó con người được đào tạo nhiều mặt cho sự phát triển rẽ phát huy tác dụng.

Như mọi người đều biết, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế tri thức đang hiển hiện trước mắt nhân loại. Chúng là những thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội rất lớn đối chúng ta, cho nên việc phát triển nhanh chóng và bền vững năng lực tri tuệ của từng con người cũng như của cộng đồng dân cư phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên trong chương trình phát triển.

Toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, một mặt, tạo ra những khả năng và cơ hội phát triển to lớn cho các dân tộc và các quôc gia. Mặt khác, chính trong toàn cầu hoá và kinh tế tri thức cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ làm cho khoảng giầu nghèo và tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc ngày một sâu sắc hơn. Muốn không bi tụt hậu xa hơn, chúng ta phải huy động mọi nguồn lực của đất nước. Song phải thấy rằng, tuy phong phú về nguồn lực, song nhiều nguồn lực cho phát triển của chúng ta là có hạn. Cái mà chúng ta có thể mạnh và tương đối dồi dào chính là con người. Thời gian qua, chúng ta đã nhìn thấy vai trò động lực của con người trong sự phát triển nền kinh tế - xã hội,đã có những chính sách cụ thể nhằm khai thác một cách có hiệu quả hơn nguồn lực nguồn lực này. Đảng vàNhà Nước ta cũng đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn lực con người và khẳng định rằng, “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”(3).

Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận những sự yếu kém cả trong việc khai thác và sử dụng lẫn trong trong việc phát triển con người. Mặc dù giáo dục, đào tạo cùng các chính sách xã hội đã từng bước hường vào đào tạo con người đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đãthu được những thành quả nhất định, song, giáo dục, đào tạo và cả xã hội không những chưa làm tốt được việc phát triển con người một cách bên vững về thể chất cho thế hệ trẻ với tính cách là cả hai mặt quan trọng nhất trong sự phát triển con người một cách bền vững.

Mọi người đều thất rằng, cơ sở vật chất cho giáo dục và rèn luyện thể chất từtuổi mẫu giáo cho đến sinh viên đại học quá thiếu thốn. Trường sở ở tất cả các bậc học quá chật chội. Học sinh, sinh viên không có chỗ vui chơi, tập luyện thể thao. Nhiều giảng đường của nhiều trường đại học, kể cả đại học cấp quốc gia, không đáp ứng được những đòi hỏi tối thiểu về mặt sư phạm.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất trong việc phát triển con người một cách bền vững nằm ở việc phát triển khả năng tư duy và óc khám phá, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Sự nhồi nhét kiến thức theo lốiáp đặt kèm theo việc quá thiếu sách tham khảo có chất lượng đang là nguy cơ bào mòn trí tuệ của thế hệ trẻ. Về điều này công luận đã nói rất nhiều, thiết nghĩ không cần nói cụ thể thêm.

Theo tôi, cái gây trở ngại nhất và cũng đáng nói nhất chính là ở chỗ, một mặt, chúng ta không chựu rứt bỏ những gì đã lỗi thời, giảm thiểu những gì cần phải giảm, không kiên quyết đổi mới triệt để trong giáo dục và đào tạo giống như đã kiên quyết đổi mới trong kinh tế, không mạnh dạn loại bỏvà trừng trị thích đáng những sự gian dối, không trung thực trong giáo dục. Mặt khác, đã có thời kỳ chúng ta vội vàng loại bỏ cả những gì là có giá trị, kể cả giá trị mang tính chất truyền thống, đa đạt được trong giáo dục các giai đoạn trước.

Dễ dàng nhận ra rằng, tất cả những cái yếu kém và khuyết điểm đó đang làm xói mòn lòng tin và nhiệt huyết học tập, làm giảm khả năng khám phá, óc sáng tạo của con người, nhất là của thế hệtrẻ. Nều không nhanh chóng đổi mới tư duy giáo dục và nhận thức lại mục tiêu chung cùng những yêu cầu cụ thể cần đạt được trong giáo dục rồi từ đó, tiến hành xây dựng lại chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá chất lượng , đầu tư tài chính và cơ sở vật chất tương xứng ở tất cả các bậc học nhằm đào tạo ra những con người vừa có đủkiến thức trình độ hiện đại, vừa có khả năng khám phá, sáng tạo và thích nghi nhanh, vừa có nhân cách và sức khoẻ thì chưa biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt được tình trạng kém cỏi trong việc phát triển con người, nhất là thế hệ trẻ của chúng ta.

Bên cạnh việc đào tạo thì việc sử dụng nguồn lực con người nói chung và sử dụng tài năng nói riêng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng có nhiều điều để bàn luận. Hãy cứ nhìn vào đội ngũ thầy giáo, cô giáo ở các trường đại học thì thấy rõ. Đội ngũ này vừa quá yếu, vừa quá thiếu vì nhiều nguyên nhân, song có phần không nhỏ là do không có chính sách khuyến khích người tài. Đáng nói nhất là chính sách lương và chính sách tài chính cho nghiên cứu khoa học. Sự bất hợp lý trong hai chính sách này vừa đang đầy tài năng trẻ ra nước ngoài, vừa làm hụt hẫng nghiêm trọng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao ở trong nước. Tình trạng “cá đối bằng đầu”, thiếu những người đứng đầu ngành giỏi đang là nguy cơ làm giảm hơn chất lượng đối với giáo dục đại học của chúng ta. Sự cứng nhắc trong chính sách bắt cán bộ khoa học giỏi, các giáo sư có nhiều kinh nghiệm còn đủ năng lực khoa học và sứckhoẻ về hưu đồng loạt cũng là điều lãng phi đáng tiếc. Đào tạo tốt và sử dụng hợp lý, đúng chỗ các nhà khoa học, đội ngũ giáo viên là những đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển con người một cách bên vững. Trong triết học đã từng lưu truyền về một tư tưởng được coi như một chân lý rằng, “ đầu tư cho người đàn ông, ta được người chồng tốt. Đầu tư cho người phụ nữ, ta được một gia đình tốt. Đầu tư cho người thầy giáo, ta được một thế hệ tốt”. Thiết nghĩ, đầu tư cho giáo dục,đầu tư cho người thầy giáo đó cũng là một trong nhiều việc cần làm ngay vì sự phát triển con người một cách bền vững.

Tóm lại, để phát triển đất nước, để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ, văn minh”, chúng taphải huy động mọi nguồn lực,trong đó có nguồn lực con người. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực con người mới chỉ là một mặt phục vụ cho công cuộc phát triển. Muốn phát triển bền vững tất cả các nguồn lực khác, đặc biệt là phát triển con người một cách bền vững. Đầu tư để phát triển con người một cách bền vững là đầu tư có hiệu quả lâu dài nhất, chắc chắn nhất cho sự phát triểncủa đất nước. Sự phát triển con người một cách bền vững đòi hỏi phải phát triển nhiều mặt, phát triển toàn diện con ngườithuộc nhiều thế hệ, từ sức khoẻ, thể chất đến tinh thần, trí tuệ, từ ý thức công dân đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Sự phát triển con người một cách bền vững là đảm bảo chắc chắn nhất cho mọi sự phát triển cả trong hiện tại lẫn tương lai.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...