Độc đoán, chuyên quyền làm đắm con tàu lớn (...)
Chiều 20.10, tại phiên họp đầu tiên của QH, Chính phủ đã gửi một bản báo cáo dài 18 trang tới các ĐBQH để giải trình về vụ con tàu lớn (...)*). Theo đánh giá của Chính phủ thì nguyên nhân xảy ra sự “đắm tàu lớn” (...) là do có sự độc đoán, chuyên quyền của người lãnh đạo và sự thiếu kiểm soát của cơ quan quản lý...
Bên cạnh những đánh giá về thành tựu mà con tàu lớn (...) đã đóng góp cho Việt Nam, báo cáo của Chính phủ cũng đã nghiêm khắc nhìn nhận vấn đề dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ nần của con tàu lớn (...) này. Cụ thể, Chính phủ khẳng định do công tác dự báo kém nên việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của con tàu lớn (...) không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay, nhiều dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi. Phần lớn dự án chỉ được bố trí chưa đến 50% tổng vốn. Cho vay và bảo lãnh cho các công ty liên kết vay trong khi đây là đơn vị làm ăn kém hiệu quả, không trả được nợ. Có những việc làm còn cố ý làm trái với sự chỉ đạo của chính phủ nhưng con tàu lớn (...) vẫn cứ làm theo ý mình**)...
Nhiều năm liền con tàu lớn (...) báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỉ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỉ đồng, quý I/2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỉ đồng. Trong 3 năm đã có 11 cuộc thanh tra, kiểm toán, giám sát nhưng các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc con tàu lớn (...) báo cáo không trung thực. Khuyết điểm này của lãnh đạo con tàu lớn (...) làm cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không phù hợp, không kịp thời và đã để xảy ra tình trạng trên.
Sau khi đánh giá những hạn chế, yếu kém, Chính phủ khẳng định, đang tiến hành khẩn trương, quyết liệt giải pháp tái cơ cấu, sớm ổn định sản xuất, củng cố uy tín, thương hiệu con tàu lớn (...). Cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường đầu tư chung của đất nước. Trong đó giải pháp trước mắt là thu hẹp phạm vi sản xuất kinh doanh, cắt giảm đầu tư, quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tập trung sức để duy trì ngành đóng, sửa chữa tàu. Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cố gắng đảm bảo tối đa việc làm, đời sống cho người lao động. Cũng theo báo cáo của Chính phủ thì đến 2012 sau khi tái cơ cấu con tàu lớn (...) sẽ chỉ còn khoảng 60 DN thành viên. Các DN còn lại sẽ được xử lý dưới các hình thức chuyển nhượng vốn, bán, sáp nhập, giải thể phù hợp.
Đối với các cá nhân vi phạm, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ đang có những bước thích hợp để xử lý nghiêm những người vi phạm.
Ông Hà Văn Hiền - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH: Quốc hội đã cảnh báo từ năm 2008
Trao đổi với báo chí về Con tàu lớn (...) - vấn đề nóng đang được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết: "Nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của Con tàu lớn (...) không phải là mới, nó đã diễn ra một thời gian. Trong đợt giám sát năm 2008, QH đã cảnh báo rồi nhưng rõ ràng các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có chức năng thanh, kiểm tra đã làm không triệt để, chưa đến nơi đến chốn”. “Nếu chúng ta kiểm tra, kiểm soát sát sao hơn, kịp thời hơn và xử lý kiên quyết hơn thì đã hạn chế được khó khăn, thiệt hại của Con tàu lớn (...)” - ông Hiền nói.
Lam Sơn
*)Con tàu lớn (...): Tập đoàn Vinashin
**)Làm theo ý mình: Việc mua tàu Hoa Sen
Nguồn:Lao Động
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý