Ðổi mới, một quá trình cách mạng
Đổi mới là tên gọi của công cuộc chuyển đổi nền kinh tế đất nước sang nền kinh tế đa thành phần, bước đầu như một luồng gió mát lành thổi vào nền kinh tế, đem đến chuyển biến từng ngày, tạo cơ sở để xã hội ta phát triển đi lên. Mức độ đổi mới, cơ hội đổi mới, động lực, thách thức và những trở ngại của đổi mới vẫn đặt gia cho từng chặng đường xây dựng và phát triển đất nước. Đảng viên và nhân dân tiếp tục mong chờ từng ngày những tín hiệu đổi mới thực sự trong sách lược và hành động của Đảng. Dịp này, chungta.com xin đăng lại bài viết của tác giả Hà Đăng, đăng cách đây 5 năm...
Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9-2005, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi:Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong.
Công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nếu kể từ Ðại hội VI của Ðảng (1986), đến nay đã trải qua gần 20 năm. Trong thời gian đó, trên thế giới và trong nước ta đã có rất nhiều biến đổi phức tạp, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Nhưng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, đồng thời còn không ít thiếu sót và có không ít vấn đề mới đặt ra.
Cùng với quá trình chuẩn bị tiến tới Ðại hội X của Ðảng và để góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc soạn thảo các văn kiện của Ðại hội, từ đầu năm 2003, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã quyết định tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, nhằm đánh giá một cách đúng đắn toàn bộ quá trình đổi mới vừa qua để rút ra những bài học, những vấn đề cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện đường lối, quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong những năm tiếp theo.
Tháng 1-2005, Báo cáo tổng kết đã được trình Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương đánh giá cao, coi đây là "một công trình tổng kết quy mô lớn, quan trọng, rất thành công, có những nhân tố đột phá về lý luận và rút ra được nhiều bài học quý". Trên cơ sở Báo cáo tổng kết, Trung ương nhận định rằng: "Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta".
Trước khi đi vào tìm hiểu những vấn đề nội dung của Báo cáo tổng kết, chúng ta hãy cùng nhau, một lần nữa, nhận chân công cuộc đổi mới của chúng ta. Hãy thử ôn lại và trả lời những câu hỏi từng được đặt ra ngay từ những ngày đầu và gần như suốt cả quá trình đổi mới. Thí dụ như: Ðổi mới là gì? Ðổi mới nhằm mục tiêu gì? Ðổi mới do ai làm? Ðổi mới bao giờ kết thúc? v.v...
Ðổi mới là gì?
Ðối với nhân dân ta, hai từ "đổi mới" thật ra không phải là điều xa lạ. Từ những năm đầu thế kỷ trước, một số nhà yêu nước của ta đã từng đề xướng thuyết duy tân, mà theo đúng ngữ nghĩa là đổi mới. Bác Hồ, trong các bài viết và bài nói của mình cũng đã nhiều lần dùng từ đổi mới. Trong bài "Lục quân ngày nay với các binh khí" đăng báo Cứu quốc, ngày 13-9-1946, Bác viết: "Binh khí càng tiến bộ, chiến thuật càng đổi mới". Và trong Thư gửi thanh niên ngày 2-9-1965, Bác nói: "Mười một năm qua, miền bắc nước ta xây dựng không ngừng, ngày càng đổi mới".
Tuy nhiên, đến những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, khi mà tình hình kinh tế-xã hội của nước ta ngày càng lún sâu vào khó khăn, khủng hoảng, hai từ "đổi mới" được đưa ra với nội hàm mới, đã lập tức trở thành việc mới lạ, làm cho xã hội đặc biệt quan tâm, dù đổi mới lúc đó chủ yếu mới tập trung vào lĩnh vực quản lý kinh tế. Ðến Ðại hội VI của Ðảng, đổi mới được đề cập một cách toàn diện và trở thành đường lối chính trị của Ðảng.
Vào quãng thời gian này, tuy trước hay sau một ít, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu đề ra cải tổ và cải cách. Không ít câu hỏi được nêu lên: Ðổi mới là gì? Giữa đổi mới của Việt Nam với cải cách ở Trung Quốc, cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Ðông Âu có gì khác nhau? Cũng không ít lời đáp được đưa ra. Ðổi mới là thay cái cũ bằng cái mới (nhưng cái cũ là gì và cái mới là gì thì chưa thật rõ). Ðổi mới là từ bỏ cách nghĩ và cách làm cũ, tìm ra cách nghĩ và cách làm mới, là từ bỏ lối quản lý quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ tìm ra cơ chế quản lý mới hướng tới sự phát triển... Ðổi mới là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, tìm ra nguyên nhân các sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa. Ðổi mới là trở lại cái cũ vốn đã đúng nhưng bị làm sai, vân vân và vân vân. Những lời đáp đó ít nhiều đều đúng, song vẫn chưa thật sự đi vào bản chất của sự vật.
Ðối chiếu với cải cách ở Trung Quốc và cải tổ ở Liên Xô, không phải không có những ý kiến cho rằng, cải cách và cải tổ có tính cách mạng hơn, triệt để hơn. Nhưng, khi thấy tình hình ở Liên Xô và Ðông Âu ngày một chao đảo, thì cách nhìn đối với đổi mới của ta cũng đổi khác.
Không phải chỉ trong nước ta mà từ các nước ngoài, bạn bè và các thế lực chống đối, những người có thiện chí và những kẻ có tà tâm, chính khách và báo giới..., tùy theo chỗ đứng và cách nhìn của mình, đã theo dõi sát sao đổi mới của Việt Nam, tìm hiểu nó, đánh giá nó và cũng đã đưa ra những cách cắt nghĩa khác nhau, tuy không có cách cắt nghĩa nào hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Ðiều thú vị ở đây là đã có sự bất lực của nhiều nhà dịch thuật. Không phải họ không tìm ra những từ ngữ tương đương với hai từ đổi mới bằng tiếng nước ngoài. Cái khó là làm sao nói được nội hàm của nó, nêu lên được nội dung, điều mà thế giới quan tâm nhất chứ không chỉ là từ ngữ. Cũng đã có một giải pháp mà các nhà dịch thuật của ta và báo chí nước ngoài ngầm thỏa thuận, đó là dùng nguyên xi từ ÐỔI MỚI mà không cần phải dịch ra tiếng nước ngoài nào cả.
Ðổi mới thoạt đầu được hiểu như những hành động riêng lẻ, cụ thể để làm thay đổi một thực tế, nhưng càng về sau càng rõ đó là một quyết sách chính trị có tầm cỡ của đảng cầm quyền.
Ðổi mới thoạt đầu cũng được hiểu như một phương pháp tư duy, một giải pháp tình thế nhằm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, dần dần mới rõ ra là một chiến lược cách mạng của Ðảng nhằm đưa đất nước tới sự phát triển toàn diện trong giai đoạn mới.
Ðổi mới nhằm mục tiêu gì?
Nói đổi mới là một bài bản hoàn chỉnh đã được vạch sẵn trong đầu các nhà lãnh đạo là không đúng thực tế. Ðổi mới - cũng như cải cách và cải tổ ở các nước anh em - là chưa có tiền lệ trong lịch xử xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ðổi mới, cải cách và cải tổ xuất phát từ yêu cầu của tình hình cụ thể, của cách mạng mỗi nước. Ðổi mới ở nước ta là xuất phát từ thực tiễn cách mạng nước ta.
Tình trạng trì trệ kéo dài trong phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn, vướng mắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công tác xây dựng Ðảng là điểm xuất phát đầu tiên của đổi mới, nhưng đổi mới nhằm mục tiêu gì, cả trước mắt và lâu dài, thì không phải ngay từ đầu ai cũng rõ.
Do cắt nghĩa không đúng tình hình, không ít cán bộ, đảng viên dao động, hoài nghi về con đường đi lên. Các thế lực chống đối và những kẻ cực đoan thì không ngớt đưa ra những luận điệu xuyên tạc, quy mọi lỗi lầm vào việc lựa chọn con đường và vào Ðảng lãnh đạo, một mặt lớn tiếng phủ nhận quá khứ, đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội và xóa bỏ Ðảng Cộng sản, đòi chia tay ý thức hệ, mặt khác tán dương và hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ phê phán đổi mới của ta là nửa vời, chỉ đổi mới về kinh tế mà không chịu đổi mới về chính trị và ngay trong kinh tế cũng đổi mới ngập ngừng. Những người trung thực, tâm huyết thì trong khi ủng hộ mạnh mẽ đổi mới đã lo lắng đổi mới đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc xác định đúng mục tiêu của đổi mới là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bằng một cuộc đấu tranh tư tưởng kiên quyết và kiên trì, chống lại các quan điểm và luận điệu sai trái, từ việc khẳng định chúng ta "đổi mới nhưng không đổi màu", "đổi mới nhưng không đổi hướng", "đổi mới nhất quán chứ không nửa vời", "hội nhập mà không hòa tan"..., Ðảng ta đã đi tới xác định trong các văn kiện chính thức của Ðảng rằng: Ðổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Ðổi mới phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ðổi mới không phải là từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Ðổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, làm cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn thiện đường lối đổi mới. Ðổi mới không phải là phủ định thành tựu và cách làm trước đây, mà là khẳng định những gì đã hiểu đúng, làm đúng, loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai, hoặc những gì trước kia đúng, nhưng nay không còn phù hợp, bổ sung nhận thức mới và cách làm mới, đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới.
Nói một cách khái quát, trong mục tiêu chung của đổi mới, có mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, có mục tiêu về thực tiễn và mục tiêu về lý luận.
Về thực tiễn, đó là nhanh chóng khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội và bằng sự đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai cùng các nước trên thế giới.
Về lý luận, đó là làm sáng tỏ hơn những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà mục tiêu chung là củng cố độc lập và thống nhất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ðổi mới do ai làm?
Khác với đảo chính là công việc của một số người trong giới chóp bu, cách mạng, nhất là cách mạng xã hội chủ nghĩa, dù ở bất cứ nước nào, cũng đều là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Ðổi mới là một sự nghiệp cách mạng, do đó cũng chính là sự nghiệp của quần chúng. Nếu hiểu như vậy thì câu hỏi "đổi mới do ai làm?" là không cần đặt ra.
Tuy nhiên, không phải không có sự ngộ nhận và cả sự xuyên tạc nữa. Ðó là ý kiến cho rằng đổi mới là công việc của riêng Ðảng Cộng sản, do những người cộng sản tiến hành để cứu vãn Ðảng và chế độ trước nguy cơ sụp đổ. Hoặc nói đổi mới chỉ là sự sao chép cải tổ và cải cách của nước ngoài. Cả hai loại ý kiến đó đều sai lầm.
Không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của Ðảng Cộng sản là người khởi xướng và lãnh đạo đổi mới, nhưng nếu nói đổi mới là công việc của riêng hai triệu rưỡi cán bộ, đảng viên của Ðảng mà không phải là của 70 - 80 triệu nhân dân ta thì những người cộng sản dù có tài giỏi đến mấy cũng không làm nổi.
Ðổi mới, như trên đã nói, là xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh lãnh đạo của mình, Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn tham khảo và coi trọng học hỏi kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tiếp thu những thành tựu mà loài người đã đạt được trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, song sao chép thì không. Bởi Ðảng biết rằng chủ nghĩa giáo điều là lực cản của sáng tạo lịch sử.
Trước sau như một, Ðảng ta khẳng định rằng đổi mới được đề ra xuất phát từ lợi ích của đất nước và của nhân dân Việt Nam. Do đó đổi mới chính là sự nghiệp của nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Nếu không phải như vậy thì làm sao sự nghiệp đổi mới lại có được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân đến thế?
Những người nước ngoài, khi nói đến đổi mới của Việt Nam, đều nhìn trên hai mặt: Một là, các chính sách đổi mới, hai là thực tiễn đổi mới. Không ai thật sự khách quan mà không thừa nhận rằng, Việt Nam nói đổi mới và làm đổi mới thật; rằng các chính sách đổi mới ngày càng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; rằng đổi mới trong mấy chục năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Những ai đến Việt Nam, tận mắt quan sát đều thấy nước Việt Nam là một đất nước chính trị ổn định, bộ mặt kinh tế - xã hội thay đổi nhiều, lòng dân tin vào chế độ và sự lãnh đạo. Không ít chính khách qua những chuyến thăm Việt Nam, đã có nhận xét rằng muốn biết Việt Nam đổi mới như thế nào, thì hãy nhìn vào bộ mặt của những người dân thường, đó là bộ mặt thể hiện sự lạc quan. Một vài cơ quan thăm dò dư luận nước ngoài cho biết: Với những câu hỏi đặt ra cho một số nước có hoàn cảnh giống nhau, rằng người dân có bằng lòng với hiện tại và tin tưởng ở tương lai không, thì ở Việt Nam, tỷ lệ những người được hỏi có câu trả lời tích cực là vào loại cao nhất.
Không phải chúng ta không thấy được những khó khăn và khuyết điểm trong đổi mới còn rất nhiều, không ít những nhiệm vụ của đổi mới đề ra mà không thực hiện được, không ít những điều bức xúc trong nhân dân chưa được giải quyết, hoặc tiếp tục nảy sinh. Song, xét dưới góc độ công cuộc đổi mới là của ai và do ai làm, thì câu trả lời không gì khác là: Ðổi mới là một phong trào cách mạng có tính quần chúng rộng rãi, trong đó nhân dân vừa là người sáng tạo, vừa là chủ thể thực hiện.
Ðổi mới bao giờ thì xong?
Từ ngày đề ra đường lối đổi mới đến nay, Ðảng ta chưa một lần tuyên bố đổi mới đến bao giờ mới kết thúc. Các kỳ Ðại hội Ðảng từ Ðại hội VI đến Ðại hội X sắp tới, qua kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ qua và quyết định phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới, đều xác định rằng cần phải tiếp tục đổi mới hoặc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, song chưa bao giờ định ra một thời hạn cụ thể cho việc kết thúc đổi mới.
Ðiều đó là có lý do. Bởi đổi mới không chỉ là một hành động cách mạng cụ thể mà là một chuỗi hành động cách mạng, một quá trình cách mạng liên tục diễn ra từ những lĩnh vực cụ thể đến toàn bộ các lĩnh vực, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ việc giải quyết các yêu cầu và nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của từng chặng đường đến việc giải quyết các yêu cầu cơ bản, lâu dài của cả một thời kỳ cách mạng.
Do không hiểu điều đó, cũng do tư tưởng sốt ruột, muốn cái gì cũng làm một lần là xong, từ những ngày đầu đổi mới, đã có những câu hỏi đặt ra như: Chừng nào thì ra khỏi đường hầm không lối thoát? Tại sao nói đổi mới mà đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng? Vậy thì đến chừng nào đổi mới mới kết thúc được?, v.v.
Trả lời những câu hỏi này, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 12-1987), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói: "Thời gian còn quá ngắn, chưa đủ để biến những nghị quyết mà chúng ta mới thông qua thành hiện thực, chưa đủ để khắc phục mọi khó khăn, vấp váp tích lũy từ nhiều năm nay, chưa xoay chuyển được tình hình". Tháng 1-1988, trong cuộc gặp các nhà báo châu Á - Thái Bình Dương họp tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí lại nói: "Tôi thường ví xã hội chúng tôi như một người bị ốm nặng, không thể có một vị thuốc thần nào lập tức có thể đứng dậy đi ngay và chạy ngay được".
Trên thực tế, tình trạng kinh tế trì trệ, lạm phát cao, đời sống nhân dân sa sút - cái đường hầm không có lối thoát mà người ta thường nói đó, đã từng bước được khai thông để dẫn đến khoảng trời bừng sáng.
Tổng kết 10 năm đổi mới, Ðại hội VIII của Ðảng (tháng 6-1996) đã dõng dạc khẳng định: Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội... Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa cơ bản đã hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vậy là, tuy không đề ra thời hạn cho toàn bộ quá trình đổi mới, nhưng trong từng giai đoạn, Ðảng ta đã nêu lên những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để phấn đấu hoàn thành. Ðổi mới là toàn diện, đồng bộ, tích cực, khẩn trương, nhưng phải có bước đi phù hợp với thực tế. Chần chừ, do dự là bỏ mất thời cơ. Nhưng vội vã, hấp tấp cũng sẽ dẫn đến sai lầm và vấp ngã.
Nhận chân công cuộc đổi mới như trên, chúng ta càng thấy rõ đổi mới là một quá trình cách mạng. Quá trình đó đã diễn ra trên đất nước ta hai mươi năm qua và sẽ còn tiếp diễn. Bởi, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, với những mục tiêu cao cả của nó, là một sự nghiệp lâu dài.
Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9-2005, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi:Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong.
Công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nếu kể từ Ðại hội VI của Ðảng (1986), đến nay đã trải qua gần 20 năm. Trong thời gian đó, trên thế giới và trong nước ta đã có rất nhiều biến đổi phức tạp, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Nhưng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, đồng thời còn không ít thiếu sót và có không ít vấn đề mới đặt ra.
Cùng với quá trình chuẩn bị tiến tới Ðại hội X của Ðảng và để góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc soạn thảo các văn kiện của Ðại hội, từ đầu năm 2003, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã quyết định tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, nhằm đánh giá một cách đúng đắn toàn bộ quá trình đổi mới vừa qua để rút ra những bài học, những vấn đề cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện đường lối, quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong những năm tiếp theo.
Tháng 1-2005, Báo cáo tổng kết đã được trình Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương đánh giá cao, coi đây là "một công trình tổng kết quy mô lớn, quan trọng, rất thành công, có những nhân tố đột phá về lý luận và rút ra được nhiều bài học quý". Trên cơ sở Báo cáo tổng kết, Trung ương nhận định rằng: "Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta".
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực thực hiện, trải qua gần 20 năm, đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Ðể hiểu một cách sâu sắc, đánh giá đầy đủ, đúng đắn và khoa học quá trình thực hiện đường lối đổi mới cũng như những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm, từ đó khẳng định về con đường đi lên của đất nước mà Ðảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang tiếp bước, báo Nhân Dân mở chuyên mục "Nhìn lại 20 năm đổi mới" với các bài viết tổng kết lý luận - thực tiễn. |
Ðổi mới là gì?
Ðối với nhân dân ta, hai từ "đổi mới" thật ra không phải là điều xa lạ. Từ những năm đầu thế kỷ trước, một số nhà yêu nước của ta đã từng đề xướng thuyết duy tân, mà theo đúng ngữ nghĩa là đổi mới. Bác Hồ, trong các bài viết và bài nói của mình cũng đã nhiều lần dùng từ đổi mới. Trong bài "Lục quân ngày nay với các binh khí" đăng báo Cứu quốc, ngày 13-9-1946, Bác viết: "Binh khí càng tiến bộ, chiến thuật càng đổi mới". Và trong Thư gửi thanh niên ngày 2-9-1965, Bác nói: "Mười một năm qua, miền bắc nước ta xây dựng không ngừng, ngày càng đổi mới".
Tuy nhiên, đến những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, khi mà tình hình kinh tế-xã hội của nước ta ngày càng lún sâu vào khó khăn, khủng hoảng, hai từ "đổi mới" được đưa ra với nội hàm mới, đã lập tức trở thành việc mới lạ, làm cho xã hội đặc biệt quan tâm, dù đổi mới lúc đó chủ yếu mới tập trung vào lĩnh vực quản lý kinh tế. Ðến Ðại hội VI của Ðảng, đổi mới được đề cập một cách toàn diện và trở thành đường lối chính trị của Ðảng.
Vào quãng thời gian này, tuy trước hay sau một ít, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu đề ra cải tổ và cải cách. Không ít câu hỏi được nêu lên: Ðổi mới là gì? Giữa đổi mới của Việt Nam với cải cách ở Trung Quốc, cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Ðông Âu có gì khác nhau? Cũng không ít lời đáp được đưa ra. Ðổi mới là thay cái cũ bằng cái mới (nhưng cái cũ là gì và cái mới là gì thì chưa thật rõ). Ðổi mới là từ bỏ cách nghĩ và cách làm cũ, tìm ra cách nghĩ và cách làm mới, là từ bỏ lối quản lý quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ tìm ra cơ chế quản lý mới hướng tới sự phát triển... Ðổi mới là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, tìm ra nguyên nhân các sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa. Ðổi mới là trở lại cái cũ vốn đã đúng nhưng bị làm sai, vân vân và vân vân. Những lời đáp đó ít nhiều đều đúng, song vẫn chưa thật sự đi vào bản chất của sự vật.
Ðối chiếu với cải cách ở Trung Quốc và cải tổ ở Liên Xô, không phải không có những ý kiến cho rằng, cải cách và cải tổ có tính cách mạng hơn, triệt để hơn. Nhưng, khi thấy tình hình ở Liên Xô và Ðông Âu ngày một chao đảo, thì cách nhìn đối với đổi mới của ta cũng đổi khác.
Không phải chỉ trong nước ta mà từ các nước ngoài, bạn bè và các thế lực chống đối, những người có thiện chí và những kẻ có tà tâm, chính khách và báo giới..., tùy theo chỗ đứng và cách nhìn của mình, đã theo dõi sát sao đổi mới của Việt Nam, tìm hiểu nó, đánh giá nó và cũng đã đưa ra những cách cắt nghĩa khác nhau, tuy không có cách cắt nghĩa nào hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Ðiều thú vị ở đây là đã có sự bất lực của nhiều nhà dịch thuật. Không phải họ không tìm ra những từ ngữ tương đương với hai từ đổi mới bằng tiếng nước ngoài. Cái khó là làm sao nói được nội hàm của nó, nêu lên được nội dung, điều mà thế giới quan tâm nhất chứ không chỉ là từ ngữ. Cũng đã có một giải pháp mà các nhà dịch thuật của ta và báo chí nước ngoài ngầm thỏa thuận, đó là dùng nguyên xi từ ÐỔI MỚI mà không cần phải dịch ra tiếng nước ngoài nào cả.
Ðổi mới thoạt đầu được hiểu như những hành động riêng lẻ, cụ thể để làm thay đổi một thực tế, nhưng càng về sau càng rõ đó là một quyết sách chính trị có tầm cỡ của đảng cầm quyền.
Ðổi mới thoạt đầu cũng được hiểu như một phương pháp tư duy, một giải pháp tình thế nhằm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, dần dần mới rõ ra là một chiến lược cách mạng của Ðảng nhằm đưa đất nước tới sự phát triển toàn diện trong giai đoạn mới.
Ðổi mới nhằm mục tiêu gì?
Nói đổi mới là một bài bản hoàn chỉnh đã được vạch sẵn trong đầu các nhà lãnh đạo là không đúng thực tế. Ðổi mới - cũng như cải cách và cải tổ ở các nước anh em - là chưa có tiền lệ trong lịch xử xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ðổi mới, cải cách và cải tổ xuất phát từ yêu cầu của tình hình cụ thể, của cách mạng mỗi nước. Ðổi mới ở nước ta là xuất phát từ thực tiễn cách mạng nước ta.
Tình trạng trì trệ kéo dài trong phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn, vướng mắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công tác xây dựng Ðảng là điểm xuất phát đầu tiên của đổi mới, nhưng đổi mới nhằm mục tiêu gì, cả trước mắt và lâu dài, thì không phải ngay từ đầu ai cũng rõ.
Do cắt nghĩa không đúng tình hình, không ít cán bộ, đảng viên dao động, hoài nghi về con đường đi lên. Các thế lực chống đối và những kẻ cực đoan thì không ngớt đưa ra những luận điệu xuyên tạc, quy mọi lỗi lầm vào việc lựa chọn con đường và vào Ðảng lãnh đạo, một mặt lớn tiếng phủ nhận quá khứ, đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội và xóa bỏ Ðảng Cộng sản, đòi chia tay ý thức hệ, mặt khác tán dương và hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ phê phán đổi mới của ta là nửa vời, chỉ đổi mới về kinh tế mà không chịu đổi mới về chính trị và ngay trong kinh tế cũng đổi mới ngập ngừng. Những người trung thực, tâm huyết thì trong khi ủng hộ mạnh mẽ đổi mới đã lo lắng đổi mới đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc xác định đúng mục tiêu của đổi mới là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bằng một cuộc đấu tranh tư tưởng kiên quyết và kiên trì, chống lại các quan điểm và luận điệu sai trái, từ việc khẳng định chúng ta "đổi mới nhưng không đổi màu", "đổi mới nhưng không đổi hướng", "đổi mới nhất quán chứ không nửa vời", "hội nhập mà không hòa tan"..., Ðảng ta đã đi tới xác định trong các văn kiện chính thức của Ðảng rằng: Ðổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Ðổi mới phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ðổi mới không phải là từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Ðổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, làm cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn thiện đường lối đổi mới. Ðổi mới không phải là phủ định thành tựu và cách làm trước đây, mà là khẳng định những gì đã hiểu đúng, làm đúng, loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai, hoặc những gì trước kia đúng, nhưng nay không còn phù hợp, bổ sung nhận thức mới và cách làm mới, đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới.
Nói một cách khái quát, trong mục tiêu chung của đổi mới, có mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, có mục tiêu về thực tiễn và mục tiêu về lý luận.
Về thực tiễn, đó là nhanh chóng khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội và bằng sự đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai cùng các nước trên thế giới.
Về lý luận, đó là làm sáng tỏ hơn những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà mục tiêu chung là củng cố độc lập và thống nhất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ðổi mới do ai làm?
Khác với đảo chính là công việc của một số người trong giới chóp bu, cách mạng, nhất là cách mạng xã hội chủ nghĩa, dù ở bất cứ nước nào, cũng đều là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Ðổi mới là một sự nghiệp cách mạng, do đó cũng chính là sự nghiệp của quần chúng. Nếu hiểu như vậy thì câu hỏi "đổi mới do ai làm?" là không cần đặt ra.
Tuy nhiên, không phải không có sự ngộ nhận và cả sự xuyên tạc nữa. Ðó là ý kiến cho rằng đổi mới là công việc của riêng Ðảng Cộng sản, do những người cộng sản tiến hành để cứu vãn Ðảng và chế độ trước nguy cơ sụp đổ. Hoặc nói đổi mới chỉ là sự sao chép cải tổ và cải cách của nước ngoài. Cả hai loại ý kiến đó đều sai lầm.
Không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của Ðảng Cộng sản là người khởi xướng và lãnh đạo đổi mới, nhưng nếu nói đổi mới là công việc của riêng hai triệu rưỡi cán bộ, đảng viên của Ðảng mà không phải là của 70 - 80 triệu nhân dân ta thì những người cộng sản dù có tài giỏi đến mấy cũng không làm nổi.
Ðổi mới, như trên đã nói, là xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh lãnh đạo của mình, Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn tham khảo và coi trọng học hỏi kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tiếp thu những thành tựu mà loài người đã đạt được trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, song sao chép thì không. Bởi Ðảng biết rằng chủ nghĩa giáo điều là lực cản của sáng tạo lịch sử.
Trước sau như một, Ðảng ta khẳng định rằng đổi mới được đề ra xuất phát từ lợi ích của đất nước và của nhân dân Việt Nam. Do đó đổi mới chính là sự nghiệp của nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Nếu không phải như vậy thì làm sao sự nghiệp đổi mới lại có được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân đến thế?
Những người nước ngoài, khi nói đến đổi mới của Việt Nam, đều nhìn trên hai mặt: Một là, các chính sách đổi mới, hai là thực tiễn đổi mới. Không ai thật sự khách quan mà không thừa nhận rằng, Việt Nam nói đổi mới và làm đổi mới thật; rằng các chính sách đổi mới ngày càng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; rằng đổi mới trong mấy chục năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Những ai đến Việt Nam, tận mắt quan sát đều thấy nước Việt Nam là một đất nước chính trị ổn định, bộ mặt kinh tế - xã hội thay đổi nhiều, lòng dân tin vào chế độ và sự lãnh đạo. Không ít chính khách qua những chuyến thăm Việt Nam, đã có nhận xét rằng muốn biết Việt Nam đổi mới như thế nào, thì hãy nhìn vào bộ mặt của những người dân thường, đó là bộ mặt thể hiện sự lạc quan. Một vài cơ quan thăm dò dư luận nước ngoài cho biết: Với những câu hỏi đặt ra cho một số nước có hoàn cảnh giống nhau, rằng người dân có bằng lòng với hiện tại và tin tưởng ở tương lai không, thì ở Việt Nam, tỷ lệ những người được hỏi có câu trả lời tích cực là vào loại cao nhất.
Không phải chúng ta không thấy được những khó khăn và khuyết điểm trong đổi mới còn rất nhiều, không ít những nhiệm vụ của đổi mới đề ra mà không thực hiện được, không ít những điều bức xúc trong nhân dân chưa được giải quyết, hoặc tiếp tục nảy sinh. Song, xét dưới góc độ công cuộc đổi mới là của ai và do ai làm, thì câu trả lời không gì khác là: Ðổi mới là một phong trào cách mạng có tính quần chúng rộng rãi, trong đó nhân dân vừa là người sáng tạo, vừa là chủ thể thực hiện.
Ðổi mới bao giờ thì xong?
Từ ngày đề ra đường lối đổi mới đến nay, Ðảng ta chưa một lần tuyên bố đổi mới đến bao giờ mới kết thúc. Các kỳ Ðại hội Ðảng từ Ðại hội VI đến Ðại hội X sắp tới, qua kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ qua và quyết định phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới, đều xác định rằng cần phải tiếp tục đổi mới hoặc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, song chưa bao giờ định ra một thời hạn cụ thể cho việc kết thúc đổi mới.
Ðiều đó là có lý do. Bởi đổi mới không chỉ là một hành động cách mạng cụ thể mà là một chuỗi hành động cách mạng, một quá trình cách mạng liên tục diễn ra từ những lĩnh vực cụ thể đến toàn bộ các lĩnh vực, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ việc giải quyết các yêu cầu và nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của từng chặng đường đến việc giải quyết các yêu cầu cơ bản, lâu dài của cả một thời kỳ cách mạng.
Do không hiểu điều đó, cũng do tư tưởng sốt ruột, muốn cái gì cũng làm một lần là xong, từ những ngày đầu đổi mới, đã có những câu hỏi đặt ra như: Chừng nào thì ra khỏi đường hầm không lối thoát? Tại sao nói đổi mới mà đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng? Vậy thì đến chừng nào đổi mới mới kết thúc được?, v.v.
Trả lời những câu hỏi này, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 12-1987), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói: "Thời gian còn quá ngắn, chưa đủ để biến những nghị quyết mà chúng ta mới thông qua thành hiện thực, chưa đủ để khắc phục mọi khó khăn, vấp váp tích lũy từ nhiều năm nay, chưa xoay chuyển được tình hình". Tháng 1-1988, trong cuộc gặp các nhà báo châu Á - Thái Bình Dương họp tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí lại nói: "Tôi thường ví xã hội chúng tôi như một người bị ốm nặng, không thể có một vị thuốc thần nào lập tức có thể đứng dậy đi ngay và chạy ngay được".
Trên thực tế, tình trạng kinh tế trì trệ, lạm phát cao, đời sống nhân dân sa sút - cái đường hầm không có lối thoát mà người ta thường nói đó, đã từng bước được khai thông để dẫn đến khoảng trời bừng sáng.
Tổng kết 10 năm đổi mới, Ðại hội VIII của Ðảng (tháng 6-1996) đã dõng dạc khẳng định: Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội... Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa cơ bản đã hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vậy là, tuy không đề ra thời hạn cho toàn bộ quá trình đổi mới, nhưng trong từng giai đoạn, Ðảng ta đã nêu lên những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để phấn đấu hoàn thành. Ðổi mới là toàn diện, đồng bộ, tích cực, khẩn trương, nhưng phải có bước đi phù hợp với thực tế. Chần chừ, do dự là bỏ mất thời cơ. Nhưng vội vã, hấp tấp cũng sẽ dẫn đến sai lầm và vấp ngã.
Nhận chân công cuộc đổi mới như trên, chúng ta càng thấy rõ đổi mới là một quá trình cách mạng. Quá trình đó đã diễn ra trên đất nước ta hai mươi năm qua và sẽ còn tiếp diễn. Bởi, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, với những mục tiêu cao cả của nó, là một sự nghiệp lâu dài.
Nguồn:Báo Nhân dân
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá