Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế

Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách
09:24 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Hai, 2011
Nhiều người so sánh giai đoạn hiện nay với giai đoạn đổi mới trước đây, và chờ đợi những tư duy mong đợi một “tư duy mong đổi mới”. Dù tư duy ấy có thể gồm một bộ ý tưởng được suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng, có vẻ vẫn thuộc về lối tư duy cũ. Điều này có lẽ bắt nguồn từ kinh nghiệm của giai đoạn Đổi mới trước đây.

Trong bối cảnh trước khi có cải cách kinh tế ở Việt Nam, nền kinh tế nước ta tương đối đơn giản, tập trung và tuyến tính. Đến thời điểm này, nền kinh tế đã trở nên phức tạp, phân tán, đa dạng hóa hơn rất nhiều do kết quả của quá trình thị trường hóa và quốc tế hóa liên tục trong hai thập kỷ qua. Vì thế, để tiếp tục cải cách nền kinh tế lúc này, có lẽ cần đặt vấn đề một cách khác.

Vì bản chất của môi trường kinh tế và xã hội hiện nay đã mang khá đậm tính chất của nền kinh tế thị trường, với luồng thông tin cùng sự kiện diễn biến với quy mô lớn, liên tục và phức tạp, nên sự đổi mới cũng cần diễn ra liên tục, chứ không thể diễn ra theo kiểu một lần như trước đây nữa. Do đó, vấn đề không phải đi trả lời câu hỏi “tư duy mới là gì?” mà là làm thế nào để tư duy mới liên tục được sản sinh.

Với cách đặt vấn đề như vậy, có lẽ sẽ phải hình thành một thói quen mới, đó là việc quen dần và chấp nhận sự tiến bộ kinh tế- xã hội sẽ đi theo những hướng không hoàn toàn mà chúng ta tiên liệu hoặc tin tưởng. Vì một đặc điểm quan trọng của sự đổi mới hay sang tạo thực sự, là người ta không dự báo được trước. Người ta chỉ có thể tạo nên cái cơ chế cho sự sán

Từ phân công lao động đến phân hữu tri thức

Với cách tiếp cận như vậy, cần trở lại những nền tảng tạo nên động lực sáng tạo, hay quá trình liên tục đổi mới tư duy, của nhận loại trong giai đoạn kinh tế thị trường phát triển.
Trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh tế thế giới bắt đầu tăng tốc ở những nước công nghiệp hóa đầu tiên, giải phóng mạnh mẽ các nguồn lực hữu hình, hiệu hữu (vốn, lao động, tài nguyên). Tâm điểm của quá trình này là sự phân công lao động ngày càng tinh vi trong tổ chức xã hội loài người. Đây là đặc điểm xã hội quan trọng được các nhà kinh tế đầu tiên, điển hình là Adam Smith, phát hiện vào nửa sau thế kỷ 18. Nhưng đóng góp quan trong thực sự của các nhà kinh tế học tiền bối không phải chỉ nhận ra sức mạnh ghê gớm của quá trình phân công lao động nhờ đó năng suất của xã hội tăng lên mãnh liệt, mà họ nhận ra kinh tế thị trường là một cơ chế đặc biệt, ưu việt duy nhất mà loài người từng biết, cho phép sự phân công lao động được diễn ra một cách tự động và liên tục. Tiếp đó, họ nhanh chóng nhận ra nền tảng của kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân về nguồn lực (phương tiện sản xuất) và tự do sản xuất và trao đổi.

Trong thế kỷ 20, sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, nền kinh tế thị trường bị thách thức trên toàn thế giới. Những trào lưu chống thj trường và nền văn minh của kinh tế thị trường trỗi dậy, lan tràn và biến tưởng thành làn sóng chống lại tự do cá nhận. Đặc điểm chung của các trào lưu này là những nỗ lực nhằm xây dựng một xã hội và nền kinh tế dựa trên sựu kiểm soát, kế hoạch hóa đời sống con người và các hoạt động kinh tế từ một nhà nước trung ương. Kết quả là các mô hình xã hội này đều đi từ từ đi vào vòng xoáy sụp đổ, vì xã hội không có khả năng tự đổi mới hoặc tự vệ trước những thách thức mới.

Trước thực tiễn này, giới tư tưởng thế giới dần phát hiện ra một khía cạnh khác cao hơn rất nhiều của nền kinh tế thị trường. Đó là vai trò của tri thức trong đời sống xã hội và sản xuất kinh tế thị trường của Adam Smith đã được phát huy tối đa, điều cần thiết là sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực đó. Cùng là một nhóm các nguồn lực, sản xuất ra tối đa sản phẩm. hoặc ngược lại, cùng là một yêu cầu về sản phẩm, sử dụng ít nguồn lực nhất có thể. Đó chính là bản chất của cái gọi là “công nghệ”. Để có công nghệ, không gì khác luôn phải có cách thức sản xuất mới, hay kết hợp nguồn lực theo cách mới hơn, hiệu quả hơn. Đó được gọi là quá trình “sáng tạo”. Để có sự sáng tạo, cần phải có tri thức.

Bức tranh chung đã rất rõ rang, tương tự như trong giai đoạn ban đầu, vai trò của “sáng tạo” hay tri thức là như một nguồn lực. Việc nghiên cứu tri thức cho thấy tri thức không phải là những vật thể khách quan, có thể tập trung vào một tổ chức ở trung ương, mà thường tồn tại một cách phân tán dưới những dạng đặc thù ở mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hay mỗi địa phương. Đó là các khái niệm “tri thức cá nhân”, “tri thức ngầm ẩn”, “tri thức bản địa”, vv… được phát triển trong khoa học xã hội hiện đại.

Với bản chất phân tán tri thức, hay tính hữu hạn của tri thức nơi mỗi cá nhân hay tổ chức trong xã hội rộng lớn và ngày càng phức tạp, người ta nhận thấy vai trò của “phân công lao động” trong giai đọan sơ kỳ của của kinh tế thị trường. Nếu quá trình phân công lao động cho phép những lao động riêng lẻ kết hợp với nhau để tạo ra năng suất lao cao cho toàn xã hội, thì quá trình phân hữu tri thức cho phép những tri thức phân tán kết hợp với nhau tạo ra một quá trình sáng tạo liên tục.

Một lần nữa, thị trường đóng vai trò như một cơ chế ưu việt giúp quá trình phân hữu tri thức tồn tại và phát triển. Với những thể chế hỗ trợ phù hợp, như bản quyền về ý tưởng hay sáng kiến, quyền tự do tư duy và nghiên cứu. Cho đến quyền tự do ngôn luận, phát biểu và trao đổi, đã trở thành nền tảng để quá trình phân hữu tri thức diễn ra hệt như quyền về ý tưởng hay sáng kiến, quyền tự do tư duy và nghiên cứu, cho đến quyền tự do ngôn luận, phát biểu và trao đổi, đã trở thành nền tảng để quá trình phân hữu tri thức diễn ra hệt như quyền tư hữu tài sản và tự do hoạt động sản xuất và trao đổi đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của quá trình phân công lao động.

Cơ chế cho tri thức liên tục sản sinh

Trong điều kiện Việt Nam, sự phát triển kinh tế thị trường chỉ diễn ra trong vài chục năm gần đây, nhưng nó đã chứa đựng và hấp thu cả lịch sử của quá trình phát triển nền kinh tế, hay Sự nghiệp đổi mới (vẫn đang diễn ra), từ Đổi mới một đến Đổi mới hai, v.v… thì đó chính là những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế thị trường nói chung. Có thể có nhiều cách diễn giải và diễn đạt về các giai đoạn mới của chúng ta, cũng như những nhu cầu thực sự thúc đẩy các giai đoạn đó. Ở đây, tôi muốn tiếp cận các giai đoạn trên theo quan niệm về phân công lao động và phân hữu tri thức nhưu đã phân tích trên kia.

Với cách tiếp cận như vậy, thì có thể xem quá trình đổi mới ở Việt Nam vào cuối thập niên 1980 là giai đoạn giải phóng các nguồn lực đã được giải phóng ở mức cao trong mối quan hệ của kinh tế thị trường. Sẽ đến giai đoạn Việt Nam cần hội nhập ở mức cao hơn, ở đó cần có sự sáng tạo, tức là những cách thức kết hợp các nguồn lực này theo một cách hiệu quả hơn, theo nghĩa rộng nhất của từ “hiệu quả”. Và đó là giai đoạn Việt Nam cần đến vai trò thực sự của tri thức, trong toàn bộ quá trình vận động của xã hội.

Điều này đòi hỏi tri thức cho sáng tạo phải sản sinh một cách vững chắc và liên tục. Sẽ không đủ nếu chỉ tìm kiếm những giải pháp, những “tư duy mới” theo từng giai đoạn, một cách tập trung. Thay vì theo giai đoạn, tri thức cần sản sinh liên tục. Thay vì tập trung, tri thức cần phân tán.

Nói cách khác, tìm kiếm một tư duy đổi mới hiện nay là không đủ trong bối cảnh xã hội hiện đại, đa dạng và phức tạp. Cái mà xã hội Việt Nam cần là phải tạo lập một cơ chế để trong đó các tư duy mới liên tục được phát sinh, cạnh tranh với nhau và cùng phát triển. Có thể nói, nhu cầu của chúng ta hiện nay là đổi mới cơ chế đổi mới tư duy.

Để làm được điều này, những thể chế và điều kiện cần thiết cho quá trình phân hữu tri thức phải dần được tạo lập và bảo vệ. Ở mức cao nhất, đó là việc tiếp tục xây dựng và kiện toàn một nhà nước pháp quyền. Sự diễn giải luật pháp cần rõ ràng và dễ hiểu, môi trường chính sách cần minh bạch và nhất quán. Chế độ bản quyền cần được tôn trọng và tuân thủ một cách nghiêm túc. Tư tưởng và ngôn luận ngày càng cởi mở hơn và hướng tới sự tự do và công khai trong tranh luận, tự do nghiên cứu và phản biện chính sách. Trong quá trình bồi đắp và phát triển những thể chế thân thiện với thị trường và tạo điều kiện cho tri thức phát triển, các cơ quan truyền thông, các diễn đàn chung, các sự kiện hội họp, và các tổ chức công dân có vai trò to lớn. Đây là con đường mà Việt Nam không thể tránh khỏi trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tiến trình văn minh của nhân loại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn nguyên của phát triển

    28/08/2016Trần Hữu DũngKhoảng 10-15 năm trở lại đây, một cuộc tranh luận đã diễn ra trong giới kinh tế về thành tố sâu xa nhất của phát triển, cụ thể là: có yếu tố nào căn bản hơn, đàng sau những yếu tố nói trên?
  • Hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển

    22/08/2014GS Trần Văn ThọMong rằng hai ba mươi năm nữa, những quan chức, những vị lãnh đạo đầu đã bạc sẽ ngồi ở quán cà phê bên Hồ Hoàn Kiếm trò chuyện mãi về những ngày mà thời trung niên của họ đã hết lòng vì nước vì dân, nên Việt Nam đã vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình, chen chân được vào hàng ngũ những nước giàu mạnh trên thế giới .
  • “Chỉ hội nhập kinh tế thuần túy là không đủ”

    13/03/2014Kim Thái“Rất mong Đại hội kỳ này tìm ra được điểm hợp lý để cân đối giữa cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Invest Consult Group, bày tỏ nhân cuộc trò chuyện với VnEconomy, trong dịp Đại hội Đảng XI diễn ra tại Hà Nội...
  • Thế giới liệu có Phát triển Bền vững trên chiếc cầu bập bênh?

    27/02/2014Hà YênPhát triển và Bền vững là hai khái niệm đối lập: Một bên là động còn bên kia là tĩnh. Nếu hiểu “Phát triển bền vững” như một tính từ (ví dụ : Một nền kinh tế phát-triển-bền-vững), thi chúng chỉ mang giá trị diễn đạt của ngữ nghĩa thuần túy, còn nếu lý giải cụ thể hành vi mà chúng mô tả, thì tinh đối lập của chúng tựa như cặp “đối xứng quay”, giống như hai đầu của chiếc cầu bập bênh trong vườn trẻ vậy: đầu này hạ xuống thì đầu kia dâng lên.
  • Không thể làm kinh tế theo chiều gió…

    02/02/2011Huy NamChuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ là định hướng chiến lược mà vị chủ tịch xã đã giới thiệu với tôi trong một lần gặp gỡ hồi đầu năm 2010. Sau khi “phân tích” nhiều nội dung phức tạp về lợi thế so sánh, giá trị tăng, thu nhập đầu người, giữa lĩnh vực thương mại so với nông nghiệp, ông kết luận tỉ trọng đóng góp của ngành kinh tế này vào cơ cấu ngân sách đã vượt xa nông nghiệp...
  • Hành trang vươn tới một quốc gia công nghiệp

    01/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaBước vào năm 2011, nước ta còn đúng một thập kỷ để thực hiện mơ ước trở thành quốc gia công nghiệp. Bên cạnh những văn minh vật chất như cảng biển, khu công nghiệp, tàu cao tốc... có thể dành dụm hoặc dựa vào tiền vay mà dựng lên thì một quốc gia công nghiệp còn cần tới phong cách ứng xử công nghiệp. Năm mới cũng nên là dịp nhìn lại hành trang của nước ta trên lộ trình đó.
  • Phát triển dựa trên trí tuệ

    31/01/2011Vũ Quốc TuấnMùa xuân là mùa của niềm tin và hy vọng. Doanh nhân nước nhà bước vào mùa xuân Tân Mão 2011 với niềm tin về những bước phát triển vững chắc hơn trong thời gian tới, dựa trên nền tảng trí tuệ của toàn dân tộc Việt Nam ta...
  • Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam 5 năm tới

    25/01/2011Kim TháiToàn bộ sản phẩm của nền kinh tế tương lai của Việt Nam trong 2-3 năm tới lệ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế phương Tây, tức là phương Tây mới là thị trường của các sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong 2-3 năm tới, nền kinh tế Việt Nam chưa nhìn thấy sự phát triển thoả mãn kỳ vọng của chúng ta về phát triển kinh tế...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Vinashin là vấn đề thế kỷ

    23/12/2010Nguyễn Trần BạtHai vấn đề nhân dân cả nước đang rất quan tâm và cũng vừa được phản ánh nóng bỏng ở Quốc hội là Vinashin và Bauxite Tây Nguyên, với tư cách là một nhà kinh tế, ông Nguyễn Trần Bạt đã có những nhận xét đáng quan tâm xung quanh vụ đổ vỡ Vinashin...
  • xem toàn bộ