Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

10:24 SA @ Thứ Tư - 29 Tháng Mười Hai, 2010

Tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ trên gác hai tại trụ sở Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ts. Lê Đăng Doanh hào hứng ngay với câu chuyện 20 năm đổi mới tại Việt Nam. Đã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới.

TS. Lê Đăng Doanh nhận xét: Có lẽ thành quả sâu sắc nhất của 20 năm đổi mới là đã bước đầu phát huy được quyền dân chủ, quyền tự do và sức sáng tạo của người dân Việt Nam. Chúng ta từng bước rũ bỏ được một phần sự tự trói buộc vào những quan điểm cũ kỹ không được thực tế xác nhận, để đi theo dòng chảy lớn của nhân loại, đó là phát triền, là hội nhập, là họp tác, là hòa bình, là phát huy mạnh mẽ sức mạnh của khoa học - công nghệ... Đất nước ta hiện nay đang đứng trước cơ hội ngàn năm có một: không có kẻ thù trực tiếp nào, không có sự đe dọa xâm lăng trực tiếp nào.

Đối với dân tộc Việt Nam, nếu nhìn lại cả nghìn năm lịch sử thì chưa bao giờ có cơ hội ngàn vàng như vậy. Tự chúng ta cảm nhận điều đó, bạn bè quốc tế cũng có đánh giá như vậy. Tất nhiên, cũng có những lời khen quá mức, nhưng dù sao chúng ta cũng không nên tự huyễn hoặc mình, càng không nên mượn những lời tô vẽ để che khuất hoặc không dám nhìn vào những yếu kém của đổi mới...

- Những người trẻ tuổi, nhất là những ai sinh sau những năm 1980 (thế hệ 8X) thật khó để có thhìnhdung đầy đủ bối cảnhViệt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến trước Đại hội Đng toàn quốc lần thứ VI (năm 1988). Vì sao rất nhiều vấn đề nếu xem xétthì hiện tại thấy là lẽ nhiên (ví dụ như kinh tế thị trường), vậy mà cả xã hội đã phải vt vã, phải trả giá suốt 20 năm có lẻ mới vỡ vạc ra được… Thế hệ của những người như ông đã đi qua giai đoạn đó như thế nào?

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, năm 1975 đã có một Hội nghị TW 24 (khoá III) với quyết định cứ để miền Nam tiếp tục phát triển kinh tế thị trường với nền kinh tế đa thành phần. Nhưng sang Đại hội IV (tháng 12/1976, TW đã quyết định cả nước đi lên CNXH. Hồi đó, chúng ta có ước muốn đem lại một xã hội tự do, bình đẳng trên cơ sở công hữu, làm chủ tập thể và đã tiến hành một loạt biện pháp như tập thể hóa, kế hoạch hóa…

Về mặt ý tưởng thì cao đẹp, nhưng về mặt phương pháp đã rõ ràng không thích hợp. Bây giờ thì có thể nói là phương pháp đó không thích hợp với bất kỳ giai đoạn nào chứ không phải chỉ trong giai đoạn ấy. Sự không thích hợp lớn nhất của mô hình đó, theo tôi, chính là sự tuyệt đối hóa quyền lực của một trung tâm. Lý luận đã chứng minh rằng, nếu tuyệt đối hóa quyền lực của một trung tâm thì sẽ tạo ra sự lạm dụng quyền lực, tạo ra sự tập trung, quan liêu, kéo theo đó là kìm hãm sáng tạo, tự do dân chủ của người dân. Ngày nay, chúng ta đã nhận thức ra điều đó. Tôi muôn nhấn mạnh rằng, đổi mới là một quá trình ngày càng mở rộng và thực hiện một cách đầy đủ hơn dân chủ và tự do của người dân. Trở lại thời kỳ trước đổi mới, mọi người đều có một ước muốn là tiến thật nhanh, nhưng thực sự lại đi vào ngõ cụt.

- Nhưng đó là ước muốn của xã hội hay của một nhóm người?

Đó là ước muốn của một số vị lãnh đạo chủ chốt. Vì vậy mới có Nghị quyết TW 24, nhưng chỉ nằm trong nhóm thiểu số. Có thể hiểu được vì nước ta vừa trải qua chiến tranh còn đang rất say sưa với thắng lợi. Ở thời điểm đó, tôi cũng phân vân dữ lắm. Mình học ở Đức, có được tiếp cận một số thông tin mới, tất nhiên là không chính thức (qua hộc bàn).

Nhưng mình chỉ là chân cắp tráp theo hầu các cụ, không có trọng trách gì cả…

- Các cụ nhà mình có biết không?

Tôi cho rằng các cụ biết quá đi chứ, nhưng trong bụng ủng hộ là một chuyện, có nói ra và có thực hiện hay không lại đi một nhẽ! Đứng trước bức tường đó, khi tư duy của anh xơ cứng và bị trói buộc vào những quan điểm cũ kỹ, thông tin lại bị hạn chế, cộng với nhiều lý do khác, khiến anh không dám vượt qua. Nhưng trong thực tế, bức tường tư duy xơ cứng đó vẫn bị "bắn phá", và chúng ta biết qua những điển hình "xé rào" ở khắp nơi.

- Vậy điều gì đã thúc đẩy (hay thúc ép) Việt Nam đổi mới kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI?

Theo tôi, cơ bản nhất là chúng ta không thể không đổi mới, vì bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ cực kỳ nghiêm trọng, Nhà nước không còn ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu, lương thực thiếu trầm trọng.

Suy cho cùng thì bài học ở đây là gì? Đó là sự sáng tạo xuất phát từ thực tế, đổi mới mạnh mẽ tư duy. Có đổi mới, có sáng tạo, có xuất phát từ thực tế, có khát vọng của dân tộc thì mới có được sức mạnh, có hiểu biết mới tránh được quan liêu và sự xơ cứng trong suy nghĩ.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận đúng thực trạng Việt Nam còn chậm trên lĩnh vực đổi mới bộ máy Nhà nước, thể chế chính trị và chưa phát huy một cách đầy đủ trí tuệ, sức sáng tạo của người dân. Triết lý đổi mới và cải cách là bộ máy Nhà nước phải thay đổi chức năng của nó, không phải bộ máy sinh ra để cai trị, để dạy bảo người dàn. Nhà nước làm sao khôn được bằng dân? Sao lại có chuyện kỳ lạ là Nhà nước luôn đứng dạy dỗ dân! Không lẽ Nhà nước vừa đá bóng vừa thổi còi?

Lĩnh vực chậm cải cách thứ hai là giáo dục. Chưa bao giờ người dana đòi hỏi một cách cấp thiết về sự cải cách hệ thống giáo dục như hiện nay. Bởi vì, thế mạnh của một dân tộc phụ thuộc vào trí tuệ thế mạnh của một đất nước phụ thuộc vào khoa học - công nghệ.

Trong các khâu của quy trình sản xuất từ nghiên cứu thiết kế, triển khai, gia công, lắp ráp, tiếp thị cho đến phục vụ khách hàng thì Việt Nam mình tập trung vào 2 khâu giá trị gia tăng thấp nhất - gia công và lắp ráp. Tất cả các khâu khác có hàm lượng tổ tuệ cao hơn thì ta phó mặc cho người nước ngoài.

Có gia công lắp ráp vẫn tốt hơn không có gì, nhưng cứ đừng lại đó thì không thể vượt lên được. Một đất nước còn xuất khẩu thô thì tiếp tục là quốc gia nghèo, chậm phát triển. Muốn phát triển được thì phải có khoa học – công nghệ mà muốn có khoa học - công nghệ thì phải mở mang dân trí, cải cách cơ bản lĩnh vực giáo dục - đào tạo và đặc biệt phải mở rộng không gian sáng tạo cho cả dân tộc. Nếu chúng ta không mở rộng không gian sáng tạo cho mọi người thì dàn tộc ta chỉ có thể đứng bên lề đường cao tốc của nhân loại. Thế giới người ta đi lên khoa học - công nghệ anh lại cứ phất phơ ở ngoài thì tiến nhanh sao được? Thế thì, hãy mạnh dạn phát huy tất những thứ tốt đẹp nhất, những yếu tố trí tuệ của đất nước, chứ đừng nên tập trung phát huy phần cơ bắp nữa...

Chúng ta có quyền tự hảo về những thành tựu của đổi mới, nhưng cũng không nên tự mãn, tự huyễn hoặc mình, tự ru ngủ mình mà không nhìn thẳng vào sự thật, không nói rõ sự thật, không phân tích cho hết ngọn nguồn của sự thật và bối cảnh của công cuộc đổi mới. Phải nói một cách dứt khoát rằng nếu bây giờ ai đó không cảm nhận đất nước đang đứng ở ngã ba đường thì nguy hiểm lắm. Và cũng nên tự từ bỏ ý tưởng hão huyền, vẽ trước quỹ đạo phát triển một cách tiên định rằng ngày ấy tháng nọ ta ở chỗ này, chỗ kia... Cũng cần thấy rằng, ngoài việc cải cách một cách cơ bản bộ máy Nhà nước cần gắn với - phát huy dân chủ, tăng cường vai trò giám sát, quyền được thông tin của người dân. Chính K. Mác trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản có một câu rất hay "Tự do của mỗi một người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người". Mọi sự hạn chế tự do, dân chủ đều không đúng với Hiến pháp và không đúng với Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đã đọc. Hiến pháp nước ta rất rõ ràng, xác định đáy đủ các quyền tự do cơ bản của người dân. Một quyền cơ bản của người dân trong thế giới ngày nay là quyền được thông tin. Hiện nay, sự lạc hậu của Việt Nam, nghiêm trọng nhất so với thế giới không phải là tiền bạc mà là trí tuệ, là thông tin. Tôi lấy thí dụ: Anh bán một cái áo đúng mùa thời trang có thể được 100 USD, nhưng nếu quá mùa thì bán 5USD cũng không ai mua. Vì ai mặc cái áo lỗi mốt ấy bị coi là... nhà quê! Sự khác nhau ấy là sự khác nhau về thời gian, về tốc độ và về trí tuệ. Bởi vì vào thời điểm ấy anh không có trí tuệ, không có năng lực làm ra sản phẩm ấy. Cho nên, vấn đề cấp bách cần làm rõ: chúng ta đang đứng trước cơ hội rất lớn, nhưng cũng chịu sức ép rất lớn, đó là không được chậm trễ nữa, không được tự hài lòng với mình nữa, và chúng ta phải mở rộng ra, đón nhận luồng gió mới.

Việt Nam là đất nước đứng trước biển, trước đại dương thì Việt Nam phải vươn ra, và cái đại dương lớn nhất là đại dương trí tuệ. Muốn vươn lên, Việt Nam phải vượt qua đại dương trí tuệ. Người Việt Nam vốn rất thông minh, học giỏi, có nhiều người đoạt giải Olympic, nhiều người học giỏi ở bậc Đại học, cũng có một số giáo sư, tiến sĩ giỏi, nhưng cho đến giờ chưa có ai được giải thưởng Nobel. Điều đó chứng tỏ chúng ta có tư chất, thông minh nhưng lại thiếu cơ sở vật chất và đặc biệt, thiếu một không gian sáng. Người giỏi không phải là trong một cái ao tù, người cũng không thể giỏi được bị kìm hãm thông tin. Thế quyền thông tin của người dân phải được thể chế như thông điệp của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2005...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • xem toàn bộ