Đông trùng hạ thảo là gì? Ích lợi của nó như thế nào?

10:55 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Mười Hai, 2017

Đông trùng hạ thảo là một trong những mặt hàng sinh vật đắt nhất thế giới, có thể chữa đau nhức, điều trị ung thư và tăng cường khả năng sinh sản...

1. "Đông trùng hạ thảo" là cụm từ rất quen thuộc, nhưng bạn có biết nó cụ thể là gì?

Nếu coi “đông trùng hạ thảo” chỉ là hai giai đoạn của một cuộc đời của sinh vật này thì đúng như tên gọi, nó vừa là cây vừa là con. Nhưng thực ra, hai giai đoạn ấy là riêng biệt nhưng nối tiếp nhau.

Cầm một (cây hay con cũng được) “đông trùng hạ thảo” dù đã phơi khô lên xem, bạn vẫn thấy hai phần rõ rệt: phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.

Chẳng là, có một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes(chi này có tới 40 loài) mùa hè nhởn nhơ bay lượn, cặp đôi và đẻ trứng. Vào mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất.

hông rõ vì sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo (tên khoa học là Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes) ký sinh trên các lỗ thở, mà chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể.

Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên. Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm “ăn hết”, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bướm được nữa.

Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Đoạn đầu của nấm phình to ra, hình dạng giống như một cái que, trên bề mặt có rất nhiều bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí…lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới.

Người xưa cho rằng loaì sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là “đông trùng hạ thảo”. Đây là một loại dược phẩm rất quý của Đông y, nên người ta đua nhau đi thu nhặt, phơi khô để bán.

Vì các loài nấm này chỉ phân bố ở châu Á và châu Úc, đặc biệt là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... nên chỉ những vùng này người ta mới tìm thấy đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, có thể thấy rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm.

Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu với khoảng 20-30 vằn khía, đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút.

Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dài và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.


Hình ảnh "đông trùng hạ thảo" được nghiên cứu, nuôi trồng và ứng dụng rộng rãi

2. Tác dụng của Đông trùng hạ thảo là gì?

Cái sinh vật “vừa cây vừa con” này được Đông y coi là một loại thuốc quý, vì có nhiều hoạt chất dùng để chữa các loại bệnh nan y tập trung ở phần “hạ thảo”.

Trong y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng, đông trùng hạ thảo được xem là có sự cân bằng tuyệt vời giữa âm và dương, bởi nó vừa là thực vật vừa là động vật, được hình thành vào mùa đông và trưởng thành vào mùa hạ. Cho nên đông trùng hạ thảo được xem là một vị thuốc quý, có thể chữa được “bách hư bách tổn”.

Dưới đây là 25 tác dụng của đông trùng hạ thảo được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam – tổng hợp từ các nghiên cứu trên thế giới:

1- Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A.

2- Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu.

3- Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận

4- Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp

5- Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim

6- Giữ ổn định nhịp đập của tim

7- Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu

8- Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu

9- Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch

10- Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản.

11- Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm

12- Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể

13- Hạn chế bệnh tật của tuổi già

14- Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể

15- Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể

16- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể

17- hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể

18- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh

19- Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu

20- Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.

21- Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone).

22- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng

23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao

24- Kháng viêm và tiêu viêm

25- Có tác dụng cường dương và chống liệt dương

Bởi có giá trị to lớn và vô số tác dụng đối với sức khỏe, đông trùng hạ thảo xưa đã được xem là tiên dược, nay lại càng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị các loại bệnh.

Đông trùng hạ thảo tự nhiên, có tác dụng chính là:
- Giảm sinh trưởng và di căn khối u
- Giảm các phản ứng phụ trong hóa trị
- Hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức gân, cơ, xương khớp
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan
- Rất tốt cho bệnh hen suyễn
- Khôi phục chứng thận hư
- Bồi bổ cơ thể
- Chống rối loạn tình dục
- Dưỡng tâm,an thần
- Rất tốt cho bệnh đau đầu, mất ngủ…


Tùy theo bài thuốc và mục đích sử dụng, Đông Trùng Hạ Thảo sẽ được chế biến theo các cách khác nhau, phổ biến nhất là hầm, hãm nước sôi uống hoặc ngâm rượu. “Sau ốm dậy có thể hầm cách thuỷ vài con Đông trùng hạ thảo với tim, gà, chim cùng ít hạt sen, long nhãn sẽ rất tốt cho sức khoẻ”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao đông trùng hạ thảo là dược thảo quý?

    22/12/2017Sao Mai tổng hợpĐông Trùng Hạ Thảo được coi là dược liệu thảo dược quý giá nhất trong các loại thảo dược, hơn cả nhân sâm. Vì sao vậy?
  • Cội nguồn của Sức khỏe và Vẻ đẹp Tuổi đời

    27/06/2014Nguyễn Tất ThịnhRất nhiều người quen miệng nói theo những gì đã đọc được: Đời người : Sinh Lão Bệnh Tử - dường như là qui luật định mệnh của mỗi con người vậy! Sự thật như thế nào? Có đúng thế không? Mỗi người chúng ta có thể sống, hành động thay đổi được chút gì cái gọi là ‘Qui luật’ đó được hay không?
  • 13 thói quen có hại cho sức khỏe

    30/09/2006Nguyễn Đức LêTrong cuộc sống thường nhật, có nhiều người biết tạo cho mình thói quen có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng không ít người tạo cho mình thói quen có hại cho sức khỏe. Từ thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã tổng kết và cho biết: có 13 loại thói quen có hại cho sức khỏe mà mọi người cần nhận biết để phòng tránh...