Giải pháp cho báo in: Đưa nội dung lên Internet

11:38 CH @ Thứ Ba - 22 Tháng Mười Một, 2005
Các tổng biên tập và nhiều nhân vật cao cấp từ 60 nước đã nhóm họp tại Athens (Hy Lạp) để tìm cách khai thác tối đa mạng thông tin toàn cầu cũng như đề ra những phương pháp mới nhằm lôi kéo độc giả.

Hiện nay, nhật báo trên toàn thế giới đang vướng phải sự cạnh tranh gay gắt từ truyền hình và các phương tiện nghe nhìn trực tuyến. "Đây là thời điểm khó khăn cho báo in", Mike Smith, Giám đốc điều hành Trung tâm quản lý truyền thông thuộc trường Northwestern (Mỹ), phát biểu tại Hội thảo hiệp hội báo chí thế giới (WAN) tuần qua. "Chúng ta vẫn so sánh Google như một con khỉ Gorilla khổng lồ và khó đánh bại. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho báo giới thay đổi và thành công".

Smith khẳng định nhiều tờ báo ở cả Bắc và Nam Mỹ đã sử dụng Internet để thu hút độc giả, như tờ Las Ultimas Noticias của Chile đã đăng tải trực tuyến từng trang báo, cho phép mọi người click chuột và xem nội dung. Tờ Jose Mercury News cũng thuê phóng viên viết về những đề tài xoay quanh xu hướng trong giới trẻ (nhạc hip-hop...) và xuất bản dưới dạng blog.

"Hàng triệu người trên toàn thế giới muốn đăng những câu chuyện của riêng họ và hình thành nên đội ngũ cộng tác viên đông đảo", Jim Chisholm, cố vấn của WAN, cho hay. "Vì thế, ban biên tập mỗi báo hiện nay không phải có 50 mà là 50.000 người".

Trong khi đó, Jerry Hill, Giám đốc phân phối của St Petersburg Times, lo ngại sự xuất hiện với tốc độ chóng mặt của các website trực tuyến đồng nghĩa báo in sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút quảng cáo. Một đối thủ mới là truyền hình cáp bởi nhà cung cấp dịch vụ có thể thông báo ngay với nhà quảng cáo có bao nhiêu người xem một chương trình.

Báo chí ở châu Phi và nhiều khu vực tại châu Âu chưa cần quan tâm nhiều đến nguy cơ này, tuy nhiên, những thách thức từ TV cũng đang khiến một số tòa soạn phải "đi trước đón đầu". "Thanh niên ngày nay không đọc báo giống như bố mẹ chúng", Eric Le Boucher, Tổng biên tập Le Monde (Pháp), nói. "Một tờ báo chỉ thành công nếu thu hút được độc giả trẻ. Nếu người ta không đọc từ khi 20 tuổi, họ sẽ không bao giờ động đến tờ báo đó trong quãng đời còn lại".

Một số khác nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc chuyển đổi trang báo sang khổ dễ đọc hơn trên xe bus, tàu điện... hoặc thu nhỏ kích cỡ để nhét vừa balô của học sinh. Nhìn chung, báo in vẫn sẽ không mất đi vị thế của mình bởi tính tiện dụng, dễ vận chuyển và giá rẻ.

Nguồn:VnExpress/AP
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo điện tử đang “nuốt dần” báo giấy!?

    10/11/2005Hoàng HảiSố lượng báo giấy phát hành đã giảm đều đặn trong suốt nhiều năm qua chủ yếu là do tin tức được cập nhật quá nhanh chóng qua truyền hình và Internet. Các phương tiện truyền thông điện tử ngày nay đã phát triển với mức độ cực kỳ nhanh chóng và đã giành giật được một số lượng độc giả khổng lồ từ báo giấy
  • Nguyên tắc viết bài cho báo điện tử

    21/07/2005Chúng ta đã có vài chục tờ báo điện tử nhưng phải thừa nhận rằng đa phần nội dung là bệ nguyên từ báo in, may ra thì được cắt gọt một chút. Ít ai trong chúng ta quan tâm đến một thực tế là người đọc báo điện tử khác hoàn toàn so với người đọc báo in - và báo điện tử cũng có nguyên tắc riêng.
  • Báo điện tử - điểm sáng của cuộc cách mạng thông tin

    21/06/2005Phan KhươngTháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu
  • Hầu hết báo điện tử Mỹ vẫn chỉ cập nhật 1 lần/ngày

    30/09/2004Phan KhươngWebsite tin tức ngày nay là một kênh lý tưởng để công bố các sự kiện nóng bỏng đủ loại diễn ra. Thế nhưng một khảo sát của Đại học Texas (Mỹ) lại phát hiện ra rằng, 10 năm sau ngày tờ báo trực tuyến đầu tiên ra đời, hầu hết trang tin online ở nước này vẫn chưa đạt tần suất cập nhật liên tục...
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...