Đúng Việc - cuốn sách dẫn lối và khai sáng

FB: https://www.facebook.com/ChuDucTan102
02:57 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Sáu, 2017

Đọc thêm:

'Đúng việc' nên là một cuốn sách mà mỗi người Việt Nam nên đọc và có nó trên đầu giường của mình. Đó là lời khuyên của bạn Chu Đức Tấn, một người tham gia chương trình Tặng Sách đợt 4...
.
Trước khi đọc 'Đúng việc' không lâu, tôi đã đọc cuốn sách 'Khuyến học' – những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người dân Nhật Bản của tác giả Fukuzawa Yukichi (đây là một trong ba cuốn sách gối đầu giường của thanh niên Nhật Bản thời bấy giờ). Lúc đó, tôi đã phải thốt lên rằng “Cuốn sách này thật tuyệt vời, cuốn sách hay nhất mà tôi từng đọc”. Nó đã thay đổi thế giới quan của tôi rất nhiều. Tôi thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực học. Tôi ý thức hơn về bình đẳng, về quyền con người và về tinh thần độc lập. Tôi hiểu hơn về trách nhiệm của người dân và của chính phủ trong một quốc gia.
.
Tuy nhiên, có thể do cuốn sách được viết từ hơn 100 năm trước và xã hội Nhật Bản thời bấy giờ so với Việt Nam hiện tại còn nhiều điểm khác biệt nên tôi cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn, cảm thấy thiếu điều gì đó từ cuốn sách, điều gì đó mà cuốn sách chưa giải thích được. Hàng ngày, nhìn thấy rất nhiều câu chuyện, rất nhiều vấn đề bất cấp trong xã hội, tôi tự hỏi tại sao lại như vậy? Tôi không biết gọi tên nó như nào? Tôi thấy nhiều thứ dường như bị đảo lộn. Tôi thắc mắc: Công An, Bác Sỹ sinh ra để bảo vệ và chăm sóc người dân, vậy tại sao họ không làm tròn bổn phận của mình mà ngược lại, còn chèn ép người dân, còn nhận hối lộ? Tại sao chính quyền lại tham nhũng? Tại sao người ta lại thờ ơ vô cảm trước những điều xấu trong xã hội và coi nó là việc hiển nhiên? Tại sao nhiều điều xấu trong xã hội vẫn luôn tôn tại? Lý do của những vấn đề này là gì? Dường như có gì không đúng ở đây.
.
Hầu hết những thắc mắc, những câu hỏi của tôi đều đi đến ngũ cụt có lẽ bởi tư duy, nhận thức của tôi còn chưa đủ.
.
Cho đến khi tôi nhận được cuốn sách ‘Đúng việc‘ của thầy Giản Tư Trung từ chương trình tặng sách.
Bìa của cuốn sách
.
Đọc nó tôi thấy mình như dần được khai sáng. Những câu hỏi, những thắc mắc mà tôi không biết cách gọi tên được thầy Giản nêu lên chi tiết trong từng câu chuyện. Trong ‘Đúng việc’, thầy gợi mở lên những vấn đề để thảo luận và đặt ra những câu hỏi gợi ý để tôi tự tư duy tìm ra câu trả lời cho riêng mình.
Theo thầy, có rất nhiều lý do cho những vấn đề đang diễn ra trong xã hội hiện nay và mỗi người chúng ta sẽ chọn một cách lý giải, một cách giải mã riêng tùy theo góc nhìn của mình. Và ‘Đúng việc’, ‘Sai việc’, cũng như việc định nghĩa lại hết thảy mọi thứ trong xã hội, trả lại chân giá trị cho mọi vấn đề chính là góc nhìn và cách tiếp cận của thầy trong cuốn sách.
.
Câu hỏi đầu tiên mà thầy đặt ra là “đâu là chân giá trị của mọi vấn đề?”, “đâu là những công việc quan trọng nhất mà con người cần phải làm?” Đó là “Làm người”, “Làm dân” và “Làm việc”, trong 3 chương chính của cuốn sách, nội dung xoay quanh 3 chủ đề này. Ngoài ra ở chương thứ 4, thầy đặt vấn đề về câu chuyện “Làm giáo dục”. Bởi lẽ ai cũng hiểu rằng tầm quan trọng của giáo dục và tính ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục đến người, đến một quốc gia. Con người sẽ làm người, làm dân và làm việc ra sao đều là hệ quả của quá trình làm giáo dục mà người đó được thụ hưởng hay nhào nặn.
.
Phần làm người. Câu hỏi đầu tiên thầy đặt ra là “Thế nào là làm người? Làm người là… làm gì? Câu hỏi cơ bản này từ trước đến nay hoàn toàn xa lạ với chính tôi. Bởi trong tiềm thức tôi luôn tư duy rằng từ khi sinh ra chúng ta đã là người rồi, đó là điều hiển nhiên còn gì mà phải thắc mắc nữa. Nếu bạn cũng có những suy nghĩ giống tôi thì phần này sẽ phần nào giúp bạn gợi mở, tìm được câu trả lời cho riêng mình.
.
Phần làm dân. Làm dân là làm gì? Từ khi sinh ra chúng ta đã là công dân của một nước, vậy chúng ta có quyền và nghĩa vũ gì? Khi lần đầu đọc ‘Khuyến học’ là lần đầu tiên tôi dành sự quan tâm của mình cho những khái niêm “dân chủ”, “ nhân quyền”, “tự do tư tưởng”, “chính quyền”,… Tuy vậy mọi khái niêm đều hết sức sơ khai. Ở phần làm dân này thầy tiếp tục gợi mở và giúp tôi có cái nhìn sâu hơn về những chủ đề “nhân quyền”, “dân quyền”, “pháp quyền”, “pháp trị”…
.
Phần làm việc. Thầy đưa ra một góc nhìn rất mới, giúp tôi định nghĩa lại hết thảy những công việc trong xã hội hiện tại. Quản trị hay cai trị? Đầy tớ hay phụ mẫu? Doanh nhân, trọc phú hay con buôn? Trí thức hay trí nô? Sử gia hay sử nô? Nhà báo hay bồi bút? Nhà văn hay văn nô? Ca sĩ hay thợ hát? Diễn viên hay thợ diễn? Bác sỹ, công an?
.
Căn nguyên của những vấn đề trong xã hội hiện tại liên quan đến làm việc là bởi vì mọi giá trị đang bị đảo lộn. Mọi thứ cần được trả lại đúng chân giá trị của chính nó mà ở đây thầy gọi là ‘Đúng việc’.
.
Phần làm giáo dục. Câu hỏi hỏi đặt ra là làm giáo dục là làm gì? Nghề này dành cho một đối tượng cụ thể, hay dành cho tất cả mọi người?
Sản phẩm đầu ra của giáo dục là gì? Giáo dục nước nhà có thành công không?
.
Xã hội luôn luôn biến đổi, vì vậy đổi mới và cải cách giáo dục là điều mà mỗi quốc ra đã, đang và sẽ phải trải qua. Đặc biệt với Việt Nam, đổi mới giáo dục lại càng trở lên cấp thiết, khi mà hiện nay hệ thống giáo dục của nước ta có rất nhiều hạn chế. Nếu đem so với mặt bằng chung của thế giới thì nước ta thực sự tụt hậu. Cải cách, đổi mới giáo dục ở Việt Nam không phải vấn đề mới, bởi từ nhỏ tới nay tôi đã nghe nhiều đến vấn đề này. Nó đã được nói nhiều, bàn nhiều và làm nhiều. Tuy vậy, trải qua 12 năm trên ghế nhà trường và hiện vẫn đang học đại học tôi thực sự thấy lo lắng với nền giáo dục hiện tại và không hài lòng với cách làm giáo dục cũng như cách đổi mới của những người có trách nhiệm. Theo tôi, để có thể cái cách và đổi mới thì trước hết cần phải hiểu được căn nguyên của mọi vấn đề hiện tại và có tư duy đúng trong việc làm giáo dục.
.
Về phần này, tôi hoàn toàn đồng ý với những quan điểm của thầy Giản về tư duy làm giáo dục. Thầy đưa ra ba vấn đề mấu chốt của việc đổi mới giáo dục. Số một trước hết là đổi mới triết lý giáo dục. Muốn làm đúng trước hết phải có tư duy đúng, triết lý đúng. Triết lý sai thì có đổi mới cả đời cũng không khá lên được.
.
Thứ hai là đổi mới về định chế. Thứ ba là đổi mới về vai trò của các chủ thế then chốt trong hệ thông giáo dục bao gồm vai trò của nhà trường, nhà giáo, nhà “mẹ” (gia đình), nhà nước và của người học.
.
Phần cuối cùng, thay lời kết. Tôi xin trích nguyên văn lời kết của thầy ở đây.
Việc sống với những giá trị và giữ được đức tin của mình trong một xã hội bình thường đã khó như vậy, hãy thử tưởng tượng trong một xã hội mà cái sai đã tồn tại quá lâu đến mức trở thành cái phổ biến, và rồi cái phổ biến được đánh đồng thành cái đúng, thì việc “đi ngược gió” để bảo vệ lựa chọn của mình lại càng khó đến đâu?
.
Nên điều thực sự quan trọng không hẳn là những gì được viết trong các trang sách, mà là những gì sẽ xảy ra sau khi ta gấp sách lại. Quan trọng là thế, nhưng khổ một nỗi là cũng chẳng có mấy cuốn sách nói cho ta biết ta nên làm gì sau khi gấp sách lại. Âu cũng là điều dễ hiểu, vì làm sao có ai có thể sống thay đời ta, đấu tranh giùm ta cho những lựa chọn rất riêng của ta?
.
Dù vậy, tôi vẫn mong rằng đâu đó trong những trang sách này, bạn sẽ nhìn thấy câu chuyện của mình hoặc của những người quanh mình. Và câu chuyện nhỏ mang tên ‘Đúng việc’ này của tôi sẽ có có ích cho bạn.
.
Nhưng trên hết, tôi mong bạn sẽ đón nhận nó với niềm tin vào “chuyện tử tế”: Tin rằng, gieo nhân “lành” sẽ gặp quả “ngọt”, sống tốt thì những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, nếu ta chăm chỉ, đàng hoàng và sống hết mình thì sẽ không bao giờ bị thiệt, nếu ta nỗ lực làm ra những điều tích cực thì đổi thay nhất định sẽ đến… Tin rằng, “Thay đổi đến từ TÔI”, chứ không quá trông chờ vào ai khác. Và quan trọng hơn nữa là, tin rằng,Ta là sản phẩm của chính mình”; “hệ điều hành” mà ta chọn chính là “ông chủ” của đời ta, cũng là nhà lãnh đạo vĩ đại hay đấng tối cao của ta. Nếu ta tự do và biết tự lựa chọn cho đời mình một “hệ điều hành” tốt và sống đúng với “hệ điều hành” đó, sống đúng với con người của mình thì cuộc đời đó mới có thể có hạnh phúc đích thực.” (hết trích)
.
Đọc xong cuốn sách, tôi có một cảm xúc khó tả. Cảm xúc của một người vừa được dẫn lối và khai sáng hết tất cả những câu hỏi và thắc mắc của mình bấy lâu nay.
.
Nếu bạn đã và đang có những câu hỏi, những suy nghĩ giống như tôi thì 'Đúng việc – Một góc nhìn về câu chuyện khai minh' có thể chính là cuốn sách mà bạn cần.

Bìa cuốn sách mới "Đúng việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh" của tác giả Giản Tư Trung.
Giá bìa: 85.000 VNĐ, giảm giá -10%
Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306,[email protected] hoặc
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật

    10/04/2014TS. Nguyễn Xuân XanhTrình độ văn minh của một đất nước có thể được đo lường bằng tri thức và đức hạnh của cả dân tộc đó. (Fukuzawa Yukichi)
  • Làm đúng việc tốt hơn là làm việc đúng

    01/05/2019Trong một đợt tập huấn về quản lý thời gian cá nhân để nâng cao hiệu quả công việc, một giám đốc dự án đã rất bực bội khi thấy kết quả kiểm tra không như mong đợi. Các nhân viên xuất sắc nhất của ông không đạt kết quả cao về tính hiệu quả trong quản lý thời gian....
  • Sách “Đúng việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh”

    18/07/2016Giản Tư TrungKhi hầu hết mọi người trong xã hội đều làm đúng và làm tốt công việc của mình thì xã hội đó sẽ thịnh vượng và văn minh...
  • Khai minh và trưởng thành

    10/04/2013Ngân Hà (ghi)“Thế hệ cha tôi, nếu còn sống thì ông đã 110 tuổi, chưa thể hiểu khái niệm tự do như chúng ta ngày nay. Như nhiều nhà nho khác, cụ hiểu tự do theo hàm ý xấu: tự do là tự tung, tự tác, vô pháp, vô thiên! Điều này không lạ, vì khi khái niệm “freedom” của phương Tây được các học giả Nhật Bản dịch là “tự do”, các nhà nho Nhật Bản cũng phản đối quyết liệt. Cần hơn nửa thế kỷ, khái niệm này mới được các nước Đông Á chấp nhận và hiểu theo đúng nghĩa của nó”...
  • Khai minh nữa, từ trường hợp Phan Khôi

    09/10/2014Trần TuấnHôm qua (6/10), lần đầu tiên diễn ra một hội thảo về Phan Khôi tại chính Quảng Nam quê hương ông, do Ủy ban tỉnh và Sở Văn hóa tổ chức. Sự kiện đánh dấu mốc tiếp tục khai minh chiêu tuyết một cách đầy đủ, toàn diện những tên tuổi vốn từng chịu oan khốc một thời trong tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội...
  • Protagoras và khai minh Hy Lạp

    01/01/1900Bùi Văn Nam SơnProtagoras (490 – 420 trước Công nguyên) – sinh trước Socrates 20 năm – ký hợp đồng… thương mại hoá giáo dục với cậu học trò Euathlus: trả trước một nửa học phí, nửa còn lại sau khi cậu cãi thành công trước toà. Euathlus rút cục thất bại, nên không chịu… thanh lý hợp đồng.
  • xem toàn bộ