Giáo dục văn hoá cho con cái

11:07 SA @ Thứ Hai - 16 Tháng Chín, 2013

Ngày nay trong rất nhiều gia đình, nếu các nếu các vấn đề học tập, ăn mặc, vui chơi, giải trí của con cái đều được chú trọng thì hầu như việc giáo dục văn hoá chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù co khi nó vẫn diễn ra một cách tự phát. Thậm chí có những bậc cha mẹ cho rằng chính nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm về giáo dục văn hoá còn gia đình hoàn toàn không làm gì được trong lĩnh vực này. Nhận định này không chính xác vì thật ra gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục văn hoá và cần phải bắt đầu áp dụng càng sớm càng tốt một cách có ý thức.

Người mẹ cất tiếng hát ru khi đứa con bé bỏng còn nằm nôi, đó là bước đầu của việc giáo dục văn hoá rồi. Về việc này, giáo sư Tiên sỹ Trần Văn Khê đã không tiếc công sức trong mấy chục năm qua nói đi nói lại rằng đó chính là bài học giáo dục thi ca âm nhạc đầu đời. Theo ông, lợi ích của tiếng hát ru ngoài việc đem lại sự an bình cho giấc ngủ còn có điểm quan trọng là gieo vào tiềm thức của trẻ nhỏ một câu thơ, một nét nhạc dân gian, nhờ đó đứa bé lớn lên rẽ cảm thấy gần gũi với âm nhạc dân tộc.

Khi các con lớn lên, nếu trong gia đình cha mẹ có thòi quen theo dõi thời sự qua báo chí, ham mê thú vui đọc sách và xem phim ảnh thì đó chính là môi trường giáo dục văn hoá lý tưởng.

Kể một câu truyện cổ tích cho trẻ cũng nằm trong việc giáo dục văn hoá. Có những ông bố bà mẹ vẫn còn nhớ những câu chuyện họ đã được nghe hồi còn bé và đến lượt con cái của họ may mắn hưởng cảnh êm đềm tối tối trước khi đi ngủ được cha hay mẹ thì thầm kể chuyện cho nghe bắt đầu bằng câu nói quen thuộc: ngày xửa ngày xưa…

Khi lũ trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần chọn sách cho con đọc để có thể loại bỏ những nội dung không phù hợp với lứa tuổi của bé, chẳng hạn như chuyện mà quỷ hay bạo lực, vì tâm trí đứa trẻ chưa được trang bị đầy đủ tiếp thu những điều hoang đường hoặc tàn bạo. Việc xem tranh ảnh cũng có ảnh hưởng tích cực giúp con chúng ta phát triển trí tưởng tượng và óc nhận xét.

Nếu tất cả những thức ăn tinh thần ấy được chủ động đưa đến (bằng một cách thức nhẹ nhàng nhất) chứ không buông lỏng để cho trẻ con tự phát, thì các bậc cha mẹ có thể yên tâm tránh khỏi tình cảnh đến lúc nào đó phải trợn tròn mắt kinh ngạc: “con học ở đâu kiểu ăn nói đó vậy?”.

Tuổi cắp sách tới trường là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong thời thơ ấu, không chỉ nhà trường mà cả gia đình đều có trách nhiệm mang đến cho đứa trẻ một bầu không khí thoải mái, vui tươi. Điều này quyết định phần lớn thái độ và chất lượng học tập của bé. Đó cũng là văn hoá trong học vấn.

Khi các con lơn lên, nếu trong gia đình cha mẹ có thói quen theo dõi thời sự qua báo chí, ham mê thú vui đọc sách và xem phim ảnh thì đó chính là môi trường giáo dục văn hoá lý tưởng. Báo chí chiếm vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá của một gia đình.

Tuy nhiên, điều đó chỉ mới tốt chứ chưa có lợi nếu cha mẹ không có ý thức giáo dục con một cách có phương pháp. Con cái chúng ta sẽ không hưởng được lợi ích nếu bố mẹ ai đọc sách báo của riêng người nấy. Tất cả các sách báo đều đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống và nếu gia đình có thói quen cùng bàn luận những nội dung đã đọc như một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng thoải mái chứ không phải nhằm tranh cãi về quan điểm hay khoa trương về kiến thức thì điều đó sẽ giúp các con trang bị được một tầm nhìn rộng rãi và quan điểm sống vững vàng.

Cha mẹ trao đổi với nhau trước mặt con cái về tất cả các vấn đề t sự kiện quốc tế, tình hình xã hội trong nước, tin tức thời sự nổi bật trong tuần, kể cả các đề tài liên quan đến tình yêu, giải trí, thẩm mỹ…cũng là một cách giáo dục văn hoá. Con cái chú ý lắng nghe những điều cha mẹ nói và nhờ đó mà tập được thói quen quan tâm đến đời sống xã hội một cách tích cực.

Trong thời đại ngày nay, phim ảnh chính là tác nhân giáo dục quan trọng nhất không chỉ đối với trẻ con mà cả người lớn. Vì vậy chúng ta không chỉ có bổn phận giáo dục con cái trong việc chọn phim mà còn cần quan tâm đến thái độ của chúng khi xem phim. Khi còn nhỏ, làm quen vơi phim ảnh như một thú vui hoàn toàn thụ động, chỉ đơn thuần là cảm giác của thị giác thì lớn lên con cái chúng ta sẽ xem phim ảnh là một thú giải trí đơn thuần mà không mà không quan tâm đến những giá trị nghệ thuật hay nhận ra trong đó một vấn đề suy tư giúp cho nhân cách phát triển. Cách hay nhất là nên gợi cho con cái nói lên suy nghĩ của mình về những phim đã xem, cho biết chúng thích hay không thích những đoạn nào và lý do tại sao? Ngoài ra để mang lại cho các con tình yêu thiên nhiên thì loại phim khoa học bao giờ cũng có tác dụng tích cực.

Thể dục thể thao là lĩnh vực mà cha mẹ cũng phải lưu tâm đến. Một ông bố thường hãnh diện khoe với bạn bè con trai mình rất say mê bóng đá, bằng chứng là cậu bé mới mười hai tuổi này nhớ nằm lòng tên cầu thủ của tất cả các đội bóng trong nước và thuộc làu các lịch tranh giải hàng năm. Nhưng đến khi hỏi kỹ thì hoá ra cậu say mê “xem đa bóng” còn bản thân cậu chưa bao giờ tham gia một trò chơi thể thao nào. Sẽ không có gì lạ nếu lớn lên cậu sa vào trò chới… cá độ bóng đá. Do đó điều quan trọng là phải khuyến khích con chơi thê thao chứ không phải chỉ xem thể thao.

Một buổi gia đình đi Picnic cuối tuần ở ngoại ô thành phố, đến với thiên nhiên, vườn hoa cảnh cây trái; một kỳ nghỉ hè viếng thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… tất cả đều có một tác dụng rất lớn mà ta không ngờ đến.

Nói chung, các hình thức giáo dục văn hoá trong gia đình phong phú sẽ giúp cho con cái có được nhận thức đúng đắn về giá trị cuộc sống và hình thành một nhân cách. Việc áp dụng lại rất đơn giản, thậm chí cha mẹ chẳng cần phải sáng tạo điều gì mà chỉ cần sử dụng có chắt lọc cái giá trị văn hoá từ mọi nguồn. Và đừng tưởng rằng chỉ con cái chúng ta được lợi trong việc này. Trong khi áp dụng những phương pháp giáo dục trên đây, bản thân cha mẹ cũng thừa hưởng những lợi ích của nó.

Điều chủ yếu là làm sao cho những cuộc đi chơi vẫn phải đúng nghĩa là đi chơi; việc đọc sách, coi báo, xem phim, chơi một môn thể thao… đều phải mang lại niềm vui cho cả gia đình. Vấn đề là chúng ta phải khéo léo kết hợp niềm vui đó với lợi ích sư phạm cao nhất.

Và chúng ta có thể áp dụng việc giáo dục văn hoá một cách đơn giản với lời đề nghị:

Tiếc quá, hôm nay tivi có chương trình Thế giới động vật hoang dã rất hay mà bố (mẹ) bận không xem được, còn nhớ theo dõi rồi kể lại cho bố (mẹ) nghe nhé!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: