Giữa đạo và đời

05:11 CH @ Thứ Bảy - 16 Tháng Hai, 2013
Ngày trước, khi đi qua đèo Hải Vân ngang qua một cái am thờ Hổ dọc đường, có những đứa nhỏ lập tức tưởng tượng ra những câu chuyện đả hổ, săn hổ li kỳ.

Am thờ chẳng biết có từ khi nào, có lẽ có từ lúc hổ còn nhiều và còn là một thế lực đầy uy mãnh, huyền hoặc với những người Việt xưa. Bây giờ, mỗi lần băng qua đèo Hải Vân, cái am nhỏ vẫn còn đó, tôi vẫn cứ muốn dừng xe ngồi lại bên am thờ Hổ để tưởng tượng về một thời tiền nhân của mình từ phương Bắc xẻ đất mở nước đi về phương Nam...

Thăm một một ngôi chùa nhỏ và cũ kỹ trong yên tịnh không dưng lại làm lòng người dễ chịu hơn đến các ngôi chùa đồ sộ, sơn son thếp vàng còn thơm mùi vôi vữa. Đi tu không nhất thiết chọn cuộc sống khổ hạnh nhưng đi tu trong một ngôi chùa tường vàng mái ngọc, vọng vang tiếng kinh mở bằng máy lại có vẻ rời xa tinh thần tu đạo.

Vì vậy, mỗi khi lên chùa Linh Ứng trên sườn núi Sơn Trà (Đà Nẵng), tôi thích ngồi nhìn ra phía biển để hóng gió hơn là vào chùa ngắm tượng phật nhấp nháy đèn màu hào quang. Cũng vì vậy, tôi cứ lấn cấn mà không thể đến thăm Đại Nam Quốc Tự vì trước tiên dị ứng với cái danh xưng "quốc tự"; sau là lời tuyên bố "phủ vàng" tất cả các chi tiết. Và tôi cũng biết mình sẽ thích đi chùa Tây Phương ngắm các la hán hơn là đến ngôi chùa Bái Đính mới xây với nhiều "kỷ lục".


Ảnh minh họa: giacngo
.vn

Ai đó từng có một buổi trưa đi dạo ở ngôi chùa Mía cũ kỹ của làng cổ Đường Lâm trong cái không khí im ắng, mát mẻ hẳn sẽ hiểu phần nào những triết lý xưa cũ mà các đường nét kiến trúc của ngôi chùa này muốn nhắn gửi hậu thế. Hoặc, thử một lần ngồi trong sân ngôi chùa vách đất rường gỗ của khu du lịch Suối Lương nằm dưới chân đèo Hải Vân, để nhìn màu lam nhạt của ngọn núi buổi chiều tà rồi ngẫm nghĩ về thế sự. Với tất cả sự nông cạn của một kẻ trẻ tuổi, tôi vẫn cho rằng tinh thần của đạo Phật là nhìn lại bản thân, thu vào trong lòng để tự ngộ về cõi Niết Bàn chứ không phải phô bày sự giàu sang của chốn tu hành trong khi cõi nhân gian vẫn còn nhiều đau khổ.

Câu chuyện đi chùa cúng bái đầu năm đang ngày càng trở nên phổ biến. Tiền nhét đầy tay tượng Phật, từ bao giờ thói quen "đồng tiền đi trước, đơn từ theo sau" đã vào tận dưới chân Phật tổ? Trong ngôi chùa Ông ở Hội An ngày tết, treo lủng lẳng những lời cầu mong may mắn, sức khỏe, phát tài, phát lộc, buôn may bán đắt... tuyệt không có một lời cầu mong cho mưa thuận gió hòa, lòng người an lạc, đất nước phồn vinh.

Những ngôi chùa nguy nga, tráng lệ với tượng phật cao nhất nhì khu vực cứ thản nhiên mọc lên với lời đồn do "quan" này bỏ tiền, "tướng" kia bỏ sức, ra quân... Ngày xưa ai đã hô hào chống mê tín dị đoan? Ngày xưa ai đã phá chùa, đập miếu?

Pháp quyền nơi đâu mà người ta chỉ biết trông vào thần quyền? Và có phải, niềm tin chẳng còn nên phải "gửi" nhờ thần phật?

Câu trả lời ở ngay chính trong cuộc sống kia, ở bên ngoài những ngôi chùa sang trọng.

TheoTạp chí Lifestyle


LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy ngẫm trong đêm Giáng sinh

    22/12/2017Tô Vĩnh HàĐúng 2013 năm trước đây, Đức Chúa Jesus Christ ("Đấng Cứu chuộc lỗi cho Thế gian = Đấng Cứu Thế) đã Giáng Sinh để cứu chuộc rất nhiều lầm lỗi của loài người, theo giáo lý Thiên Chúa. Ngay tên gọi của Đức Chúa đã nói rất rõ rằng loài người nhiều tội lắm...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

    09/03/2014Hoàng Thị ThơTư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến...
  • Vu Lan Huế, thấp thoáng trở về...

    13/08/2011Thái Kim LanHuế tưng bừng nơi từng gốc cây cổ thụ với các buổi cúng cơm cho vong nhân khuất mặt, những buổi cúng thị thực ngoài trời cho cả thiên thần quỉ vật. Vu Lan là một ngày lễ thánh thiện nhân ái nhất trong năm với tấm lòng tự nguyện từ bi hỉ xả cho muôn loài....
  • Tản mạn nghìn mắt nghìn tay

    13/01/2011Giáp VănVới người Việt, trong số những vị Phật và Bồ tát, thì Phật Bà là gần gũi thân thương hơn cả./ Mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạ thì người ta lại kêu cầu đến Phật Bà chứ không phải là Đức Phật nào cả. Cho đến giờ, đã có nhiều lý giải cho đìều này, nhưng xem chừng vẫn chưa hoàn toàn thoả đáng , ít nhất là với người viết bài này...
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • Văn hóa phật giáo nền tảng của văn hóa Việt Nam

    09/04/2010Thanh Tri thực hiệnGiáo sư Thái Kim Lan hiện đang dạy tại Đại học Ludwig- maximilian, Munich, Đức về Triết học và Phật học và là Chủ tịch Trung tâm giao lưu văn hóa Đức - Châu Á. Chúng tôi có buổi trò chuyện với Bà về những vấn đề của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • xem toàn bộ