Hàng bia Văn Miếu

12:17 CH @ Thứ Ba - 02 Tháng Hai, 2016
Ơ kìa, bạn ở Hà Nội mà không biết trong Văn Miếu có hai hàng bia, khắc tên các vị khoa giáp ngày trước?
Hai hàng bia ấy làm bằng đã thật cúng; mỗi tấm bia đứng trên một con rùa bằng đã thật bền. Bây giờ ta hiểu nghĩa con rùa là sư đi chậm, sư lười biếng, sự ngu độn nữa kia.

Nhưng - ôi tang thương! - thuở trước người ta cho con rùa là biểu hiệu sự sống lâu đãi đặc. Những tấm bia danh dự kia chẳng phải để bền vững đời đời là gì; người ta đã dựng chúng lên trên mu rùa, ngụ ý rằng các nhân vật tên khắc vào bia sẽ được lưu danh thiên cổ; nói như bây giờ ta nói, sẽ “bất tử”, sẽ sống lâu như rùa.

Những nét khắc sâu, cố bám vào đá, đó là phương danh qui tỉnh của chư vị Thái học sinh, của những bậc đỗ đạt rất cao, văn tài rất giỏi, vẻ vang cho nước nhà thuở xưa. Thế mà bạn không biết đến? Hai hàng bia, cân đối như cái mũ cánh chuồn, ngay thắng như cải hốt, chững chạc như chiếc hia, trịnh trọng như ông quan, và vững vàng như đá, dưng lên đó cốt cho hậu thể ghi nhớ, thế mà bạn không nhớ, không ghi? Người ở Hà Nội mà hờ hững như vậy, huống chi kê ở tận chót Cà Mau, thôi ai còn biết ông Thái học sinh là cái quái gì! Hỡi ôi rêu, hỡi ôi cỏ, các ngươi đã làm mục cả tên đẹp của bao nhiêu quan nghè đời xưa!

Một chiều kia, tôi đã nhận bài học của hai hàng bia Văn Miếu. Tôi xin kế lại bài học ấy cùng mọi người.

Thái học sinh nghĩa là gì? Nghĩa là những cậu học sinh giỏi giang, ở trên cả các học sinh khác, những “người học trò tốt” vậy. Nghĩa là thuở Hán học, các học sinh ấy khéo thuộc lòng, khéo ăn cắp sách, khéo nấu nướng những môn văn sách, kinh nghĩa, nấu giả Đường; giả Tống cũng như người ta nếu giá cấy, và dọn lên chocác quan trường thưởng thức. Các Thái học sinh ấy đã làm việc rất hữu công cho thân mình họ, bởi cái lẽ hiệu nghiệm nhất là họ đã làm việc không công cho tiếng nước Tàu.

Thời ấy cũng như bây giờ, … và có lẽ bây giờ lại còn hơn thời ấy - họ ráng hiểu cái tinh thần sâu xa của những tiếng chỉ, hỗ, giả, dã, như bây giờ ta ráng thấu cải thuần túy của những tiếng à, de: không thèm học ỷ, họ chỉ cần học chữ, có khác gì chúng ta! Cũng như chúng ta, người xưa đã chắp đầu nọ vào đuôi kia, rút ở sách này mấy câu, giật ở quyển này một đoạn, nhật của cụ ấy một khúc, ăn mày ông nọ vải giòng, rồi vênh vào ngâm nga những áng văn tuyệt tác, nó là cái món áo và của đứa ăn xin!

Nào có ra gì báo Nguyễn Du, nếu bất hạnh Nguyễn Du không đỗ đạt! Thần đồng là cậu bè nào nhớ sách Tàu giỏi hơn máy thu thanh đời nay: và người nào viết văn Tàu mà giống hệt người Tàu, là thiên tài đó! … Cũng như bây giờ.

Cha ông ta xưa lại khờ đến nỗi tưởng bac giả là bạc thật, tưởng con vẹt cũng là người. Có nhằm thể, mới dưng nối hai hàng bia Văn Miếu, nêu danh những người giỏi chữ Hán, như vinh hạnh lớn cho non sông, kỷ niệm những nhân tài, nó chỉ là những nô lệ! Chắc nhữngngười có tên nơi hai hàng bản danh dư đô, xưa kia đã chắc mẩm năm được hậu thế trong tay, và gật gù làm thêm những sách vở bằng chữ Tàu, để sau này cho con cháu Việt Nam học - Cũng như bây giờ...

Hai hàng bia Văn Miếu! Tôi tự hỏi sao chúng ta mù, không thấy cái gương hiển hiện của lịch sử; sao chúng ta không nghe tất cả mỉa mai của cái mà chúng ta gọi là Danh Dự. Tôi buồn cười trông thấy sự ngây ngõ của đời trước, tưởng rằng đậu ông nghê là có đại công với văn học, với Tổ quốc, vội xây đài kỷ niệm. Cái dụng ý mỹ miếu xưa, nay đã hỏng bét. Người Việt Nam đời này đã bỏ xó cái “công danh Tàu” đời trước; và cả “công danh Tây” đời này, người Việt Nam đời sau sẽ để vào góc nào?

Chắc sẽ có một Văn Miếu thứ hai, hai hàng bia đá khác ghi tên những ông nghè, ông thạc và rêu tha hồ bám, cỏ tha hồ che...
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật giúp gì cho tình yêu lứa đôi?

    29/11/2015Đào Văn BìnhTheo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)...
  • Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

    23/06/2019Nhà văn InnasaraDo quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương...
  • Gồng mình với “cái tôi”, vì trống rỗng và bất tài?

    11/06/2017Nhà phê bình Nguyễn HòaNgười ta khó có thể phân biệt giữa bạt ngàn các nghệ sĩ được quảng bá và tự quảng bá trên hệ thống thông tin đại chúng thì đâu đích thực là “ngôi sao” tài năng, và đâu chỉ là “ngôi sao băng” lóe ngang qua “bầu trời nghệ thuật” rồi tắt ngóm?
  • Mặc cảm - Tha hóa - Phân thân trong tâm lý người cầm bút

    13/01/2016Vương Trí NhànỞ nước nào cũng vậy, một dấu hiệu chứng tỏ xã hội trưởng thành là sự phân công lao động được thúc đẩy mạnh mẽ, đi kèm với nó là sự hình thành tầng lớp trí thức chuyên làm công việc sáng tạo. Của cải mà lớp trí thức này giao nộp cho xã hội là những giá trị tinh thần với tất cả sự phong phú đa nghĩa của hai chữ tinh thần. Trong khi có vẻ sống xa nhân dân thì những gì tốt đẹp mà họ làm ra lại gắn liền với nhân dân. A. P. Chékhov còn nói trí thức, đó là lương tâm của nhân dân nữa...
  • Một số tờ báo tiêu biểu từ khởi thuỷ đến năm 1945

    09/01/2016Cùng với sự phát triển của đất nước, báo chí Việt Nam cũng đã có những bước phát triển kỳ diệu. Đến nay, cả nước đã có 524 cơ quan báo chí với 650 ấn phẩm báo chí, 50 đơn vị báo điện tử và hơn 10.000 người được cấp thẻ nhà báo đang hoạt động. Xin giới thiệu một số tờ báo tiêu biểu từ khi báo Việt Nam mới bắt đầu hình thành đến năm 1945.
  • Công danh với sự nghiệp (phần 2)

    19/12/2015Xuân DiệuChúng ta đi học, phải nghĩ đến sự nghiệp, để đời ta có ý nghĩa, để nước Việt Nam cũng có thể góp cho nhân loại một ít nhà thông thái, để người Việt Nam ta chẳng phải chỉ là một bọn người ngồi mát để ăn cái bát vàng mà những thiên tài các nước làm ra...
  • Công danh với sự nghiệp

    17/12/2015Xuân DiệuNước Việt Nam ta lụn bại vì công danh. Người Việt Nam hàng nghìn năm cho đến nay, hiểu lầm hai chữ công danh. Đang lúc các bạn thiếu niên nhiều người có ý ngóng ngóng chờ chờ đi học trở lại, đang lúc sắp mở một kỷ nguyên mới cho nước ta và cho nền giáo dục Nam Việt, tôi tưởng không gì cần thiết bằng bản rõ cùng các bạn đi học, về cái công danh...
  • Từ làm báo Phong Hóa, đến văn phái Tự lực văn đoàn

    22/10/2015Khúc Hà LinhXã hội Việt Nam những năm 1930-1945 trải qua một thời kỳ biến động sâu sắc về chính trị, kinh tế và văn hoá. Chỉ nói riêng về văn hoá, thời kỳ này các loại sách báo hải ngoại du nhập vào Việt Nam khá phong phú. Hàng loạt học sinh từ Pháp trở về nước mang tư tưởng tân tiến, mới lạ đã có ảnh hưởng tới đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp học sinh tiểu tư sản trí thức.
  • Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn, và những điều chưa nói

    28/07/2015Phạm Thảo NguyênMục đích bài biên khảo này là tìm hiểu việc xây dựng báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn trong suốt thập niên 1930, đưa đến việc hiện đại hoá nghề báo và thúc đẩy nguyên một cuộc cách mạng văn chương, văn hoá Việt Nam. Đồng thời khám phá sự thực về đời sống của thành viên Tự Lực Văn Đoàn, cái phần lâu nay vẫn bị hiểu lầm...
  • Sự tha hóa của lời nói

    22/04/2015Vương Trí NhànTheo các nhà nghiên cứu hội họa, trong các bức tranh của người Việt thời trung đại, mỗi yếu tố chỉ có quan hệ với yếu tố liền kề bên cạnh, chứ không có quan hệ với toàn bộ bức tranh. Con người ở đây trong các mối quan hệ xã hội cũng vậy, hành động và lời nói thường được tổ chức để đối phó với các đối tác có quan hệ gần gũi mà không chú ý tới toàn bộ cộng đồng...
  • xem toàn bộ