Hàng cũ mang lại hạnh phúc!

03:52 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Hai, 2004

Red Shield, một chi nhánh của Công ty The Salvation, bao gồm 6 cửa hàng mang tên “Gia đình nhà Thrift” chuyên bán lại các đồ dùng được tái chế do James Lim phụ trách. Mỗi ngày, ông cùng 6 đồng nghiệp của mình phải xem xét tại 20 điểm khác nhau, phân loại 10 tấn hàng hoá do người dân Singapore vứt đi hoặc quyên góp với mục đích từ thiện.

Trong suốt thời gian 6 năm làm việc, ông Lim đã mục sở thị đủ thứ đồ dùng trên đời, từ bộ đồ chơi Lego, bộ đồ làm bánh đến cả… rắn. Mới đây, ông đã bán một chiếc giường cổ nhà đấu giá Sotheby’s định giá 10.860 USD cho một gia đình với số tiền chỉ bằng một nửa giá thành. Ông Lim nói: “Có rất nhiều thứ hữu ích với nhũng người có thu nhập thấp. Đôi khi bạn sẽ phải ngạc nhiên vì những gì bạn tìm thấy ở đây. Một bộ xếp hình Lego mới với giá khoảng 70 USD sẽ chẳng là gì đối với một gia đình giàu có, nhưng 40 USD một bộ đã qua sử dụng quả là không nhỏ đối với một gia đình nghèo nhưng trân trọng trẻ con”.

Cứ 1-2 lần trong tháng, “Gia đình nhà Thrift” lại có những đợt hàng tốt, có thể bán lại với giá khá cao: 1000 USD/món, thậm chí cao hơn, chủ yếu là đồ nội thất, kể cả nhiều loại đèn có kiểu dáng cầu kỳ không bị sứt mẻ, có cả những “gia tài”như xe đạp có tay lái rất lớn, sản xuất từ những năm 1900; chiếc giường làm bằng đồng thau không hề bị hoá chất hay bụi ăn mòn; tấm thảm Ba Tư trị gíá hàng nghìn USD… Lim kể: “Chúng tôi thậm chí còn có cả một bộ vòng bằng vàng, được đặt trong một túi vải nhỏ do một chủ hiệu vàng gửi đến, có kèm một tấm thiếp ghi rõ trị giá khoảng 500 USD. Tôi chẳng thể biết ai đã tặng cho chúng tôi nhưng tôi hy vọng những nghiã cử này không chỉ là sự tình cở”. Trong kho chứa trang phục, thỉnh thoảng ông Lim cũng tìm thấy những món hàng của Pradas hay LVs, những hãng thời trang nổi tiếng thế giới. hàng của Âmrnis và Kalvin Kleins (CK) phổ biến hơn, nhiều món vẫn còn chạy tốt. Có nhiều người thích chạy theo một nên mới thải ra những đồ còn mới như thế này, nhất là phụ nữ. Đây cũng là lý do mà thời trang luôn là mặt hàng chiếm khối lượng lớn nhất ở “Gia đình nhà Thrift”. Trong số các đồ thu nhặt có khá nhiều hàng điện tử bao gồm tivi, lò vi sóng,… Red Shield có hẳn một nhà kho dành cho các đồ có xuất xứ là hàng hoá dự trữ (đã qua kiểm tra của chính phủ). Tuy nhiên không phải lúc nào ông Lim cũng nhận được các món đồ trị giá như thế, không ít lần ông nhận được quần áo bẩn, đò lót rách, thậm chí cả ma tuý, kính vỡ và các loại rác “tế nhị” khác.

Ngoài phần nhỏ đồ giá trị được đem bán đấu giá, những đồ “tầm tầm” được bán cho những người buôn hàng second hand, hoặc hàng may mặc cũ, sản phẩm dệt bán làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy.

Ông Lim cùng nhóm làm việc đã tìm thấy khá nhiều tiền trong các túi xách cũ. Mới đây, ông vừa tìm thấy khoảng 300 USD, bao gồm các tờ 20, 50 USD, nhét trong bao mừng tuổi.

Đặc biệt nhất trong số quà quyên góp mà Lim nhận được là các con vật nuôi, được mang đến tận trụ sở của Red Shield. Trong cuộc đời mình, ông Lim hẳn sẽ chẳng bao giờ quên được lần cửa hàng được tặng một vali trong đó có một cặp rắn cây màu xanh lục tuyệt đẹp.

Ông Lim có rất nhiều khách hàng, một nửa là người địa phương, còn lại là những công dân nước ngoài. Thậm chí, cửa hàng của ông còn hấp dẫn cả những người có thu nhập cao nhưng tiết kiệm. Dẫu vậy đối tượng chính của cửa hàng vẫn là người nghèo, thu nhập thấp. Với ông Lim, rác không hoàn toàn là phế thải vô dụng, chúng có thể mang lại hạnh phúc, niềm vui cho nhiều người, trong đó có ông.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: