Hãy biết tận dụng những thế mạnh của bạn

09:32 SA @ Thứ Năm - 07 Tháng Bảy, 2005

Để có được mọi thứ bạn phải tự mình dành lấy chúng. Bạn cần trở thành một nhà lập kế hoạch chiến lược lành nghề cho cuộc sống và công việc của bạn. Nhưng thay vì hướng tới tăng tiền lợi thu được dựa trên cổ phiếu bạn có với mức lợi không cố định, bạn hãy chuyển sang sử dụng năng lực tiềm tàng cá nhân.

Đa số người Mỹ bắt đầu làm việc khi chưa đủ khả năng. Trên 80% các nhà triệu phú ở Mỹ đều đi lên từ bàn tay trắng. Hầu hết họ đã từng lâm vào cảnh túng bẫn hay gần như vậy, đôi khi từ suốt những năm tuổi trẻ của họ. Nhưng cũng có những người, rốt cuộc đã đi đầu, họ làm những công việc chắc chắn theo những cách riêng nào đó và những việc làm đó đã tách họ ra khỏi số đông. Có lẽ công việc quan trọng nhất họ làm, một cách vô tình hay có chủ ý là: họ nhìn nhận bản thân mình một cách có tính toán, nghĩ xem trong thương trường này, bằng cách nào họ có thể tận dụng bản thân tốt hơn, có thể tận dụng năng lực và những thế mạnh của mình để kiếm được nhiều hơn cho cả bản thân và gia đình.

Tài sản tài chính có giá trị nhất của bạn chính là năng lực kiếm tiền của bạn. Khi được áp dụng trong thương trường một cách thích hợp, năng lực đó giống như một cái máy in tiền vậy. Bằng cách tận dụng khả năng kiếm tiền của mình, một năm bạn có thể kiếm được 10 ngàn đô la. Sự hiểu biết của bạn, trình độ học vấn, kĩ năng và kinh nghiệm của bạn, tất cả những yếu tố này đều đóng góp vào năng lực kiếm tiền của bạn, đó là khả năng của bạn để đạt tới một thành quả và bạn sẽ nhận được một khoản tiền hậu hĩnh cho thành quả đó. Đồng thời năng lực kiếm tiền cũng giống như đất trồng vậy: nếu bạn không tận tâm quan tâm đến nó, không chăm cho nó màu mỡ, nuôi dưỡng và tưới nước cho nó đúng cách, ngay lập tức khả năng cho ra một vụ thu hoạch tốt như mong muốn của bạn sẽ không còn. Những người thành công, cả nam lẫn nữ, là những người nhận thức rất rõ về tầm quan trọng và giá trị của năng lực kiếm tiền của họ, và mỗi ngày họ làm việc để cho nó tiếp tục phát huy và để theo kịp với yêu cầu của thị trường.

Trong cuộc sống, một trong những việc đáng làm nhất đó là xác định cho mình một thị trường nổi bật, khai thác và duy trì. Khả năng đó sẽ rất có lợi để thực hiện một công việc nào đó mà đang rất cần tới khả năng của bạn. Trong chiến lược của các công ty, chúng ta gọi điều này là sự khai thác lợi thế cạnh tranh. Với một công ty, lợi thế cạnh tranh chính là điểm nổi trội của công ty trong việc sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà nhờ đó công ty đó có được một công cụ sắc bén riêng trong việc cạnh tranh với các đối thủ của mình.

Trong việc tận dụng những thế mạnh của mình, với tư cách là người đứng đầu một tập đoàn, bạn phải có một lợi thế cạnh tranh rõ ràng, phải có điểm mạnh của mình ở lĩnh vực nào đó. Bạn phải thực hiện một công việc mà nó tạo ra cho bạn sự khác biệt và hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng nhận ra và tận dụng lợi thế cạnh tranh này là việc quan trọng nhất cần làm trong “thế giới của những công việc”, là yếu tố then chốt để duy trì năng lực kiếm tiền của bạn, là nền tảng của sự thành công trong trong lĩnh vực tài chính của bạn. Mà nếu thiếu nó, đơn giản bạn chỉ là “một con tốt đen” trong một môi trường thay đổi từng ngày. Còn với một lợi thế cạnh tranh riêng có dựa trên năng lực và những thế mạnh của bản thân, bạn có thể tự tạo cho mình một tấm vé thông hành, bạn có thể tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của riêng bạn và có thể luôn tìm được một công việc phù hợp. Và lợi thế cạnh tranh càng khác biệt bạn càng có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở nhiều cương vị cao hơn nữa.

Có bốn yếu tố then chốt cho việc quảng bá bản thân và việc làm của bạn. Những yếu tố này thích hợp với những công ty lớn như General Motors, thích hợp cho quảng bá hình ảnh của các ứng cử viên đang chạy đua cho cuộc bầu cử và cũng thích hợp với những ai muốn đạt tới một kết quả tốt nhất chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là sự chuyên môn hoá. Không ai có thể làm ra tất cả mọi thứ vì vậy chuyên môn hoá là một yếu tố then chốt. Những người thành công thường có một loạt những kĩ năng chung, nhưng cũng có một hoặc hai lĩnh vực mà ở đó họ khai thác khả năng của bản thân để hoàn thành công việc theo một cách riêng.

Quyết định bạn sẽ chuyên môn hoá vào một lĩnh vực đặc thù nào đó bằng cách nào, ở đâu, khi nào và vì sao có lẽ là quyết định quan trọng nhất bạn cần phải làm trong sự nghiệp của mình. Một điều rõ ràng rằng nếu bạn không nhìn về tương lai, bạn sẽ không có một cái gì cả. Lí do chính rằng vì sao có quá nhiều người nhận thấy công việc của họ trở lên nhàm chán và thấy mình như không có gì để làm, bị thất nghiệp trong trong một thời gian dài là bởi họ không nhìn xa hơn về con đường họ đi và chuẩn bị mình thật tốt về thời gian khi mà hợp đồng công việc hiện tại của họ chấm dứt. Đột nhiên họ thấy mình không còn đủ sức đi tiếp trên con đường họ phải đi, đối mặt với một quãng đường dài khó khăn để có thể tìm lại một việc làm ổn định và được trả lưng hậu hĩnh. Đừng để điều này xảy ra với bạn.

Trong việc xác định lĩnh vực chuyên môn hoá của bản thân, tạm thời hãy đặt việc bạn đang làm sang một bên và sử dụng thời gian đó để xem xét kỹ bản thân mình, phân tích bản thân từ nhiều góc độ. Hãy vượt lên chính mình, và nhìn cuộc đời với những hoạt động và những thành tích bạn có để xác định xem bạn có thể và nên chuyên môn hoá vào lĩnh vực gì.

Lúc này đây, có thể bạn đang làm một công việc hoàn toàn phù hợp với bạn. Bạn đã có thể tận dụng được tất cả những điểm mạnh của bạn và công việc hiện giờ có lẽ là lí tưởng hợp với những cái thích và những cái không thích của bạn, hợp với khí chất và cá tính của bạn. Tuy nhiên, có được điều đó là do bạn không ngừng nỗ lực mở rộng tầm nhìn và hướng tới tương lai để có thể biết được nơi bạn sẽ đến trong những tháng và những năm tiếp theo của cuộc đời. Hãy nhớ rằng, cách tốt nhất để đoán trước được tương lai của bạn là tạo ra nó.

Bạn là duy nhất bởi những năng lực và tài năng của riêng bạn, bạn khác với bất kì một ai trên thế giới này, tỷ lệ có một ai đó giống hệt như bạn chỉ là 1 trên 50 tỉ. Sự kết hợp tuyệt vời và riêng có của bạn giữa các yếu tố trình độ học vấn, kinh nghiêm, sự hiểu biết, những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, những thành công, những khó khăn thách thức, cách nhìn và sự phản ứng của bạn với cuộc sống đã làm bạn trở lên đặc biệt. Ẩn chứa trong bạn là những tính cách và khả năng tiềm tàng có thể cho bạn khả năng làm mọi công việc mà bạn muốn trong cuộc sống. Thậm chí, nếu bạn sống thêm 100 năm nữa, khoảng thời gian đó cũng sẽ là không đủ để bạn có thể tận dụng hết những năng lực tiềm tàng của bạn. Sẽ không bao giờ bạn có thể sử dụng hết năng lực bẩm sinh của mình. Việc chính của bạn là ngay bây giờ hãy quyết định xem bạn sẽ tận dụng và phát huy tối đa tài năng gì của bạn để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

Vậy lĩnh vực nổi trội của bạn là gì? Hiện tại bạn đặc biệt giỏi về lĩnh vực nào? Nếu mọi thứ vẫn tiếp diễn như chúng vẫn có bạn chắc rằng bạn vẫn giỏi về lĩnh vực đó trong một, hai thậm chí là năm năm nữa tính từ bây giờ? Liệu đó có phải là một kĩ năng thị trường phù hợp nhu cầu đang ngày càng lớn mạnh không?, hay lĩnh vực bạn chọn đang thay đổi theo một cách nào mà bạn dự định cũng phải thay đổi theo cho phù hợp? Hướng tới tương lai, lĩnh vực gì có thể là lĩnh vực sở trường của bạn dựa trên bản thân và năng lực của chính bạn? Lĩnh vực gì nên là lĩnh vực sở trường của bạn, nếu bạn muốn vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, muốn tạo ra một cuộc sống sung túc và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn tương lai tài chính của bạn?

Bạn có thể trở thành mọi thứ nếu cần phải như thế, để hoàn thành xuất sắc hầu như mọi việc bạn muốn, nếu một cách đơn giản bạn quyết định việc đó là gì và rồi học những gì mà bạn cần phải học. Đây là một thực tế quá đỗi hiển nhiên hoàn toàn không một ai có thể nhầm lẫn.

Trong việc xem xét những kinh nghiệm quá khứ và hiện tại của bạn về một lĩnh vực chuyên môn hoá, một trong những câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho chính bản thân bạn đó là: “Từ trước tới nay những kinh nghiệm gì đóng vai trò quan trọng nhất cho thành công trong cuộc sống của mình?”. Bạn cũng tự hỏi và trả lời những câu hỏi khác như: Bằng cách nào bạn có được kinh nghiệm đó từ những việc bạn đã từng làm và những việc bạn đang làm ngày hôm nay? Những tài năng và khả năng gì dường như đến với bạn một cách quá dễ dàng? Làm việc gì dễ với bạn mà dường như lại khó với hầu hết những người khác? Bạn thích làm gì nhất? Bạn cảm thấy điều gì là động lực mạnh nhất? Bạn thấy vui khi làm việc gì?

Trong việc tận dụng những thế mạnh của mình, mức lợi nhuận có thể thu được, mức độ thích thú và say mê về một công việc đặc thù bạn đã chọn là một yếu tố then chốt. Bạn sẽ luôn hoàn thành công việc một cách tốt nhất với số tiền nhiều nhất trong lĩnh vực mà bạn thực sự yêu thích. Đó là lĩnh vực bạn không chỉ muốn nghĩ về nó, nói về nó mà còn muốn tìm hiểu và nghiên cứu nó. Những người thành công là những người luôn yêu thích những việc họ làm và họ có thể kiên trì chờ đợi từng ngày để bắt tay vào công việc đó. Được làm những công việc họ yêu thích mang lại cho họ niềm vui và càng vui vẻ họ càng hăng hái làm việc hơn đồng thời hiệu quả công việc cũng tốt hơn.

Trong việc tận dụng những thế mạnh của mình, yếu tố then chốt thứ hai phải kể đến đó là sự khác biệt. Bạn phải quyết định xem mình sẽ làm việc gì? Việc đó không chỉ phải khác so với các đối thủ cạnh tranh mà còn phải hiệu quả hơn trong cùng một lĩnh vực. Hãy nhớ rằng bạn phải ưu thế ở riêng một lĩnh vực cụ thể nào đó để vươn lên đứng đầu và phải quyết định xem lĩnh vực đó sẽ là gì.

Yếu tố cơ bản mang tính chiến lược thứ ba trong việc tận dụng những thế mạnh của bạn là lựa chọn thị trường. Bạn phải nghiên cứu thị trường và quyết định xem tại thị trường nào việc áp dụng những thế mạnh của bạn vào có thể mang lại hiệu quả cao nhất cùng với những khả năng và tài năng của riêng bạn, thị trường nào sẽ mang về cho bạn khoản lời lãi có lẽ là cao nhất dựa trên việc sử dụng năng lực của mình. Xác định xem các khách hàng, các công ty và thị trường nào mà ở đó bạn có thể dùng những tài năng riêng biệt của bạn để mang lại cho bản thân những điều tốt nhất cả về mặt tài chính và cơ hội thăng tiến?.

Yếu tố then chốt cuối cùng trong việc lập kế hoạch chiến lược cho cá nhân bạn là sự tập trung. Một khi bạn đã quyết định được lĩnh vực mà bạn sẽ chuyên môn hoá, quyết định cách bạn tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và quết định được thị trường, nơi mà bạn có thể dùng những thế mạnh của mình một cách có hiệu qủa nhất thì việc cuối cùng cần làm là hãy tập trung tất cả năng lực của mình để hoàn thành xuất sắc công việc đó.

Bạn sẽ có được những phần thưởng xứng đáng...

LinkedInPinterestCập nhật lúc: