Henry Ford – chủ nghĩa tư bản và kinh tế toàn cầu

10:08 SA @ Thứ Ba - 23 Tháng Tám, 2005

Vào năm 1914, Henry Ford, một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất, nhà tư bản giàu có nhất, đã làm sững sờ cộng đồng kinh doanh Mỹ với lời tuyên bố rằng tất cả nhân viên của Ford Motor Company sẽ được trả lương gấp 2 lần so với mức lương của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Điều gì đã khiến „nhà tư bản lớn nhất thế giới” thực hiện quyết định kỳ quặc này? Một số nhà quan sát tuyên bố „Chủ nghĩa xã hội!” – trong khi một số kẻ khác thì thầm „Điên rồ!”. Thế nhưng, trong vòng 10 năm, Ford đã chi phối được thị trường ô tô Hoa Kỳ và Henry Ford đã trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ.

Tại sao một hành động dường như đầy chất lý tưởng – và thậm chí là xã hội chủ nghĩa – lại mang đến một kết quả mang đặc thù tư bản chủ nghĩa đến thế?

Nói cho cùng, chẳng phải là chúng ta vẫn luôn cho rằng muốn trở nên giàu có, chúng ta cần trả lương cho nhân viên càng ít càng tốt và bán hàng cho khách ở mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận hay sao? Chủ nghĩa tư bản – ít nhất là theo hình thái gốc của nó – ít nhất là theo hình thái gốc của nó – cho rằng triết lý „trả lương thấp / bán giá cao” sẽ tăng lợi nhuận lên mức tối đa. Tuy nhiên, đó lại không phải là triết lý của Chủ nghĩa tư bản Thực tiễn. Chủ nghĩa tư bản thực tiễn cho rằng chính sách giá thấp, kết hợp với sản phẩm sáng tạo và chất lượng cao, sẽ mở rộng thị trường, tăng doanh số bán ra và lợi nhuận thu được. Đồng thời, chúng ta cũng có thể mở rộng thị trường hơn nữa bằng việc tái phân phối lại sự giàu có (cũng tức là sức mua) trên một nền tảng công bằng hơn và/hoặc tạo ra sự giàu có mới.

Henry Ford đã tận dụng chiến lược theo hai hướng nhằm tạo ra những thị trường ô tô mới: Thứ nhất, bằng việc giảm giá thành, ông ta đã biến việc sở hữu ô tô từ chỗ như „biểu tượng của sự giàu có thái quá”, chỉ hạn chế trong giai cấp thượng lưu nhất của xã hội, thành „ô tô của quảng đại quần chúng” và bằng cách này Henry Ford đã tăng thị trường của mình từ vài nghìn khách lên hàng triệu. Thứ hai, bằng việc trả lương cho công nhân ở mức cao chưa từng thấy, ông đã mở rộng hơn nữa thị trường của mình, tới mức bất kỳ nhân viên nào của hãng cũng có thể mua một chiếc ô tô. Và họ đã mua.

Chủ nghĩa tư bản kinh điển chủ trương „tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp mọi hậu quả lâu dài có thể xảy ra”. Chủ nghĩa tư bản thực tiễn, trái lại, nhận ra rằng, việc trả lương cho công nhân ở mức chỉ đủ cho các nhu cầu về thực phẩm và nơi ăn chốn ở, họ không còn tiền để mua sắm, và do đó, chẳng thị trường nào tồn tại...

Nguồn:Tầm nhìn
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • TIME 100: Henry Ford

    23/08/2005Ông ta đã sản xuất ra một loại ôtô, trả lương cao và đã giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu. Điều đó không phải là tồi đối với một nhà chuyên quyền. ...