Hình ảnh cuộc đời

10:00 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Sáu, 2014

Đây là những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về bóng đá mà không chỉ là bóng đá... nhân mùa World Cup này...

Trái bóng lăn chầm chậm đến cột cờ cuối sân. Cả cầu trường hồi hộp xem bóng lọt ra ngoài bên này hay bên kia của cột, hai bên cách nhau không đầy gang tay. Nếu bóng ở bên này thì đối thủ sẽ được qủa ném biên, nếu bên kia thì họ sẽ hưởng quả phạt góc. Phạt góc sẽ rất nguy hiểm, họ có thể ghi bàn thắng và trong bóng đá một bàn thắng có thể quyết định toàn thể trận đấu. Bóng đá là thế, cái rủi may của nó giống cuộc đời biết bao.

Khán giả quen xem bóng rổ thường cho rằng diễn biến của bóng đá quá chậm. Thực vậy, cầu thủ bóng đá thường thường quần thảo nhau trong vùng đệm nằm giữa sân bóng. Thời gian bóng chuyển qua lại trên vùng này chiếm không dưới 2/3 tổng số thời gian trận đấu. Nhưng cũng xuất phát từ vùng đất tưởng như nhàm chán này, một cú chuyền bóng bất ngờ hay một lỗi lầm có vẻ nhỏ nhặt, tất cả đều có thể dẫn đến một đợt tấn công chớp nhoáng để trở thành bàn thắng. Từ một không gian đệm, diễn biến chậm chạp làm người xem nóng ruột sự thành công hay thất bại được hình thành một cách nhanh chóng vá xảy ra dường như bất ngờ ngẫu nhiên. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc đời, phải chăng đời người cũng tương tự như thế.

Môn bóng rổ không có không gian đệm đó, nó cũng chẳng có quy luật việt vị. Chỉ với hai cú ném bóng người ta đã có thể ghi bàn. Vì thế bàn thắng của bóng rổ có thể lên đến hàng trăm. Với quy luật của “những con số lớn", bóng rổ hầu như loại trừ khả năng của rủi may, nó đi vào bài toán của thống kê học. Và những con số vĩ mô, xa rời sự ngẫu nhiên đò không hề làm động lòng con người, vì phận người chỉ quan tâm đến số phận dường như đầy rủi may của đội mình. Đó là một lý do làm con người yêu thích bóng đá hơn bóng rổ, một niềm yêu thích đến từ vô thức. Nhất là phận người của các nước nghèo.

Bóng đá còn một yếu tố kỳ lạ nữa, đó là không gian mênh mông của sân bóng. Nếu sân bóng rổ, bóng chuyền hay bóng ném quá nhỏ bé làm cho các cuộc tấn công và phòng ngự đều có một cấu trúc đơn điệu như nhau thì với không gian dài hun hút của bóng đá người xem thấy dường như những diễn biến trên sân phản ánh phần nào tính chất thời gian của đời người. Trong không gian đêm giữa sân, có những bế tắc làm chán chường khán giả khi bóng xoay vòng, vướng hết chỗ này đến cho kia, không tiến lên một ly nào cả. Rồi bỗng nhiên có những đường chuyền sâu và trống, mở hẳn cả một chân trời đầy hứa hẹn. Vai trò của các trung vệ trong đội cầu vì thế chính là hiện thân của khả năng xoay xở của con người trong cuộc đời mà phần lớn chúng ta đều nghe theo tiếng gọi của bản năng, mà có khi ta gọi một cách kính sợ là "số phận".

Rồi cuối cùng, khi nhận được một đường chuyên bóng tuyệt diệu, trước khung thành với một bể ngang rộng hơn 7m, phải chăng cầu thủ sẽ làm bàn, đó lá điều không ai dám chắc. Chân giò dày đặc của đối phương, tài năng thiên nghệ của thủ môn, thần kinh lỏng léo của người đá... tất cả đều là những lý do để bóng không vào lưới. Xà ngang, cột dọc tuy có kích thước hết sức nhỏ bé đối với khung thành nhưng hầu như trong trận nào chúng cúng bị bắn trúng, chỉ màn lưới thênh thang đó thì không hề hấn bao nhiêu. Trước khung thành, bao nhiêu điều kỳ dị đã xảy ra, cũng như cuộc đời. Có lúc nó dường như bi một bùa phép nào bùa kín, có lúc nó để lọt lưới một cách hoàn toàn vô nghĩa và cũng có lúc chính mình đưa bóng vào lưới nhà. Dù thế nào đi nữa, số bàn thắng trong một trận là những niềm vui hết sức hiếm hoi sau những thất vọng cay đắng, những nỗ lực vô tận. Như chàng Sisyphe chịu hình phạt khổ sai phải mãi mãi lăn hòn đá lên núi và đến gần đỉnh, đá lại lăn xuống, đặc trưng của bóng đá là miệt mài đưa bóng từ không gian đệm đến gần khung thành để cuối cùng bóng bị bật ra. Đó chính là hình ảnh nhọc nhằn của kiếp người. Và chỉ những ai may mắn lắm mới nếm được niềm vui khi đã nằm yên trên núi.

Ma lực của bóng đá bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó có lý do nằm sâu trong tiềm thức của của phân con người. Người ta yêu bóng đá vì nó gần gũi, ai cũng có cảm giác mình có thể tham gia vào trò chơi này được, đồng thời thấy nó vừa đòi hòi tài năng vừa hàm chứa may rủi, như cuộc đời hằng luôn luôn chừng tỏ.

Nhưng con người cũng biết rõ yếu tố may rủi tuy hiện diện trong đời nhưng chỉ đóng vai trò phụ, tài năng và sự nỗ lực vẫn là tính chất quyết định. Sau hơn ba tuần tranh tài tại Đức, 32 đội tuyển được lọc dần, chỉ còn lại bốn đội vào bán kết. Quá trình thi đấu cho thấy kết quả bóng đá tuy có sự bất ngờ nhưng nói chung vẫn phù hợp với các phỏng đoán từ trước. Như vậy, lại rõ là bóng đá không phải là hoàn toàn may rủi. Và điều này chỉ làm môn thể thao này càng giống cuộc đời hơn nữa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao bóng đá lại ... hấp dẫn?

    17/06/2018Nguyễn Tất ThịnhTrong những ngày cả thế giới cùng hướng về nước Brazil, tận hưởng và cổ vũ cho không khí sôi động của World Cup 2014, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi vì sao trái bóng tròn trên sân lại khiến hàng tỉ người phải thức đêm vì nó? vì sao bạn yêu bóng đá? Một câu hỏi giản đơn nhưng có lẽ không thật dễ để trả lời đầy đủ...
  • Bóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ

    22/06/2006Trà ĐoáBóng đá ra đời ở Anh hay ở Trung Quốc, chắc chẳng quan trọng gì. Ngày nay, nó đã trở thành môn thể thao có đông người hâm mộ nhất, và vì thế được các chính phủ “quan tâm” nhiều nhất. Một nơi bóng đá chẳng được bao nhiêu người ưa thích như Mỹ mà trước World Cup 2006, tổng thống G. Bush còn gọi điện động viên tinh thần cho huấn luyện viên Bruce Arena...
  • Vì sao các nhà làm luật yêu bóng đá?

    17/06/2018Nguyễn Quang ThânCó lẽ có rất ít người không yêu thích bóng đá. Các nhà làm luật và những người có tinh thần thượng tôn pháp luật có cái thích riêng của mình. Bởi bóng đá là một môn chơi thể hiện tính luật pháp chặt chẽ, nhưng không quá máy móc...
  • Thư của ông cá độ bóng đá 1,8 triệu USD gửi Văn Quyến, Quốc Vượng

    15/06/2014Lê HoàngCác chú thân mến!
    Nhận được tin các chú “dính”, anh rất đau lòng. Vừa thương vừa giận. Thương vì các chú còn trẻ quá, tuy mấy năm nay có tập tễnh ăn chơi nhưng suy cho cùng chưa hưởng thụ gì nhiều, có lẽ từ giờ chả còn cơ hội...
  • Bóng đá Việt Nam và khoảng trống văn hóa

    23/12/2005Thanh Thảo... phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi muốn cắt nghĩa tại sao bóng đá Việt Nam lại nhiều tiêu cực như vậy, tại sao cầu thủ VN lại "bán mình" một cách dễ dàng và rẻ rúng như vậy ? Câu trả lời chính là cái "khoảng trống văn hóa" ấy đang cư ngụ ngay trong lòng bóng đá VN, trong hành trang vào đời và vào nghề của nhiều cầu thủ.