Hội chứng ngàn năm

11:02 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Tư, 2010

Hướng tới đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các công trình và sự kiện, nhiều đến nỗi người ta phải giật mình tự hỏi: có nên quá nhiều như thế không và tại sao lại phải quá nhiều như thế.

Nhiều ý tưởng về con số một ngàn bị trùng lắp đến ngạc nhiên. Từ ý tưởng một ngàn chữ long của nhà thư pháp Lê Thiên Lý được mọi người chú ý và khen ngợi, lập tức có ngàn bức ảnh, một ngàn con rồng bằng đồng, một ngàn hiện vật gởi tới mai sau… Không biết bao nhiêu thứ một ngàn như thế được bày đặt từ đây cho đến ngày đại lễ? Chắc sẽ có một ngàn con bồ câu được thả lên trời, một ngàn bóng đèn được mắc lên cây, một ngàn người đứng trong dàn đại hợp xướng, vân vân và vân vân.

Ý tưởng về con số một ngàn là hay, rất có ý nghĩa nhưng nó được lặp đi lặp lại quá nhiều liệu còn hay, còn độc đáo nữa không?

Hà Nội được tập trung làm đẹp trước Đại lễ là chuyện rất nên nhưng liệu có quá phí phạm không khi có đến vài chục công trình được phá đi làm lại mới. Bỏ ra hàng chục hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng để tôn tạo, xây mới những công trình dù rất quan trọng cho cuộc sống nhưng không liên quan đến đại lễ ngàn năm bằng kinh phí mừng đại lễ ngàn năm là vô cùng lãng phí.

Tôn tạo khu di tích Cổ Loa, chỉnh trang lại hồ Gươm là việc cần làm nhưng liệu xây rạp Kim Đồng, rạp Đại Nam… và hàng chục công trình khác chẳng ai hiểu vì sao nó liên quan đến đại lễ, thật quá ngạc nhiên. Đến như công trình nhà văn hoá thiếu nhi ở một tỉnh xa lắc cũng được dán mác đại lễ ngàn năm thì không sao hiểu nổi.

Chỉnh trang lại khu phố cổ là ý tưởng tốt, nhưng liệu việc sơn quét đồng loạt mặt phố cổ bằng một màu chắc chắn là một dự án sai lầm, chẳng những phố cổ không còn vẻ đẹp cổ kính của nó nữa, mà sẽ rất buồn cười nếu toàn phố cổ đều khoác một màu áo mới. Viết một ngàn chữ long gửi lên đại lễ vừa đẹp vừa hay nhưng đúc một ngàn con rồng, một trăm trống đồng liệu có phí phạm quá không? Một khi đã phí phạm thì cái hay tự nó cũng biến mất.

Những dự án như thế không thể không gây cho mọi người những nghi ngờ, rằng liệu người ta có nhân danh đại lễ ngàn năm để đốt tiền Nhà nước, tiêu tiền dân hay không.

Càng gần đến đại lễ thì khắp các phố phường, từ các diễn đàn đến các sự kiện chính trị, kinh tế văn hoá, ở đâu người ta cũng nhắc đến ngàn năm, các diễn văn bất luận nói về vấn đề gì người ta cũng cố nèo cho được hai chữ ngàn năm. Rồi đến các áp phích, các băng – rôn tràn ngập ngàn năm, bất kể nó chứa đựng thông tin gì, kể cả thông tin vệ sinh phòng bệnh. Nhiều lễ hội, festival, liên hoan văn nghệ, các cuộc thi… vẫn xảy ra thường niên, đến dịp này đều được dán mác ngàn năm.

Có cảm giác là chúng ta đang rơi vào nạn dịch, ấy là “dịch ngàn năm”, nó làm phương hại nghiêm trọng đến ý nghĩa cao cả của đại lễ. Để lên bàn thờ kỷ niệm những ngày lễ trọng cần phải tính toán cân nhắc, biết chọn lọc kỹ lưỡng cái gì cần cái gì không, không thể ào ào đưa lên bừa bãi cả thượng vàng lẫn hạ cám. Không khéo trên bàn thờ ngàn năm thiêng liêng, bên những sơn hào hải vị còn những thứ tâm thường, thấm chí cả rác rưởi, một lời tình thật xin thưa.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • xem toàn bộ