Hợp với nhân sinh

09:56 SA @ Chủ Nhật - 22 Tháng Tám, 2010
1. Vào thế kỷ III, họa sĩ Tạ Hách đưa ra sáu quy tắc nghệ thuật, gọi là “Lục pháp luận” đã chi phối hội họa Trung Hoa đến 17 thế kỷ sau.

Sáu phép đó chỉ có 24 chữ, nếu không nhớ được hết, chỉ cần nhớ câu đầu là “Khí vận sinh động” hàm ý nghệ thuật phải đạt đến sức sống của tự nhiên.

Như vậy lý luận không cần dài, mà cần khái quát đưa nó đến gần trời đất và con người. Nhìn lại nền lý luận của chúng ta, chưa được kiểm nghiệm nhiều xem có tác động thế nào đến thực tế và có được nghệ sĩ sử dụng trong sáng tác hay không.

Với cá nhân tôi là một nghệ sĩ, những lý luận đó phần nhiều là vô bổ, và phải tự hình thành lý luận riêng khi sáng tác. Và nhiều nghệ sĩ khác cũng như vậy. Tại sao? Bởi vì những lý luận đó đòi hỏi nghệ thuật trình bày trên những hiện thực không tưởng và xa lạ với đời sống nhân sinh, ngay khi cả nền kinh tế cũng từng phát triển trái với quy luật tự nhiên.

Từ lý luận xem vào thực tế là cả một khoảng cách. Khi câu chuyện Tấm Cám được hiểu là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác thì không có gì phải bàn nhiều, nhưng nếu ta nhìn nó là cuộc đấu tranh giữa hai cái ác thì vấn đề khác hẳn. Tấm và Cám đều chỉ có một mục đích là giành lấy ông vua. Một cái ác thông minh, nhưng hành động không triệt để. Một cái ác ngu đần, nhưng trưởng thành dần trong sinh tử thfi khôn ngoan không ai bằng và khi hạ thủ thì đối phương không còn đường sống. Bài học này không phải là không còn giá trị mà còn diễn ra sôi động hơn.

Khi Nguyễn Tư Nghiêm vẽ bức “Con nghé quả thực”, lý luận của ta chỉ nêu được một chiều là niềm vui của người nông dân trong cải cách ruộng đất. Tuy nhiên trong bức tranh còn vẽ một em bé rất buồn, nó chính là chủ nhân của con nghé. Vậy thì một sự kiện xảy ra đem lại niềm vui cho người này, đem lại nỗi buồn cho kẻ khác. Nghệ thuật là như vậy, nó trình bày nhiều chiều của cuộc sống nhân văn, còn đúng hay sai là tùy từng người xem, người đọc. Nếu lý luận nghệ thuật không nhiều chiều, không thấu tình đạt lý, mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ trích, thì nó bị đặt ra ngoài từ đầu trên các giá sách ế.


Con nghé quả thực - Sơn mài- Nguyễn Tư Nghiêm

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng cho rằng dân tộc ta đang ở trong tình trạng thảm hại. Đó là một ý kiến đáng lưu ý. Nhiều nhà kinh tế nước ngoài, ngay từ thời đầu đổi mới đã nêu ra rằng cần phải tính cái giá cho sự phát triển bằng mọi cách khi phá hủy môi trường sống. ý kiến này đang được thực tế chứng minh. Người ta có hai môi trường để sống: đó là môi trường sinh thái và môi trường nhân văn. Nguy cơ là chúng ta làm hỏng cả hai. Nói như vậy không phải để đưa ra một nhận định bi quan mà là tìm cách thức tốt hơn cho cuộc sống.
Văn học nghệ thuật có khả năng tiên liệu. Nam Cao trong “Đôi mắt” đã từng nói đến những người lãnh đạo mà không có tri thức thì hậu quả như thế nào. Vũ Trọng Phụng trong “Số đỏ” đã nhắc nhở về đám lưu manh len lỏi trong đời sống thượng tầng xã hội. Nếu chúng ta tỉnh táo tiếp nhận những điều đó từ nửa thế kỷ trước thì ngày nay những cán bộ không có trình độ và những Xuân tóc đỏ đã không nhiều như vậy. Văn hóa nghệ thuật không đơn thuần là trang sức và trò tiêu khiển xã hội. Nó phải là quyết sách của nhà nước trong quá trình phát triển, để trở thành một nhà nước văn hóa, là một bánh xe chạy song song với bánh xe kinh tế, trong đó lý luận nghệ thuật phân tích các vấn đề của văn nghệ giúp cho mặt nhân văn của hoạt động kinh tế. Và đất nước chỉ có thể được gọi là phát triển khi người dân thực sự có nhu cầu văn hóa nghệ thuật.

Nghệ thuật ngày nay nằm kẹp giữa cơ chế bao cấp tinh thần vẫn chưa thực sự thay đổi và nền kinh tế thị trường đã mở rộng. Nó đòi hỏi một đời sống dân chủ hơn cho sáng tạo và xây dựng thị trường nghệ thuật để chuyên nghiệp hóa. Trong quá trình hội nhập, vai trò của văn hóa nghệ thuật yếu ớt như hiện nay thì không những bản sắc có nguy cơ bị phai mờ mà sự hội nhập của dân tộc có thể là thụ động.


Bức tranh đầu người mình chim. (Phan Cẩm Thượng).



2. Nghệ thuật sinh ra để bù đắp cái chưa hoàn thiện của con người. Khi xã hội có điều bất cập thì nó lên tiếng, khi xã hội thiếu thốn thì nó vẽ ra những viễn cảnh tương lai. Vì thế cái mới là mục đích, tự do là phương tiện của nghệ thuật – một hoạt động có tính điều chỉnh và tự điều chỉnh cơ chế hoạt động của mình. Điều này phụ thuộc vào ba mặt: hành nghề ở mức độ chuyên nghiệp hóa, yêu cầu một thiết chế nghề nghiệp (luật nghệ thuật) và tự do sáng tạo. Ba mặt trên không đầy đủ, dù tài khéo đến đâu, những sản phẩm nghệ thuật chỉ là nghiệp dư, không có giá trị xác lập nền văn hóa, không trở thành các biểu tượng xã hội.

Trong kinh tế thị trường, sự chuyên nghiệp hóa xác định nghệ thuật là một bộ phận của nền kinh tế, cũng sản xuất ra giá trị kinh tế, tỷ lệ đó càng lớn so với các ngành sản xuất khác, càng chứng tỏ một xã hội phát triển. Một mặt là người nghệ sĩ chỉ có lao động sáng tạo nghệ thuật, hoặc là hoàn toàn, hoặc là chủ yếu, mặt khác là cơ chế xã hội có tính chuyên nghiệp. Khi cơ chế bao cấp được dỡ bỏ trong phần lớn hoạt động sản xuất, thì riêng khu vực nghệ thuật mới phần nào. Vì thế rất nhiều nghệ sĩ đã sáng tác chuyên nghiệp, những tổ chức xã hội cho nghệ thuật lại không chuyên nghiệp, khiến nghệ sĩ không có đất trình bày, tiền đầu tư của Nhà nước (hữu hiệu nhất) là bj chia nhỏ theo kiểu công đoàn, mà không đến tay những người thực sự lao động. Cũng bởi vì người tự chuyên nghiệp hóa thường đứng ngoài biên chế và công sở. Nghệ sĩ không đòi hỏi đặc quyền về tự do dân chủ, mà chỉ cần hưởng mức độ này như người dân thường, tức là mọi hoạt động nghệ thuật nếu không được phép, cần được giải thích trên cơ sở của luật pháp xã hội, không có những cấm kỵ từ bên trong. Chúng ta chưa có luật nghệ thuật, còn các quy định, quy chế hoàn toàn có tính tạm thời. Vì thế không biết giới hạn của sáng tạo là ở đâu, tại sao lại có những khu vực kỵ húy, và vừa có những sáng tác quá trớn với truyền thống đạo đức, lại nhiều người cảm thấy hạn chế khi sáng tác. Ví dụ trong vấn đề xin giấy phép và các công trình đầu tư của nhà nước, trong đó những người biết việc (nghệ sĩ) lại phải hỏi những người không biết việc (người xét duyệt, hội đồng giám khảo). Kết quả là những nghệ sĩ có sĩ diện thì đứng ra ngoài lề, những người cốt đạt hợp đồng thì hỏng về nhân cách ngay từ đầu. Do vậy mà những công trình văn hóa nghệ thuật của chúng ta mấy chục năm qua, hoặc yếu kém, hoặc không có tầm cỡ của dân tộc.


Bức tranh rắn trong bộ 12 con Giáp. (Phan Cẩm Thượng)
Lấy Hà Nội làm ví dụ, một Thủ đô văn hóa, mà những công trình đẹp nhất vẫn do người Pháp để lại. Đến Hà Nội, người ta vào bảo tàng nào, có lẽ chỉ có Bảo tàng Dân tộc học là tạm ổn vì phương pháp trưng bày ở đó là tiên tiến, cộng với một vị giám đốc sáng sủa. Ở khu vực nông thôn những công trình đẹp đẽ nhất vẫn là những đình, đền, chùa thời phong kiến. Trong nước hiện có từ hàng chục đến hàng trăm họa sĩ điêu khắc sáng tạo rất chuyên nghiệp, nhưng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005 rất nghiệp dư. Song vấn đề không phải là thay kiến trúc sư thì có tòa nhà tốt hơn, thay nhà điêu khắc thì có tượng đài đẹp hơn mà là cả cách quản lý văn hóa không có khả năng chấp nhận nghệ thuật đỉnh cao, cuối cùng không khuyến khích được tự do sáng tạo. Chương trình giáo dục của các trường nghệ thuật hàng nửa thế kỷ qua không thay đổi và không gắn bó với sự phát triển của nghệ thuật nhân loại. Các hội, vụ, viện tiêu tiền đều của Nhà nước mà hiệu quả công việc thấp hơn nhiều so với các hoạt động cá nhân. Sự quản lý hiện tại chỉ chăm sóc được các khu vực nghiệp dư mà bỏ qua khu vực chuyên nghiệp. Nghệ thuật vẫn tự nó vận hành khi những điều kiện xã hội không tương thích, thì các cá nhân vẫn tìm cách hoàn thiện và đi đến cái mới. Sự thiệt hại thuộc về nhân dân và Nhà nước khi không tiếp nhận được những thành quả lao động sáng tạo và những hoạt động sản xuất kinh tế thiếu một bộ mặt văn hóa.

Chúng tôi mong rằng trong đường lối văn hóa nghệ thuật của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới cần xét đến cơ chế tự điều chỉnh của văn hóa nghệ thuật, vì không một nghệ thuật nào gọi là có giá trị mà phát triển lại đi ngược bản chất nhân văn.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ''Nhục cảm yếu đuối'' của văn nghệ Việt Nam

    20/01/2018Tiểu PhươngĐến tận thế kỷ XXI, các nhà phê bình của chúng ta vẫn cứ loay hoay bàn bạc, tranh cãi xem chủ đề sex là cao quý hay thấp hèn, là mục đích hay là phương tiện của nghệ thuật... Đây chính là lúc chúng ta cần đến hướng đến một thứ “nhục cảm lành mạnh” trong đời thường cũng như trong nghệ thuật...
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Lang thang và tư duy

    21/03/2014Ngân Hà (thực hiện)Tháng 9.2009, cuốn Alain Robbe–Grillet: Sự thật và diễn giải đã gây chú ý với giới phê bình, nghiên cứu và nhiều nhà văn Việt Nam. Nó chính là một luận án tiến sĩ được đại học Paris 7 xếp vào hạng “tối ưu” (très honorable avec félicitations). Tác giả cuốn sách để lại dấu ấn khá đậm nét trên diễn đàn văn chương những tháng vừa qua lại là một cô gái nhỏ nhắn, có nụ cười duyên dáng. Chị là Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên khoa văn đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Thế kỷ XX: Từ chủ nghĩa hiện đại đến “chủ nghĩa cổ điển mới”

    02/04/2009Hoàng Ngọc HiếnThế kỉ XX, có sự thâm nhập vào lĩnh vực phê bình văn học (và nghiên cứu văn học) nhiều quan niệm lý thuyết, nhiều thủ pháp của những bộ môn ngoài văn học (triết học, mĩ học và nhiều ngành khoa học khác: xã hội học của Mác, hiện tượng luận của Husserl, những mô hình tâm lý học của S.Freud, C.Jung, cấu trúc luận ngôn ngữ học và nhân học của F. de Chaussure, Lévi Strauss...). Từ đó xuất hiện nhiều điển mẫu, mô thức về văn học...
  • Truyền thống cần được trẻ hóa

    10/02/2009Lê ĐạtNhiệm vụ cấp bách của Thơ Việt là phải mở cửa ra năm châu để thở, để chống lại nguy cơ tỉnh lẻ của nền thơ khuất gió...
  • Nhìn lại đời sống mỹ thuật Việt 2008, một câu hỏi lớn…

    23/01/2009Dã Quỳ365 ngày đã qua, nhìn lại, dường như mỹ thuật Việt Nam cũng có không ít sự kiện. Nhưng những sự kiện đó có đưa mỹ thuật Việt hiện đại lên được một tầm cao mới.
  • Tính thời đại trong nghệ thuật

    11/11/2008Trần DuyMột trong những yêu cầu của nghệ thuật là phản ánh được tính thời đại nơi đã sinh ra nền nghệ thuật ấy. Tính thời đại là tính đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc trong những sự kiện lịch sử riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy. Có người cho rằng hiện đại, mô-đéc, tân kỳ diễn ra hoàn toàn độc lập với tính thời đại của xã hội.
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    26/09/2007Tuỳ bút chính trị Nguyễn Khải, 27/5/2006Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người...
  • Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

    08/05/2007Nguyễn Thị ThưMỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp.
  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

    20/09/2006Vương Duy BiênKhoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
  • Đến bao giờ - những đỉnh cao văn học?

    20/07/2006Phong LêTác dụng thanh lọc của văn học - nghệ thuật đến từ sự phát hiện và tôn vinh cái Đẹp của cuộc đời, gắn với một giá trị nhân văn, vì hạnh phúc của con người; vì sự giải phóng và phát triển con người. Trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn như một kẻ tử vì đạo, dũng cảm trong chống trả, đối phó với mọi uy hiếp, đe dọa đến từ các hệ quyền lực và cả với sự không an toàn của xã hội...
  • Thi ca như là hàng hoá và dịch vụ

    20/03/2006Ngô Tự LậpKhi coi thơ là hàng hoá hoặc dịch vụ, tôi biết là có nguy cơ sẽ bị các nhà thơ, các nhà phê bình, và cả những người yêu thơ - những người mà tôi không chỉ kính yêu mà còn luôn hướng tới với niềm hy vọng - phản bác, thậm chí nguyền rủa. Tôi còn biết rằng nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu tôi coi thơ là cả hai thứ ấy...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Điện ảnh Việt Nam: Nỗi buồn... duy cảm

    27/01/2006Nguyễn Kim KhánhNăm 2005 của điện ảnh Việt Nam (ĐA VN) khép lại với trên 10 phim nhựa được trình chiếu - một con số quá nhỏ của nền điện ảnh đang “tụt dốc”. Khủng hoảng vẫn là hai từ chuẩn xác và ngắn gọn nhất để chỉ tình trạng này...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • xem toàn bộ