Kẻ thù - Kẻ ta yêu

Sherab Chen dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh, Claire Huynh phóng tác tiếng Việt từ bản dịch tiếng Anh
08:09 CH @ Thứ Sáu - 27 Tháng Mười Một, 2015

Hỡi kẻ thù!
Ta yêu ngươi!

I.
Hỡi kẻ thù!
Ta yêu ngươi!

Ngươi tấm gương Từ bi
Chiếu tâm ta soi thấu
Sâu thẳm nơi tận cùng
Trong lòng ta ẩn náu
Kẻ Hận sân Nội thù

II.
Giấu mặt nơi tối tăm
Tâm ta - Hận nắm giữ
Ý ta - Sân trói buộc
Giả thân thiết bạn bè
Hắn từ lâu lừa dối

Cất tiếng từ lòng ta
Ngọt tai ta hắn nói:
"Hỡi danh dự đàn ông
Ta - Bạn ngươi - Sân hận

Sân ta là vũ khí
Tuyệt đấu với kẻ thù
Hận ta là trợ thủ
Giúp chiến mọi kẻ ghét
Sân Thần ta đưa bạn
Đạt danh dự con người".

III.
Ta nào đâu nhận biết
Ôm hận, ghét trong lòng
Để giận, sân dẫn dắt
Dùng hận sân đối chọi
Với mọi hận sân đời

Chẳng ngại chém kiếm hận
Chẳng ngại đâm tên sân
Mặt ta phừng lửa giận
Tay ta nhuộm máu sân
Kẻ lạ và người thân
Bạn bè và cha mẹ
Ta giận, ghét, hận, sân

IV.
Mãi rồi đến một ngày
Ghét, giận phủ đầy thân
Hận kéo che mờ mắt
Sân tràn nhiễm trí khôn
Sự an ổn bình yên
Tâm ta dần đoạn tuyệt

V.
Ta cô độc trên đời
Cả biển người xa lánh
Chỉ ngươi không rời ta
Giữa rừng người không thương
Chỉ ngươi thường bên cạnh
Kẻ thù - Kẻ thương ta

VI.
Chỉ ngươi, hỡi kẻ thù
Như Tấm Gương Từ Bi
Thấu lòng ta soi chiếu
Nơi tối tăm giấu mặt
Hận ta và Sân ta
Chính là kẻ hủy diệt
Tâm ta và Ý ta
Đã từ bao kiếp nào

VII.
Kẻ Ngoại thù Từ bi
Ngươi - người thương ta nhất
Ngươi - người thực giúp ta
Khi soi vào ta biết
Nhận ra và trừ diệt
Kẻ ghét, hận - Nội thù
Ẩn ở giữa tâm ta
Nấp ở trong ý ta
Đã từ bao lâu hủy hoại
Ta và sự an bình".

VII
Ôi kẻ thù Từ Bi
Ngươi làm cho lộ diện
Con quỷ sân giày vò
Chỗ Tâm ta - hắn nấp
Nhờ ngươi ta tỉnh giấc
Cơn mê giận, sân, buồn
Nơi Tâm ta - nguồn tạo
Nhờ ngươi ta thấy được
Dù ta đã nuông chiều
Bao lâu lòng sân giận
Trong ta chỉ chứa chất
Bất an và nản phiền

IX.
Ôi kẻ thù Từ Bi
Ngươi khuyên bằng lưỡi dao
Cắt vào nơi đau nhất
Của tâm ta tật nguyền
Lời ngươi khuyên chân thật
Như người bạn tốt nhất!

Ngươi chữa bằng mật đắng
Chẳng một ai muốn dùng
Uống rồi dã muôn tật
Hơn Thần Y giỏi nhất
Bậc Từ mẫu ngươi chăng?

Ngươi dạy bằng bài học
Ác độc và dối lừa
Chưa từng đau đắt giá
Đâu ta nhớ không quên
Bậc thày uyên - Ngươi đó

X.
Hỡi kẻ thù Từ Bi
Không ngươi, ai khiến được
Cơn mưa lành hạnh Nhẫn
Dập tắt lửa hận sân?
Không ngươi, ai trao tặng
Vòng nguyệt quế Bồ Đề
Thắng mọi thù, mọi hận?
Không ngươi, ai thổi được
Thuyền Bi, Trí căng buồm
Vượt muôn trùng sân hận
Cập bờ Từ, biển Nhẫn

XI.
Hỡi kẻ thù Từ Bi
Ngươi soi sáng đường Trí
Ngươi dẫn chỉ lối Tâm
Ngọc quý trân đâu bằng
Vũ khí ngươi trao tặng
Triệu người đã chiến thắng
Khỏi giận, sân, mê lầm
Và Nội thù hiểm thâm
Tâm dần thoát trói buộc

XII.
Khi ghét hận mãi chia
Khi giận sân mãi lìa
Ta bước đi trong đời
Tâm an lành đón đợi
Mắt nhận chân, sáng ngời
Lòng chất đầy từ ái
Mãi trong ta biển thương
Mãi ta thương biển người!

Kẻ thù, ta yêu ngươi
Ân người ta ghi khắc
Bạn giúp ta đâu bằng
Hỡi người - ai thấy chăng?
Thực thương ta - kẻ thù!
Kẻ thù - ta mãi yêu!


(Cảm hứng từ Kinh Phật, từ Đạo Sư Nguyệt Xứng (Candrakirti) &
từ Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh của Bồ Tát Tịnh Thiên (Shantideva))

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mười đặc điểm của Phật giáo

    13/05/2015Tỳ kheo Trí QuangPhật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo...
  • Những hiểu lầm về đạo Phật

    10/02/2020Minh Đức Triều Tâm ẢnhĐạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian...
  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • 7 sự hiểu lầm phổ biến về đạo Phật ở Việt Nam

    14/01/2019Chu Ngọc CườngLà một quốc gia có truyền thống Phật giáo, nhưng nhiều người Việt Nam không có hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, và dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • 66 câu Phật học làm chấn động Thiền ngữ thế giới

    10/05/2017Đọc được gì là tùy mỗi người…Nhưng xin hãy đọc thật chậm, nghĩ thật kỹ và nhớ thật lâu. Cuối cùng là làm theo được càng nhiều càng tốt…
  • 25 bài học về cuộc đời Đức Phật

    12/08/2015Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Phật. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn...
  • Sáu hành động giải thoát theo quan điểm Phật giáo

    11/01/2015Nếu một người kết hợp cả sáu hoạt động này, từng bước từng bước đưa nó trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của một người, thì sau đó đời sống bắt đầu, bằng chính nó, và sẽ ngày càng trở nên có định hướng hướng về lợi lạc của tất cả chúng sinh...
  • Mười điều tâm niệm của Phật

    29/11/2014Thiện Minh1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh.
    2. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
    3. Cứu xét tâm tính thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sự học không thấu đáo...
  • Sống thời đại và tinh thần đức Phật

    15/10/2014BS Bùi Mộng HùngChính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu...
  • Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam

    09/08/2014Phan Đại DoãnNhững thành tựu của khoa học - công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến vĩ đại, đến nỗi thời đại đang tới được mệnh danh là 'thời đại tin học" ấy vậy mà trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lại có nhiều vấn đề. Dường như các khoa học về luân lý - đạo đức lại đang “tụt hậu”. Việc tìm hiểu những giá trị trong văn hóa truyền thống là có ý nghĩa quan trọng, nhất là những đóng góp nhân văn - nhân bản của Phật giáo trong văn hóa dân tộc...
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • xem toàn bộ