“Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”

01:36 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Mười Hai, 2017

Trước hiện trạng truyền thông mạng đang nhiễu loạn với các thông tin lá cải tràn ngập, soi mói đời tư, gián tiếp và trực tiếp xúc phạm đến con người (loạt bài “Truyền thông: những chuyện không tử tế” Tuổi Trẻ), TS Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ...

Theo dõi báo chí, nhất là chuyên đề “Truyền thông: những chuyện không tử tế” trên báo Tuổi Trẻ, tôi thấy hiện tượng trên không còn ở mức đáng báo động nữa mà đã thật sự trở thành một thảm họa. Nó phá hoại xã hội, nhiễm độc văn hóa, đe dọa những thành tựu vốn ít ỏi của giáo dục. Tuy nhiên, phản hồi sôi nổi của bạn đọc hoan nghênh loạt bài kịp thời trên đây và đồng thanh chia sẻ sự bất bình, phẫn nộ cho thấy sức đề kháng của xã hội và dư luận còn rất mạnh. Vậy tại sao hiện tượng ấy vẫn chưa thấy thuyên giảm, trái lại vẫn lấn tới và còn tỏ ra thách thức dư luận?

Tôi nghĩ cần phải thẳng thắn nhìn rõ thực trạng và nguyên nhân. Trong hệ thống truyền thông chính thức, phần lớn bài chính luận thường xơ cứng, ít sức thuyết phục. Nhiều vấn đề nóng bỏng của thời cuộc và thiết thân với đời sống nhân dân được ghi nhận mờ nhạt. Lối thoát đương nhiên là những câu chuyện tưởng là vô thưởng vô phạt, rồi ngày càng được dung dưỡng, trở nên nhảm nhí và nguy hại như một bệnh dịch.

Vì thế, nếu không thay đổi đường lối và cung cách truyền thông, và nhất là nếu không nhận rõ và khắc phục sự mù quáng của một lối sống và làm ăn kinh tế theo kiểu chủ nghĩa tư bản hoang dại thì khó mà đẩy lùi tình trạng đồi bại này được.

Vào cuối thập niên 1960 ở miền Nam, trước nguy cơ băng hoại xã hội và văn hóa, nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo đã thành lập Mặt trận bảo vệ văn hóa dân tộc. Nhà phê bình văn hóa Lữ Phương đã dùng một từ đích đáng để vạch mặt chỉ tên tệ nạn lúc bấy giờ: “nền văn nghệ đĩ bợm”!

Dùng chữ gì cho tình trạng hiện nay của chúng ta thì tôi chưa nghĩ ra (có thể khó mà hay hơn!), nhưng cách thức vẫn còn giá trị: không thể không vận động dư luận để đấu tranh quyết liệt!

“Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”, thiết tưởng đó là nhận định rất sáng suốt của nhà khai minh vĩ đại Phan Châu Trinh. Truyền thông hiện nay đang làm bại hoại dân khí, trong khi tưởng nhầm rằng đang “khai dân trí’ bằng những tin... “lộ hàng” và soi mói đời tư!

Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dân trí và sức phát triển của một dân tộc

    09/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Dân trí và quan trí

    14/07/2010Bá KiênLâu nay, chúng ta vẫn hô hào phải nâng cao dân trí, thậm chí đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra nhằm mục đích nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ít ai bàn đến việc phải nâng cao quan trí. Nhân chuyện Quốc hội sôi nổi bàn luận trách nhiệm của bộ trưởng này, đề cập việc bỏ phiếu tín nhiệm, có người đặt vấn đề đã đến lúc phải nâng cao cả quan trí...
  • Dân chủ và dân trí

    03/03/2010Lê Quý HiềnNgày nay, hai từ "dân chủ" đang được nhắc đến nhiều trong xã hội. Không ít người nghĩ dân chủ là sự thoải mái đóng góp ý kiến, bàn bạc của bất kỳ người dân nào. Trí tuệ của tập thể, của cộng đồng là cần thiết song nói như Lênin: "Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông". Không thể có dân chủ đứng một mình mà đi kèm theo nó phải là dân trí để thành một đôi chân bước trên đường dài, vượt qua những khó khăn, cản trở phía trước.
  • Nâng cao dân khí

    25/01/2010Ninh CơTrong lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, sức mạnh tinh thần của nhân dân, ở những thời điểm cụ thể, khi được phát huy cao độ, đã trở thành lực lượng vật chất vô song, làm nên những thành tự huy hoàng, trong điều kiện khó khăn tưởng chừng không làm nổi.
  • “Người ta hèn là do dân trí thấp”

    07/01/2010Đoan Trang (thực hiện)Xuất thân từ một thanh niên nghèo ở Hà Tĩnh, lận đận kiếm sống bao năm, nhưng anh lại dốc hết tâm sức vào một việc rất có vẻ “vác tù và hàng tổng” - đưa sách về nông thôn - với niềm tin mãnh liệt: Dân tộc mình muốn 50 năm nữa tiến bộ thì bây giờ phải biết đọc sách.
  • Dân trí trong phát triển xã hội

    26/03/2008Trần Sĩ ChươngDân có giàu thì nước với mạnh. Dân có giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của quan và dân có tương đối cân bằng thì Nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung của đất nước...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • Lỗi của dân trí hay của nền giáo dục?

    19/04/2003Xả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp hay do nền giáo dục?
  • xem toàn bộ