Khoa học và huyền môn

03:46 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Mười, 2019

“Sau đêm dài trung cổ và 15 thế kỉ sau Công nguyên, các mầm mống khoa học bị đè bẹp bởi thế lực tôn giáo. Từ thế kỉ 15 bắt đầu thời kì văn hóa Phục Hưng châu Âu, động lực cho các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Nhưng hình như khoa học chưa bao giờ tách hoàn toàn ra khỏi những điều thần bí!”

Thiên tài là sự kết hợp linh cảm thần bí và toán học?

Nhà vật lý Francis Bacon đề xướng phục hồi và đề cao quyền lực ngự trị của người trước vũ trụ. “Không có lợi ích nào cao hơn là phát triển những tài năng, tạo ra những tiện nghi để cải thiện đời sống con người”. Ông đề xuất chủ thuyết Duy vật: “Phải bắt đầu tìm hiểu những tinh chất mà có thể đo lường được, rồi cố gắng xác lập mối quan hệ giữa chúng nó”. Nói cách khác: “Phối hợp quan sát, tích trữ dữ liệu, phân tích toán học…”

Đánh giá thành quả lao động của thời kì Phục Hưng ở Châu Âu phải thừa nhận rằng đã có những bước tiến hơn, nhưng chưa có mấy tiến bộ trong ứng dụng khoa học vào đời sống. Có thể nói, khoa học còn nặng về tìm kiếm lý thuyết giải thích hiện tượng tự nhiên thay cho việc tạo ra những lợi ích thiết thực. Đó là sự tò mò có định hướng hơn là sứ mạng có định hướng.

Nhưng quan trọng hơn nữa khi nhà vật lý thiên tài Newton đề xuất thuyết nguyên tử, coi nguyên tử là cấu phần nhỏ nhất của vật chất, là cột mốc bằng vàng trong lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Thiên tài của Newton thể hiện ở sự kết hợp linh cảm thần bí với linh cảm toán học. Giới khoa học đương thời nhận xét rằng tư duy khoa học của ông mang một ít tính chất ma thuật: các kiến giải đến với ông theo cách linh tính mách bảo, còn hình thức chứng minh logic đến với ông như là hậu quả. Newton đã dùng từ ngữ “ete” do Aristot đề xướng và cho rằng ete là thực thể thâm nhập vào trong toàn bộ vũ trụ làm xuất hiện khả năng có sức hút của quả đất và điện từ tính.

Newton biết nhiều những tiên đoán trong thánh kinh, nghiên cứu cách nào kim tự tháp Ai Cập được xây dựng. Ông không những là nhà vật lý vĩ đại còn là nhà vật lý siêu hình vĩ đại.

Liệu con người có bất tử?

Bách khoa từ điển Nga định nghĩa vật lý siêu hình như sau: “Vật lý siêu hình là triết thuyết về những nguyên tắc siêu cảm của sự tồn tại”.

Vì thế, giới khoa học chính thống bèn thay từ ngữ “linh hồn” bằng từ ngữ “tâm thần”. Họ cho rằng tâm thần là chức năng có tính xã hội của nội bộ. Như vậy họ coi linh hồn là tâm thần chứ không phải là bản thể bất tử của con người.

Như vậy, vật lý học do thiên tài Newton dựng lên như là phương tiện tìm hiểu Thượng đế theo những gì người tạo ra, đã bị hướng sang một con đường hoàn toàn khác. Laplace phát biểu: “Vật lý học không cần đến giả thuyết về sự tồn tại của thượng đế”. Vật lý học đã trở thành điểm tựa và kẻ bảo vệ đáng tin cậy cho vũ trụ quan duy vật.

Quan điểm duy vật về vũ trụ thời đó như sau: “Vũ trụ là một hệ thống khép kín, tự tổ chức, tự điều hòa, trong đó những quá trình xảy ra hoàn toàn có tính chất thuật toán và có thể được mô tả bằng những quy luật động và quy luật tĩnh”.

Nói các khác: “Vũ trụ là thế giới mà chúng ta là phần tử của nó. Đó là thế giới tự tạo ra mình, từ bên ngoài không can thiệp vào, không theo dõi nó một cách lạnh lùng hay thông cảm. Và cuối cùng, đó là cái thế giới mà người ta có thể hiểu biết”.

Khi nhà khoa học duy vật tuyên bố vật chất là thực tại duy nhất thì dù muốn hay không họ thu hẹp thế giới đến độ nhìn thấy hết, coi con người là cơ thể vật lý và coi những nhu cầu của con người là tiện nghi vật chất. Con người cho mình là sinh thể cao nhất và là chủ nhân của thế giới. Đó là cội rễ của mối quan hệ tiêu thụ tàn bạo đối với tất cả những gì quanh ta, đối với thiên nhiên, đối với chính con người.

Chúng ta thực sự có thể hiểu được vũ trụ bằng cách nào?

Nhiệm vụ chính của khoa học duy vật là tìm ra các quy luật điều khiển vũ trụ với mục đích tối hậu là chinh phục thiên nhiên và coi mình là “chủ nhân ông”. Khoa học phải thừa nhận một nghịch lý: Cơ chất của vũ trụ là chân không sinh thông tin chiếm 99,999999% và chỉ có 0,000001% là vật chất… Xuất phát từ cái vật chất nhỏ bé ấy sẽ hiểu biết phần còn lại của vũ trụ? Cũng như liệu có thể bằng ngôn ngữ thể xác vật lý mô tả một đối tượng phức tạp như ý thức, linh hồn và tinh thần của con người.

Napoleon hỏi nhà khoa học Laplace “Tại sao khi miêu tả xuất xứ của Thái dương hệ, ông không nhắc đến Thượng Đế”. Laplace trả lời: “Thưa ngài, tôi không cần tới giả thuyết ấy”.

Trong khoa học đã hình thành hai hướng độc lập với nhau: trào lưu mạnh mẽ của khoa học duy vật chính thống và một dòng suối nhỏ bé của của các nhà khoa học tin tưởng vào Thượng Đế và cố đi tìm lời giải thích cho các vấn đề muôn thuở: ý thức là gì? Tinh thần là gì? Tức là nghiên cứu các vấn đề huyền bí và Cận tâm lý học.

Như thể một định luật các đặc điểm nổi bật của thế kỉ sau đã bắt đầu manh nha xuất hện 1/4 cuối thế kỉ trước.

Nhà khoa học Anh Paul Dirac là người đầu tiên tiên đoán về sự tồn tại của những vật thể phi vật chất gồm từ electron (điện tử) và pro-ton chứ không phải từ các nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Về nguyên tắc vật thể phi vật chất mà Dirac nói là vật thể elec-tron (điện tử) bởi vì positron ngoài dấu + mọi đặc điểm khác đều giống như elec-tron. Nói đơn giản hơn positron là “cái lỗ” hình thành tại nơi elec-tron “bứt ra” khỏi ete.

Sử dụng các nguyên tắc vật lý cổ điển trong lý thuyết nhiệt dung và bức xạ nhiệt, các nhà vật lý đã chứng minh được rằng khoảng cách giữa các hạt lân cận của bức xạ mặt trời bằng bốn lần chiều dài làn sóng electron dưới 10-9cm. Khoảng cách này không thể lọt vào bất cứ một nguyên tố hóa học nào như Heli, Hidro, sắt, bạc…

Công trình khoa học của Dirac đặt nền móng cho sự ra đời của vật lý lượng tử của một tập thể khoa học gia nổi tiếng như: Einstein, Bhor, Plank, Heizenberg….Thuyết lượng tử hay còn gọi là Hạ nguyên tử, đặt một dấu son mới trên con đường phát triển của vật lý Hạ nguyên tử đầu TK 21.

Cơ sở vật chất của ý thức mới được biết trong những thập kỷ cuối đây nhờ sự phát triển của học thuyết chân không vật lý và các trường xoắn, cũng như khoa học chứng minh được sự tồn tại của ele nhờ sự phát triển của học thuyết chân không vật lý Sipov. (Nga).

Khoa học sánh bước song song cùng tâm linh

Bức tranh của thế giới nguyên vẹn thấm đượm ý thức thống nhất và các nhà khoa học buộc lòng phải đối mặt với vật lý siêu hình.

N.Bhor lưu ý đến các vấn đề sinh vật và tìm con đường ứng dụng các quy luật Cơ học lượng tử để mô tả các hệ thống sống.

Vagner thừa nhận công khai sự cần thiết đưa ý thức vào vật lý lý thuyết.

K.Vaizekker đề xuất giả thuyết cho rằng yếu tố nền móng của vật lý học là thông tin và nghiên cứu các mối liên hệ giữa triết học phương Đông và khoa học phương Tây.

Các nhà khoa học lượng tử đã đi đến vấn đề vai trò của ý thức trong việc xác lập thực tại của vật lý học. Mark Plank đã kết luận: “Các nhà khoa học hiểu rằng điểm xuất phát của các nghiên cứu không những ở sự hiểu biết ý nghĩa và rằng khoa học không thể thiếu một phần không lớn của vật lý siêu hình”.

Sự vận động của khoa học để đạt đỉnh cao của tri thức có thể so sánh với việc leo núi của các vận động viên leo núi. Họ mới chỉ nhìn thấy những sỏi đá trên đường đi, không thấy con đường mà họ đi qua. Chỉ khi nào đã trèo lên cao, bỏ qua những tầng mây, họ mới thấy những đỉnh núi cao phủ tuyết trắng quanh năm nổi bật trên bầu trời xanh và ở bên dưới thì nhìn thấy rõ như trong lòng bàn tay lộ trình mà họ đã vượt qua.

Nhìn lại phía sau, đối với thế giới tâm linh có hai cột mốc vàng son nổi bật lên là Vật lý cơ học lượng tử - sóng và hạt, hay còn gọi là nền vật lý hạ nguyên từ và khoa học cận tâm lý. Trên cơ sở hai nền khoa học ấy, sự hiểu biết và giác ngộ tâm linh đã tiến một bước dài ở đầu thế kỉ 21, thế kỷ được mệnh danh là “Thế kỷ tâm linh”. Ở thế kỷ này, khoa học không còn đối ngẫu với tâm linh mà song song bước tới bên nhau. Đã qua rồi thời kỳ tồn tại một thành ngữ bất hủ: “Huyền môn bắt đầu ở nơi khoa học dừng lại”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những cách tiếp cận khác nhau về tính huyền diệu và bí ẩn của thế giới

    07/08/2015PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngNghiên cứu vũ trụ, cơ thể sinh vật và con người, người ta nhận thấy rằng thế giới chúng ta đang sống thật là huyền diệu với vô số những điều bí ẩn mà khoa học cho đến nay mới chỉ khám phá được một phần rất nhỏ. Bản chất và nguồn gốc của chúng là gì? Người ta vẫn còn đang chờ đợi những câu trả lời thật sự thoả đáng đối với nhiều hiện tượng quan trọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những cách tiếp cận khác nhau trong triết học sẽ giúp chúng ta có được một phương hướng đúng đắn trong việc xem xét các hiện tượng phức tạp đó.
  • Bí ẩn bộ não và tâm trí

    22/05/2009Đỗ Kiên CườngBa vấn đề phức tạp nhất của khoa học là gì? Đó là cái rất lớn (vũ trụ), cái rất nhỏ (thế giới vi mô) và cái rất phức tạp (bộ não và tâm trí). Thật đáng ngạc nhiên là con người khám phá tự nhiên nhờ bộ não và tâm trí, nhưng lại chưa hiểu chúng được bao nhiêu. Và câu hỏi bộ não sinh ra tâm trí như thế nào có lẽ là một thách thức còn rất lâu dài đối với khoa học...
  • Đỗ Kiên Cường (1957 - )

    10/03/2009Do đặc trưng chuyên môn và sở thích cá nhân, ông quan tâm tới mối quan hệ giữa khoa học vật lý, y sinh học và các hiện tượng dị thường...
  • Tận cùng của khoa học phải chăng là tâm thức

    14/02/2009Cao Minh ToànTâm thức và khoa học là hai phạm trù nghe có vẻ dường như phủ định nhau, nhưng sự phát triển của khoa học không làm mất đi sức ảnh hưởng của tâm thức đến con người, mà hơn thế nữa sự tận cùng của khoa học có lẽ lại chính là tâm thức.
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tử vi: Khoa học hay mê tín

    11/11/2005Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • xem toàn bộ