Không sợ... chỉ sợ...

01:02 CH @ Chủ Nhật - 18 Tháng Mười, 2015

Như mỗi tuần đã trôi qua...từ các công việc, trải nghiệm...tôi lại suy nghĩ, tự viết ra những điều cho mình, và chia sẻ...không hẳn để gặp đồng cảm, mà để ai đó thấy đúng / sai mà thêm tự củng cố...

1. Không sợ nghèo mà chỉ sợ quen nhiễm các bệnh nghèo

2. Không sợ lãnh thổ chật hẹp, chỉ sợ không thể hưng quốc

3. Không sợ mình bé, chỉ sợ mãi không thể trưởng thành

4. Không sợ còn dốt, chỉ sợ không tiếp muốn thực học

5. Không sợ khó khăn thiếu thốn, chỉ sợ không cố gắng

6. Không sợ thất bại, chỉ sợ không dám tiến công

7. Không sợ đi sau người, chỉ sợ quay lưng với tiến bộ

8. Không sợ kẻ mạnh bắt nạt, chỉ sợ bạc nhược tự thua

9. Không sợ sản phẩm nhỏ, chỉ sợ không làm lớn được thị trường

10. Không sợ dân trí thấp, chỉ sợ chính trị không nâng được dân khí



11. Không sợ thiếu bạn, chỉ sợ cách sống không người tốt muốn chơi

12. Không sợ không có lợi thế, chỉ sợ mình tự cô lập hủ bại

13. Không sợ không thể tự cường, chỉ sợ chứa đầy tinh thần vong nô

14. Không sợ cái chết, chỉ sợ không ra gì bị người sống nguyền rủa

15. Không sợ không có người tài, chỉ sợ xã hội mất khả năng chọn lọc

16. Không sợ Vua độc tài tàn bạo, chỉ sợ các quan a dua phỉnh nịnh

17. Không sợ những điều sai trái, chỉ sợ đám đông im lặng

18. Không sợ không ai giúp đỡ, chỉ sợ mình ich kỷ và kí sinh

19. Không sợ sự thiếu tự do, chỉ sợ mình bị chết mục tư tưởng

20. Không sợ hết Cỏ, chỉ sợ Voi Thỏ liên minh với Kẻ xấu choảng nhau

21. Không sợ sự thay đổi, chỉ sợ mọi điều mình bị chậm với thời gian

22. Không sợ dị nghị điều tiếng, chỉ sợ mình mang lý do để nó tấn công

23. Không sợ đi đến tuổi già, chỉ sợ mình không thêm được giá trị sống

24. Không sợ đêm tối bão bùng, chỉ sợ đèn Tâm Trí đã tàn tắt

25. Không sợ Ác Quỷ, chỉ sợ không Chân Chính để mang được Lẽ Phải

26. Không sợ tri thức ít ỏi, chỉ sợ coi sáng tạo là đặc quyền của nó

27. Không sợ đường xa mỏi, chỉ sợ vừa đi vừa rủa mình, ghét người

28. Không sợ chiến tranh, chỉ sợ không có năng lực gì trong thời bình

29. Không sợ người ta không hiểu, chỉ sợ mình bị cảm nhận không tích cực

30. Không sợ Thánh Thần không phù hộ, chỉ sợ không có Đạo trong Đức tin

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá

    29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Hệ giá trị bị chao đảo mạnh. Hệ chuẩn mực đánh giá thay đổi mạnh. Có sự phân hóa của người viết, người đọc, của văn chương đặc tuyển, văn chương đại chúng. Có sự trỗi dậy của văn chương mạng, internet, sự thu hẹp của văn chương sách giấy. Tất cả đang được sắp xếp lại để định hình...
  • Đáng sợ nhất là những cách nghĩ tưởng như rất có lý

    12/06/2018Vương Trí NhànKhi hành động, suy cho cùng, con người ta ít hay nhiều, gián tiếp hay trực tiếp, đều đã bộc lộ một triết lý về hành động. Và không vì triết lý đó còn mang đậm tư duy dân gian, còn ở dạng tự phát...
  • "Tôi sợ nhất tư duy bảo sao làm vậy"

    05/06/2016Ở góc độ người trực tiếp tham gia, điều hành các chính sách Nông Nghiệp-Nông thôn, nguyên Bộ trưởng, Phó thủ tướng phụ trách Nông nghiệp-nông thôn, Nguyễn Công Tạn, thẳng thắn: “Tư duy hồi đó của lãnh đạo ta chỉ có như vậy tôi cũng không hơn…”. Với mười năm ở cương vị cao nhất của ngành nông nghiệp (1987-1997), và là người chứng kiến, khởi động, điều hành nhiều chương trình lớn: 5 triệu hecta rừng, 1 triệu tấn mía đường, cấp 1 hóa giống lúa lai… Những chương trình ấy được gì, mất gì và tại sao thành công vẫn còn khiêm tốn?
  • Chỉ có thể hy vọng khi biết sợ!

    03/06/2016Bùi Văn Nam Sơn“Nhân loại có được phép tự sát tập thể hay không?” – đây không phải là một câu hỏi vớ vẩn hay để gây “sốc” cho vui. Nó đang trở thành một tra vấn hết sức nghiêm chỉnh và nghiêm trọng ở cấp độ đạo đức học và triết học...
  • Đối diện với một “khối im lặng” đáng sợ

    16/02/2015Kim Yến thực hiệnNhà văn, nhà báo, nhà giáo… “ba trong một” cũng chỉ là để chị thỏa sức khám phá con người. Xáp vào lửa, con người đầy trách nhiệm với từng nhịp thở của đời sống nóng bỏng giúp chị phát lộ vẻ đẹp lạ lẫm, âm thầm, dung dị và rất riêng tư của hồn người...
  • Chuyển lửa ra biển, nỗi sợ mang vỏ bọc ngông cuồng

    15/07/2014Xuân DươngHai phương thức mở rộng lãnh thổ mà người Trung Quốc sử dụng là chiến tranh và di dân tự do. Có thể nói số cuộc chiến mà Bắc Kinh phát động sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 cũng chẳng kém bao nhiêu so với số cuộc chiến mà Mỹ tiến hành, có chăng chỉ là thời gian và quy mô nhỏ hơn mà thôi...
  • Sẽ tụt hậu nếu sợ thất bại và lười cọ xát

    12/07/2014Hương Giang - Phương Nguyên thực hiệnCác bạn đi sau người ta chủ yếu về cách nhận thức” - Bobby Liu (*), một doanh nhân người Singapore có mặt ở Việt Nam từ 15 năm nay và là một trong những người cổ vũ nhiệt thành các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, trò chuyện cùng TTCT.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục

    27/03/2014Vương Trí NhànHạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.
  • Im lặng đáng sợ

    02/09/2011Nguyễn Văn TuấnMột trong những nét văn hóa trong các cơ
    quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói
    chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im
    lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích
    thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại
    đến quốc gia …
  • Tôi sợ hậu kỷ niệm

    08/05/2010Phạm Xuân NguyênTôi sợ, sau ngày 10/10/2010 - xin nhắc lại đây là ngày lấy làm đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, sẽ rồi có những chuyện không vui quanh hai tiếng “nghìn năm” bị đổi ngữ điệu. Mong không là vậy, nhưng cũng khó thay không là vậy....
  • Không sợ chỉ trích

    20/01/2010Đỗ HùngTheo dõi một số phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama trước giới trẻ trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, tôi chợt liên tưởng tới lời dạy của Bác Hồ về phê bình.
  • Khi những nỗi sợ hãi không còn... đáng sợ

    16/10/2008Hương GiangNghịch lí mà tác giả Dan Gardner đưa ra trong cuốn sách NGUY CƠ là: con người hôm nay phải đối mặt với ít rủi ro hơn bất cứ một thời điểm nào trong lịch sử. Thế nhưng, thật trớ trêu - chúng ta lại lo lắng nhiều hơn. Vậy phải nhìn nhận các hiện tượng, vấn đề như thế nào để con người không phải "nhát gan" như thế nữa?
  • Không nên sợ chuyển động đi tới của cuộc sống

    28/01/2008Từng là nhà văn quân đội với hàm đại tá, về làm Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, sau đó mở trường đại học, và giờ lại làm báo mạng. Đó là hành trang của một người già 76 tuổi có bút danh Nguyên Ngọc.
  • xem toàn bộ