Khi những nỗi sợ hãi không còn... đáng sợ

01:08 SA @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười, 2008

Nghịch lí mà tác giả Dan Gardner đưa ra trong cuốn sách NGUY CƠ là: con người hôm nay phải đối mặt với ít rủi ro hơn bất cứ một thời điểm nào trong lịch sử. Thế nhưng, thật trớ trêu - chúng ta lại lo lắng nhiều hơn. Vậy phải nhìn nhận các hiện tượng, vấn đề như thế nào để con người không phải "nhát gan" như thế nữa?

Tên sách: NGUY CƠ: Khoa học & Chính trị về nỗi sợ hãi
Tác giả: Dan Gardner
Dịch giả: Ngọc Trung & Kiều Vân (Hiệu đính: Phùng Hà)
Phát hành: Thái Hà Books & NXB Lao động - Xã hội

*****

Tổng số thương vong chính thức được công bố trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại nước Mỹ là 2.974 người. Sau vụ tấn công, rất nhiều người Mỹ sau đó lo sợ đi máy bay, và họ đã mặc nhiên coi việc di chuyển bằng máy bay tiềm ẩn một mối nguy cơ to lớn. Bởi vậy họ chuyển sang sử dụng ô tô cho mục đích di chuyển, thậm chí là để đi xa.

Trong vòng một năm số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng lên khủng khiếp. Theo tính toán 1,595 người đã thiệt mạng trên các con đường giao thông tại nước Mỹ, bằng khoảng ½ con số thương vong tại tòa tháp đôi. Để tránh một mối nguy cơ từ việc đi máy bay trong thời kì Al Qaeda, thì đổi lại, một mối nguy khác lại xảy ra.

Xác một con thiên nga trôi dạt vào bờ biển nước Anh và sau đó, được phát hiện là đã chết do cúm gia cầm. Lập tức “cái chết của con thiên nga” chuyển thành sự hoảng sợ của báo giới. Trong khi có tới 3 nghìn người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm ở nước Anh (gấp 13 lần so với tổng số người chết vì cúm gia cầm trên toàn thế giới tính đến thời điểm này) lại chẳng hề được cảnh báo trên diện rộng.

Ví dụ trên đặt ra một câu hỏi: Tại sao con người lại kém cỏi trong việc hiểu thấu những mối nguy cơ? Chúng ta cứ nghĩ ôtô là an toàn hơn, trong khi thực ra không phải thế. Chúng ta nghĩ đi máy bay thật nguy hiểm, trong khi thực tế nó không nguy hiểm đến vậy.

Bạn có biết rằng “cơ hội” để chết bởi một tai nạn máy bay là 1/135.000 – dù có kì cục và ngu ngốc, nhưng nó tốt hơn khá nhiều so với “cơ hội” mà bạn phải đối mặt trên đường bộ tại nước Mỹ, là 1/6.000.

Hãy nghĩ về những gì đã xảy ra sau vụ khủng bố. Các tin tức truyền thông háo hức thu hút sự chú ý của bạn, họ mê mải tống cho bạn cảm giác sợ hãi. Các nhà chính trị nước Mỹ thì nhìn thấy một cơ hội vàng để tung ra những điều luật mới.

Mọi người tập trung chỉ cho bạn bức tranh của cái chết và sự tái thiết – và nó cứ như thế, nằm mãi trong trí óc bạn. Khi những kẻ khủng bố tấn công, mọi người thích nói về đề tài đó, bởi vì nó lôi kéo mọi người đến gần nhau hơn.

Khi tai nạn xe cộ xảy ra cũng nguy hiểm y như vậy, thì hầu như chẳng ai có hứng thú nói về sự sợ hãi trong cộng đồng – vì nó không “hợp thời sự”. Như thế vô hình chung chúng ta đã nhận thức lệch lạc về mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt.

Rất nhiều ví dụ tương tự cũng thế. Động đất chẳng hạn. Nó xảy ra hiếm hoi thôi, chỉ là kết quả của sự kiến tạo lại của vỏ Trái đất. Các địa tầng chuyển động vì áp lực lên nhân quả đất. Sau đó chúng sẽ trở lại xu hướng ổn định.

Phải chăng chính tâm lí sợ hãi của loài người đã biến những hiện tượng tự nhiên như động đất trở thành một "ông kẹ" không chế ngự nổi?
Nguồn: dvice.com

Bởi vậy nếu một người đang sống ở San Francisco và chỉ có một trận động đất xảy ra ở đây thôi, thì anh ta nên cảm thấy khá an toàn. Và nếu như chưa từng có một trận động đất nào xảy ra trước đó, thì anh ta cần phải cảm thấy kém an toàn hơn. Vậy đâu là thời điểm tốt để anh ta nghĩ tới các biện pháp bảo hiểm chống lại động đất?

Câu trả lời tất nhiên là khi chưa có một trận động đất nào xảy ra. Nhưng thực tế, mọi người lại có xu hướng mua bảo hiểm và các biện pháp tương tự ngay sau khi xảy ra động đất. Vậy đấy, khi các nguy cơ thực sự đến gần thì chúng ta đã chẳng nghĩ gì cả.

Có một thuộc tính vốn ăn sâu bám rễ vào mỗi cá nhân của cả nhân loại: sợ hãi trước những nguy cơ. Xuất phát từ lí do đó, đã có hai cuốn sách xuất bản đầu năm nay tại nước Mỹ đã lý giải sự việc này, và tìm ra những tác động của việc hiểu sai các nguy cơ được thông báo trên đại chúng.

Một trong hai cuốn sách là Nguy cơ - Khoa học & Chính trị về nỗi sợ hãi của tác giả người Canada -Dan Gardner, sự ý thức rõ ràng về bản chất của các nguy cơ, bắt đầu bằng một lý giải tâm lý về việc tại sao con người lại khó đối phó với nguy cơ. Khác với những cuốn sách tâm lý đơn thuần, Dan Gardner tập trung vào các dẫn chứng thực tế của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, và phân tích tỉ mỉ những hiện tượng đó thông qua lăng kính chính trị - khoa học.

Ông đã phân tích tất cả các yếu tố từ việc các kênh truyền thông ưa chuộng thông tin về những câu chuyện vô lý về sự sợ hãi và được thổi phồng, tới việc các nhà chính trị phương Tây lợi dụng nỗi sợ hãi để xúc tiến các chương trình nghị sự đặc biệt.

Dẫn chứng của Dan Gardner về chủ nghĩa khủng bố trong chương cuối cuốn sách cũng rất mới mẻ. Ông chỉ thẳng vào những tuyên bố nực cười kiểu như “cuộc xung đột này là một cuộc chiến để cứu lấy thế giới văn minh” (Tổng thống George Bush) hay chủ nghĩa khủng bố là “đe dọa đến sự sống còn” (Thủ tướng Tony Blair), và một cách thành thạo các bài phát biểu cứ tuôn ra vì - lợi - ích - cá - nhân - nhiều - hơn đã sinh ra cả một nền công nghiệp chống khủng bố như nấm sau mưa, sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9.

Trên thực tế, cuộc sống của chúng ta đã tốt hơn trước đây rất nhiều, vấn đề chỉ là chế ngự nỗi sợ hãi truyền kiếp của con người.Nguồn: nhs.com
Dan Gardner đã không rơi vào cái bẫy của việc bị sự lo âu làm nản lòng hay cay đắng một cách lãng phí và không cần thiết trong các tư liệu của ông. Thật dễ dàng khi là một cuốn catalogue phản ánh một chính phủ tồi và ngu ngốc thay vì điều chỉnh lại một cách vui vẻ căn bệnh đa nghi thời hiện đại.

Nghịch lí được đưa ra trong cuốn sách là con người hôm nay phải đối mặt với ít rủi ro hơn bất cứ một thời điểm nào trong lịch sử. Thế nhưng, thật trớ trêu - chúng ta lại lo lắng nhiều hơn.

Các loại bệnh đã từng giết chết hàng triệu người tại nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới giờ đây chỉ có thể tìm thấy trong những cuốn sách giáo khoa về y học, tuổi thọ được kéo dài hơn nhiều so với 2 thế kỉ trước đây, và mặc dù người ta vẫn nhớ về quá khứ với nỗi luyến tiếc mơ hồ thì hầu hết xã hội ngày nay an toàn hơn so với 50 năm trước.

Sự thật là con người đang khỏe mạnh hơn, giàu có hơn và sống lâu hơn. Nhưng nỗi sợ hãi chưa bao giờ biến mất đi – thay cho những lo lắng về bệnh bại liệt, nạn đói hoặc chiến tranh, thì giờ đây người ta muộn phiền vì những nếp nhăn, những kẻ đồi bại và các mức độ không kiểm soát được của ngành hóa học trong thực phẩm hàng ngày.

Nỗ lực có thể nhận thấy của Dan Gardner là: cố gắng chỉnh lại những cái nhìn sai lệnh về thế giới, cam đoan với người đọc rằng những ông kẹ đang đe dọa họ rốt cục chẳng có gì đáng sợ. Bởi, dẫn lời của Tổng thống thứ 32 của Mỹ - Franklin Roosevelt “Bạn chẳng có gì phải sợ hãi cả, ngoại trừ bản thân nỗi sợ hãi- một sự khiếp đảm không có tên gọi, không đáng có, vô lý, làm giảm những nỗ lực lớn để chuyển đổi từ sự tụt hậu sang sự tiến bộ.”


MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

1- Xã hội nguy hiểm
2- Hai dòng nhận thức
3- Thời đồ đá gặp kỷ nguyên thông tin
4- Chỉ là những cảm giác
5- Câu chuyện về những con số
6- Ý thức bầy đàn và mối nguy hiểm
7- Liên hiệp các nỗi sợ
8- Nỗi sợ hãi dưới con mắt truyền thông
9- Tội phạm và những ngộ nhận
10- Ngành hóa chất đáng sợ
11- Nỗi sợ hãi khủng bố

Kết luận

Nguồn:Tuanvietnam
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ngân hàng Northern Rock

    26/09/2008Anh mới đây thông báo sẽ quốc hữu hóa ngân hàng đang lâm vào khủng hoảng Northern Rock, sau khi Bộ Tài chính nước này cầu cứu các tập đoàn tài chính lớn, mà không nơi nào dám mạo hiểm chi tiền trong bối cảnh những bất ổn trên thị trường tín dụng thế giới ngày một lan rộng.
  • Sự sụp đổ của Northern Rock

    26/09/2008Những ngày gần đây sự kiện hàng loạt ngân hàng hàng đầu Mỹ và Anh quốc liên tục tuyên bố phá sản và trên bờ vực lao đao đang là một cú shock lớn trong giới tài chính quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Cuốn sách Northern Rock là một nghiên cứu tổng quan về Ngân hàng lớn nhất Anh quốc năm 2007 này...
  • Những rủi ro toàn cầu

    16/03/2007Bích Thủy"Nền kinh tế toàn cầu đang phát triền mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhưng nó vân rất dễbị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng của những rủi ro đang tăng lên do Chính phủ các nước và giới doanh nghiệp trên thế giới giữa quan tâm đúng mức, đó là đánh giá trong một báo cáo vừa được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Oavos, Thụy Sĩ công bố.Theo đó, có 23 rủi ro toàn cầu cốt yếu nhất trải rộng trên 5 lĩnh vực khác nhau.
  • Những thành phần chủ yếu của tâm lý

    01/04/2006Lê Vân LongHoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: tư duy, cảm xúc và động lực thúc đẩy...