Những rủi ro toàn cầu

01:44 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Ba, 2007

"Nền kinh tế toàn cầu đang phát triền mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhưng nó vân rất dễbị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng của những rủi ro đang tăng lên do Chính phủ các nước và giới doanh nghiệp trên thế giới giữa quan tâm đúng mức, đó là đánh giá trong một báo cáo vừa được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Oavos, Thụy Sĩ công bố.Theo đó, có 23 rủi ro toàn cầu cốt yếu nhất trải rộng trên 5 lĩnh vực khác nhau.

Những rủi ro có nguồn gốc kinh tế

Những nguy cơ được nêu ra ở đây bao gồm một cơn sốc dầu lửa theo đó giá dầu liên tục tăng lên do nguồn cung cấp bị ngưng trệ, sự thiếu hụt quá mức trong cán cân thanh toán ở Mỹ khiến đồng USD đột ngột giảm giá khiến kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 50 -250 tỷ USD. Cuộc hạ cánh cứng của nền kinh tế TrungQuốc có thể làm nhịp độ tăng trưởng chỉ còn 4% do tác động của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch hoặc do vấn đề nội bộ. Tiếp đó, tình trạng khủng hoảng về ngân sách do dân số tại các nước phát triển ngày càng già đi, chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe và BHXH tăng theo, buộc các Chính phủ phải tăng thuế khiến cho nền kinh tế bị ngưng trệ. Đó là chưa kể việc bùng nổ bong bóng giá nhà và nợ cao quá mức ban đầu từ một vài thị trường như Mỹ, Anh và các nước ChâuÂu khác, về sau lan rộng ra thế giới, đẩy người tiêu dùng vào cân đối âm và làm nền kinh tế suy thoái.

Rủi ro liên quan đến môi trường

Sự thay đổi khí hậu mà đặc trưng nổi bật nhất là sự nóng lên toàn cầu đưa đến những hiện tượng mới lạ như bão tố, các luồng gió nóng... tác động xấu đến cây trồng và con người. Các nguồn nước cạn kiệt dẫn đến thiếu nước dùng và tăng các bệnh truyền nhiễm, các thảm họa thiên nhiên như động đất, giông bão, lũ lụt có thể sẽ xảy ra ở nhiều nơi. Nguyên nhân sâu xa của nhũng rủi ro này do sự phát triển không bền vững ở nhiều nước.

Rủi ro về địa chính trị

Trước hết là rủi ro về khủng bố quốc tế, bao gồm nhũng cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường và vũ khí hoá học sẽ làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế và gây thiệt hại lớn về người và của cải. Tiếptheo là việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt trước thực tế một số nước lớngiảm bớt cam kết về không phổ biến vũ khí hạt nhân, tạo nguy cơ chạy đua vũ trang mới. Rồi các cuộc chiến tranh giữa các nước và xung đột, nộichiến giữa các phe phái ởmột số nước tăng lên, nhất là ở Iraq, Trung Đông... Tiếp đó là tình trạng tội phạm xuyên quốc gia và tham nhũng xảy ra ởcả các nước đang phát triển và phát triển, làm ảnh hưởng uy tín của Chính phủ, làm giảm tăng trưởng kinh tế và làm yếu khả năng đối phó chung với các nguy cơ.Cuối cùng là sự co cụm lại trước xu thế toàn cầu hóa, trong đó những lo ngại về hàng nhập khẩu rẻ tiền và dòng người nhập cư đã làm tăng lên chủ nghĩa bảo hộ ở các nước phát triền, các nền kinh tế đang phát triền cũng mang tính đơn phương, dân tộc chủ nghĩa nhiều hơn, kết quả là kinh tế ngưng trệ, thương mại quốc tế giảm sút, và quyết tâm giải quyết các rủi ro toàn cầu khác sụt giảm.

Và các rủi ro khác

Nghiêm trọng nhất ở đây là nguy cơ dịch bệnh với khả năng gây tử vong cao đối với lớp người ở lứa tuổi lao động có hiệu quả nhất, trong khi việc sản xuất và đưa vào sử dụng các loại vắc xin lại chậm và không đồng đều nên hiệu quả hạn chế. Tiếp theo là tình trạng bệnh truyền nhiễm ởcác nước đang phát triển như HIV/AIDS, các bệnh mạn tính như tiểu đường... tăng lên tại các nước đang phát triển, đòi hỏi tăng chi phí chữa trị, và cuối cùng là chế độ bảo hiểm hiện hành khiến chi phí cho người bảo hiểm tăng nhanh hơn tăng tổng sản phẩm quốc nội nhiều lần và là gánh nặng cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra còn có nhũng rủi ro liên quan đến tính bền vững của hệ thống hạ tầng thông tin và sự xuất hiện của các nguy cơ liên quan đến công nghệ nano.

Vài kịch bản xảy ra những rủi ro lớn

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, mỗi rủi ro trên, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho thế giới cả ngàn tỷ USD, nhưng thường một rủi ro khi xảy ra sẽ kéo theo những rủi ro khác và vì thế, nhiều khả năng có nhiều rủi ro khác nhau cùng đồng thời xảy ra. Tình huống giả đính những rủi ro nghiêm trọng xảy ra trước tiên là dịch cúm gia cầm bùng phát toàn cầu, bắt đầu từ Đông Nam Á sau đó lan sang Australia, Đức và các nước khác với đỉnh điểm là vào tháng 11/2008 làm khoảng 1 triệu người trên thế giới bị chết. Giả định tiếp theo là khí hậu toàn cầu nóng lên gây ngập lụt ở Nam Á và bão nhiệt đới ở Mỹ. Thứba là cơn sốc dầu mỏ vào đầu năm 2008 với việc khủng bố tấn công tàu chở dầu ở Eo biển Malacca, châm ngòi cho sự bùng nổ giá dầu bắt đu với giá 150 USD/thùng và nhiều nước bắt đầu giảm khai thác dầu, kinh tế thế giới suy sụp.

Giải pháp đẩy mạnh khắc phục rủi ro

Bản báo cáo kiến nghị một số biện pháp cơ bản chung nhất trong đó đáng chú ý là: Thứnhất là tăng cường nghiên cứu để có thể nhận biết được sớm và đẩy đủ về những rủi ro và nguy cơ để định ra chiến lược đối phó hiệu quả. Thứ hai là tăng cường thông tinthông suốt và đa chiều, nhất là giũa nhũng người hoạch định chính sách và những ngườiđầu tiên đối mặt với những rủi ro khi nó bắt đầu xảy ra, đồng thời cần kịp thời đưa ra cảnh báo để có biện pháp đối phó hữu hiệu. Thứ ba là tăng cường đầu tư để có đủ nguồn kinh phí và nhân lực phục vụ cho việc hạn chế các rủi ro…

Để thực hiện được những giải pháp trên, một trong những việc các nước cần quan tâm làm ngay là bổ nhiệm các quan chức chuyên theo dõi và lo về các rủi rơ ở tầm quốc gia và thành lập nhũng liên minh thiện chí gồm giới doanh nghiệp và Chính phủ để xây dựng các biện pháp và lộ trình thực hiện các biện pháp giảm nhẹ rủi ro.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Henry Ford – chủ nghĩa tư bản và kinh tế toàn cầu

    23/08/2005Trần Cao Dũng (sưu tầm)Vào năm 1914, Henry Ford, một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất, nhà tư bản giàu có nhất, đã làm sững sờ cộng đồng kinh doanh Mỹ với lời tuyên bố rằng tất cả nhân viên của Ford Motor Company sẽ được trả lương gấp 2 lần so với mức lương của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. ...