Những quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc

06:03 SA @ Chủ Nhật - 28 Tháng Năm, 2017

Mục tiêu của cuốn sách này là mô tả những đặc tính tâm lý của các chủng tộc và cho thấy lịch sử của một dân tộc và nền văn minh của nó được các đặc tính này định hình như thế nào. Tôi cố gắng tìm hiểu xem các cá nhân và dân tộc đang có xu hướng tiến tới bình đẳng, hay ngược lại, tiến tới sự dị biệt ngày càng lớn hơn. Sau đó tôi đánh giá những yếu tố hợp thành một nền văn minh: nghệ thuật, thiết chế, tín ngưỡng có phải là những biểu hiện trực tiếp tâm hồn của các chủng tộc, hay vì các lý do đó mà nó không thể chuyển từ một dân tộc này sang một dân tộc khác hay không. Sau cùng, chúng tôi sẽ kết luận bằng cách cố gắng xác định dưới ảnh hưởng của những tất yếu nào thì những nền văn minh suy tàn rồi tắt lịm.

Vốn kiến thức trong ngành Y và những năm tháng rong ruổi khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi đã giúp Gustave Le Bontheo đuổi ý tưởng về sự bình đẳng giữa các cá nhân và dân tộc. Ông cho rằng "Con người dễ thuyết phục bản thân rằng bất bình đẳng chỉ đơn thuần là kết quả của sự khác biệt giáo dục, rằng con người sinh ra đều tốt và thông minh, rằng trách nhiệm duy nhất cho những lời nói dối xuyên tạc chính là thể chế mà họ đang sống". Le Bon có có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi quyển sách này chỉ ra những sai lầm của lối tư duy đó bằng cách đánh giá, xem xét các nền văn minh, nghệ thuật, thể chế và tín ngưỡng. Ông cũng thừa nhận các tổ chức thể chế có quyền lực kiểm soát vận mệnh của con người, nhưng với ông, tầm quan trọng của nó rất ít đối với sự phát triển của một nền văn minh. Theo ông, "Một trong những sai lầm to lớn của thời hiện đại là tin rằng tâm hồn con người chỉ tìm được hạnh phúc trong những sự vật bên ngoài. Hạnh phúc là ở trong chúng ta, do chính chúng ta tạo ra, và hầu như chẳng khi nào ở bên ngoài chúng ta."…

Chắc chắn nhiều người đọc Le Bon sẽ bất bình với quan điểm và tư tưởng, đánh giá của ông về các dân tộc, về đám đông (mù quáng, lầm lạc, a dua, quá khích, thụ động...) và chính ông cũng bị chỉ trích, tranh cãi từ khi ông công bố các quan điểm này vào cuối thế kỷ 19. Ngay những trang đầu tiên của Tâm lý dân tộc, ông đã chỉ trích/phản đối quan điểm về bình đẳng. Le Bon chỉ trích tư tưởng bình đẳng ngay trong những dòng đầu tiên ông viết..., thậm chí nói sự bình đẳng cản trở và kím hãm sự tiến hóa của con người.

Cuốn sách Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc, hay đúng hơn có thể gọi tắt là Tâm lý học các dân tộc, hẳn là cuốn sách gây nhiều chỉ trích nhất, gây nhiều chống đối và bất bình nhất trong mọi cuốn sách của Le Bon, và đó là một trong những lý do mãi đến hôm nay, sách mới ra đời…

Không chỉ các nhà khoa học xã hội, nhà tâm lý nên đọc cuốn sách này, mà rõ ràng là các quan chức, các chính trị gia, và cả các bạn đang bán hàng, PR/truyền thông... đều nên đọc và sẽ tìm đc nhiều gợi ý, lời khuyên khi làm việc với đám đông, và hiểu về sự tiến hóa của các dân tộc, và qua đó hiểu về sự tiến hóa của các tổ chức, các nhóm người…

Tên sách: Những quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc
Tác giả: Gustave Le Bon (tác giả cuốn Tâm lý học đám đông)
Số trang: 236
Giá bìa: 79.000 VNĐ
NXB Thế giới
.
Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306 hoặc

Một vài trích dẫn:

  • Văn minh của một dân tộc dựa trên một số ít các tu tưởng nền tảng quyết định thiết chế, văn học và những ngành nghệ thuật của nó. Rất khó để áp đặt một ý tưởng mới nhưng phá bỏ nó cũng khó không kém.
  • Một khi các ý tưởng đã được lan truyền thì các triết gia không có quyền lực để thủ tiêu chúng.
  • Không một nhà tâm lý học, một người lữ khách hay một chính khách tương đối hiểu biết nào lại không nhận thức được khái niệm ảo tưởng về sự bình đẳng của con người này đã sai lầm như thế nào, nó đã làm đảo lộn thế giới, khơi dậy ở châu Âu một cuộc cách mạng khổng lồ, ném châu Mỹ vào chiến tranh ly khai đẫm máu, và đưa tất cả những thuộc địa Pháp vào sự suy tàn thảm hại, mặc dù vậy rất ít người dám chống lại khái niệm này. Thêm vào đó, tư tưởng bình đẳng này còn lâu mới tàn lụi, nó sẽ tiếp tục tiến triển.
  • Quần chúng chẳng bận tâm đến những đảo lộn chính trị xã hội do các nguyên tắc bình đẳng gây ra hoặc những sự kiện có thể trầm trọng hơn nhung chưa xuất hiện. Còn đời sống chính trị của những chính khách ngày nay lại quá ngắn ngủi để khiến họ lưu tâm nhiều hơn. Hơn nữa, công luận đã trở thành quyền lực thống trị và không thể không cúi đầu trước sức mạnh đó.
  • Thước đo duy nhất thực sự về tầm quan trọng xã hội của tư tưởng chính là ảnh hưởng của nó tác động vào tâm trí con người. Khi một tư tưởng đúng hay sai đã trở thanh cảm xúc chung của quần chúng thì nó phải gánh chịu rất cả hậu quả liên quan. Vậy là giấc mơ bình đẳng hiện đại được nổ lực hiện thực hoá bằng giáo dục và các thiết chế. Chuyện huyễn hoặc ấy tất nhiên hoàn toàn không thể thực hiện được, nhưng chỉ riêng kinh nghiệm đã cho thấy mối nguy của những huyễn hoặc. Lý lẽ không có khả năng lay chuyển niềm tin của con người.
  • Có ba loại ảnh hưởng chi phối cá nhân và điều khiển hành vi của họ. Loại thứ nhất, và chắc chắn quan trọng nhất, là ảnh hưởng của tổ tiên; loại thứ hai, ảnh hưởng của cha mẹ trực tiếp; loại thứ ba, ảnh hưởng của môi trường thường được cho là mạnh nhất, tuy nhiên lại là cái yếu nhất.
  • Mỗi cá nhân luôn luôn đại diện cho dân tộc mình.
  • Tâm hồn quyết định toàn bộ sự tiến hoá của một dân tộc
  • Chủng tộc phải được xem như một cá thể sống trường tồn, độc lập với thời gian.
  • So với những kẻ đang sống thì người đã chết đông hơn nhiều và cũng mạnh mẽ hơn. Một dân tộc được dẫn dắt bởi những người chết hơn là những kẻ đang sống.
  • Một dân tộc hình thành từ những người đã khuất.
  • Ba nền tảng của tâm hồn dân tộc: tình cảm chung, lợi ích chung, tín ngưỡng chung.
  • Chính vì các khả năng được tận dụng trong các biến cố đặc biệt nào đó, nên các nhân vật chủ chốt của những cuộc khủng hoảng lớn về tôn giáo và chính trị xuất hiện để thực hiện điều tốt hơn cho chúng ta, trở thành kẻ khổng lồ.
  • Con người lương thiện nhất bị cái đói xô đẩy cũng đạt tới mức độ tàn bạo dẫn y tới một tội ác.
  • Những đặc tính tâm lý của các dân tộc cũng như những đặc tính giải phẫu, có tính ổn định rất cao.
  • Đặc tính được hình thành bởi sự kết hợp, với các tỷ lệ khác nhau, nhiều yếu tố mà ngày nay những nhà tâm lý quen gọi là tình cảm. Trong số các tình cảm đóng vai trò quan trọng nhất, ghi nhận trên hết là sự kiên trì, nghị lực, khả năng tự chủ, những khả năng ít nhiều xuất phát từ ý chí.
  • Đối với một dân tộc, có đạo đức nghĩa là có những quy tắc ứng xử cố định và không từ bỏ nó.
  • Khi một dân tộc đột ngột biến đổi ngôn ngữ, hiến pháp, tín ngưỡng hay nghệ thuật của mình thì đó chỉ là bề ngoài. Để thực hiện những thay đổi như thế thì cần biến đổi cả tâm hồn của dân tộc ấy.
  • Những điều kiện của sự phát triển công nghệ hiện đại buộc tầng lớp thấp kém của những dân tộc thông minh có khuynh hướng rời xa việc gia tăng trí tuệ mà tham gia vào lao động chuyên biệt hoá.
  • Tocqueville đã chỉ ra sự khác biệt luỹ tiến của những tầng lớp xã hội vào thời kỳ nền công nghiệp còn rất thấp kém so với mức độ nhu ngày nay: "Nguyên lý phân công lao động càng áp dụng nhiều hơn thì người thợ càng trở nên yếu hơn, kém hơn và lệ thuộc hơn. Nghệ thuật thì tiến bộ hơn, còn nghệ nhân thì thụt lùi đi. Chủ và thợ ngày càng khác biệt."
  • Ngày nay, từ quan điểm trí tuệ, một dân tộc thượng đẳng có thể được xem như thành phần của một kim tự tháp nhiều tầng mà phần lớn là từ quần chúng, và trên là các tầng lớp thông minh, đỉnh của kim tự tháp, là một số nhỏ giới bác học, nhà phát minh, nghệ sĩ, nhà văn ưu tú, đây là một nhóm cực kỳ hạn chế so với phần còn lại của dân chúng, nhưng nó lại quyết định thứ hạng của một quốc gia trên mức độ trí tuệ của nền văn minh. Chỉ cần làm nhóm này biến mất thì tất cả những gì tạo thành sự huy hoàng của một dân tộc cũng biến mất.
  • Các dân tộc cùng lắm có thể thiếu đi giới tinh hoa về trí tuệ, nhưng không thể nào không có một mức độ nhất định của tính cách.
  • Các dân tộc hạ đẳng khi đối mặt với dân tộc thượng đẳng đều biến mất nhanh chóng.
  • Có ba điều kiện để các chủng tộc hoà nhập và hình thành một chủng tộc mới ít nhiều đồng nhất. Một, các chủng tộc lai giống không quá bất bình đẳng về số lượng. Hai, chúng không quá dị biệt về đặc tính. Ba, chúng chịu những điều kiện môi trường giống hệt nhau trong thời gian dài.
  • Lai giống hai dân tộc là cùng lúc thay đổi cấu tạo thể chất và tinh thần của cả hai dân tộc đó. Sự lai giống này tạo ra một chủng tộc mới, sở hữu những đặc tính thể chất và tâm lý mới.
  • Được chuyển vào môi trường quá khác biệt so với mình, một chủng tộc cổ xưa- dù là con người, động vật, hay thực vật - sẽ bị diệt vong thay vì tự biến đổi. Ai Cập vẫn luôn là nấm mồ của nhiều chủng tộc đã đến đây để thực hiện cuộc chinh phục của mình. Không một chủng tộc nào thích nghi được với khí hậu ở đây. Cả người Hy Lạp, La Mã, Ba Tư, Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ,...đều không để lại được những dấu tích về chủng tộc của họ.
  • Phần lớn các chủng tộc lịch sử châu Âu còn trong quá trình hình thành, và quan trọng là chúng ta phải biết điều đó để hiểu được lịch sử của họ. Ngày nay, người Anh là chủng tộc châu Âu duy nhất đã hoàn toàn cố định. Ở người Anh, người Breton, Saxon, và Normand xưa đã bị xoá bỏ để hình thành một hình mẫu mới và rất đồng chất. Trái lại, ở Pháp, người xứ Provence rất khác biệt với người xứ Bretagne, cư dân của Auvergnat cũng rất khác với cư dân của Normandie.
  • Trong số các quốc gia hiện đại chỉ có người Hà Lan và người Anh thành công trong việc đặt ách đô hộ lên những dân tộc châu Á hoàn toàn khác biệt với họ, và thành công đến từ thực tế là họ đã tôn trọng phong tục, tập quán và luật lệ của những dân tộc ấy, tức là để họ tự cai trị, và hạn chế vai trò của mình trong việc chiếm đoạt một phần thuế, thực hiện giao thương và duy trì hoà bình.
  • Để một quốc gia có thể tự xây dựng và trường tồn, nó cần phải được hình thành chậm chạp, bằng sự pha trộn một cách chậm rãi từ những chủng tộc ít khác biệt, thường xuyên lai giống với nhau, sống trên cùng một mảnh đất, và cùng chịu tác động của một môi trường, cùng chung thiết chế và tín ngưỡng. Sau vài thế kỷ, các chủng tộc này mới có thể hình thành nên một quốc gia khá đồng nhất.
  • Nếu lịch sử nền văn minh của mỗi dân tộc được viết trên nhận thức mà trong đó chỉ có một yếu tố được xem xét thì yếu tố đó sẽ phải thay đổi theo từng trường hợp của mỗi dân tộc. Đối với một số dân tộc, yếu tố này sẽ là nghệ thuật, nhưng đối với dân tộc khác thì đó là các thiết chế, tổ chức quân sự, công nghệ thương mại...cho phép chúng ta hiểu rõ họ hơn.
  • Ta hãy xem xét người Ai Cập. Nền văn học của họ rất yếu kém, hội hoạ rất tầm thường. Trái lại, kiến trúc và điêu khắc lại sản sinh ra những tuyệt tác.
  • Người La Mã không quan tâm nhiều đến nghệ thuật. Trong giai đoạn làm chủ thế giới, người La Mã không có nghệ thuật dân tộc. Tuy nhiên họ lại có ba yếu tố đạt đến mức độ cao nhất của nền văn minh. Họ có những thiết chế quân sự bảo đảm sự thống trị thế giới; thiết chế chính trị và pháp lý vẫn còn là mô hình cho chúng ta ngày nay; cuối cùng, dân tộc ấy còn tạo ra nền văn học mà phương Tây còn lấy cảm hứng trong nhiều thế kỷ.
  • Người Ấn Độ cho chúng ta thấy những phát triển không đồng đều của các yếu tố khác nhau của nền văn minh. Về kiến trúc, rất ít dân tộc vượt qua được họ. Về triết học, những tư biện sâu sắc của họ mãi gần đây tư tưởng châu Âu mới vươn tới. Về văn học, nếu họ không sánh bằng với người Hy Lạp và người Latinh thì cũng sản sinh ra những tiểu phẩm đáng khâm phục. Trái lại, ngành tạc tượng của họ rất tầm thường và thua xa người Hy Lạp.
  • Một dân tộc không sở hữu một năng khiếu nghệ thuật hoặc văn học nào vẫn có khả năng tạo ra một nền văn minh thượng đẳng.
  • Ngay cả dân tộc văn minh nhất không phải lúc nào trong đỉnh cao của nền văn minh thì nghệ thuật cũng đạt đến sự phát triển cao nhất.
  • Như vậy, không thể đánh giá trình độ của một dân tộc chỉ bằng sự phát triển nghệ thuật của nó.
  • Ngày nay, không một dân tộc nào có nghệ thuật quốc gia, và mỗi dân tộc, về kiến trúc cũng như điêu khắc, sống vui vẻ bằng các bản mô phỏng của thời kỳ vang bóng.
  • Người nghệ sĩ chân chính, dù là kiến trúc sư hay nhà văn hay nhà thơ, đều có khả năng kì diệu là thể hiện trong tác phẩm của mình tâm hồn của một thời kỳ và của chủng tộc. Những nghệ sĩ ở mỗi giai đoạn là những tấm gương phản ánh chính xác xã hội họ đang sống.
  • Đối với từng chủng tộc và từng giai đoạn tiến hoá của chủng tộc đó, có những điều kiện về sinh tồn, tình cảm, tư tưởng, dư luận và ảnh hưởng di truyền bao hàm những thiết chế nhất định này và không bao hàm những thiết chế nhất định khác.
  • Tôi tin rằng chỉ trong đầu óc trì độn của đám đông và tư tưởng hạn hẹp của những kẻ cuồng tín mới tồn tại tư tưởng những sự thay đổi xã hội quan trọng được thực hiện bằng các hành động lập pháp. Vai trò hữu ích của thiết chế là đưa ra một sự thừa nhận hợp pháp với các thay đổi, để cuối cùng các phong tục và dư luận phải chấp thuận. Các thiết chế phải theo sau những thay đổi này chứ không thể đi trước.
  • Cá tính và tư tưởng của con người không thể bị các thiết chế thay đổi. Không phải bởi thiết chế mà một dân tộc trở thành sùng đạp hoặc hoài nghi, mà nó dạy cho một dân tộc tự biết cách hành xử thay vì không ngớt yêu cầu nhà nước rèn cho họ những chuỗi dây xích.
  • Những chủng tộc khác nhau không thể cùng sử dụng một ngôn ngữ trong thời gian dài.
  • Những kẻ chinh phục và bị chinh phục sẽ sớm quên đi ngôn ngữ nguyên thuỷ của họ.
  • Những từ ngữ cổ xưa thể hiện những ý tưởng của con người trong quá khứ. Từ ngữ khởi nguồn là ký hiệu của những sự vật có thật, đã sớm thay đổi ý nghĩa của chúng vì những thay đổi của ý tưởng, phong tục, tập quán.
  • Chính những thiết chế chính trị mới bộc lộ rõ nét nhất sức mạnh ngự trị của tâm hồn chủng tộc.
  • Dù quyền lực đứng đầu của Nhà nước có là vua, hoàng đế, tổng thống,...thì cũng không quan trọng; quyền lực này, dù có là gì, sẽ có cùng lý tưởng và nó chính là sự biểu lộ tình cảm của tâm hồn chủng tộc. Tâm hồn này không dung thứ cho điều gì khác.
  • Có lẽ họ thấy vô số quy định kia là quá đáng và quá độc tài, có hàng nghìn mối ràng buộc bao quanh các hành vi sinh hoạt nhỏ nhặt nhất và có thể họ sẽ nhận xét rằng khi nhà nước hấp thu tất cả.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đối xử với trẻ em như là vốn xã hội

    01/06/2020Nhà giáo Phạm ToànCái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.
  • “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

    26/03/2018Ngựa HoangĐó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh...
  • Những cuốn sách có thể đặt tại chungta.com

    06/03/2017Sau đây là danh sách 35 cuốn sách bạn có thể đặt mua qua chungta.com...
  • Bộ sưu tập: 100 cuốn sách nền tảng nên đọc

    27/09/2016Hà Thủy NguyênBook Hunter xin phép được gợi ý đến bạn đọc một Bộ sưu tập 100 cuốn sách nền tảng mà mỗi người nên đọc. Những cuốn sách này không quá khó đọc và cũng không đi vào chuyên môn sâu, nhưng vẫn đảm bảo tính học thuật và hàn lâm...
  • Đọc lại Khổng Tử để hiểu con người hiện đại

    13/11/2015Vương Trí NhànNhiều năm làm nghề phê bình văn học, song mấy năm nay, mỗi lần cầm trên tay một sáng tác, dù văn hay thơ, tôi đều rất ngại. Đọc vào cứ thấy tức tức. Hoặc đây không phải văn chương, hoặc cảm quan văn học mình bị hỏng...
  • Dân chủ công nghệ và ngôn luận chậm cảm

    25/03/2014Nguyễn Vĩnh NguyênCuộc sống của chúng ta đang bị (hay được) vây bủa bởi những làn sóng thông tin. Nhưng vì sao sự va đập của thông tin, sự kiện ngày càng khiến chúng ta bất an nhiều hơn về thực tại xã hội mà mình đang sống?
  • Nền Dân Trị Mỹ

    11/02/2011Nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
    - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?
    - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Tâm lý học đám đông

    28/10/2006Phạm ToànCái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...
  • Cần xây dựng tủ sách kinh điển

    18/10/2006Nguyễn Cảnh BìnhHiện nay, điều rất thiếu và yếu cho việc nghiên cứu là thiếu những cuốn sách và tri thức nền tảng của thế giới, đặc biệt là các nền tảng về khoa học xã hội. Ngay cả các giáo viên và sinh viên ngành xã hội cũng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu này. Vừa thiếu sách, vừa yếu ngoại ngữ... và dù có giỏi cũng không dễ dàng đọc và hiểu hết ngay được...
  • xem toàn bộ