Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ

09:31 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Mười Hai, 2018

Thế giới biết đến "kỳ tích Nhật Bản" sau thế chiến thứ hai, khi quốc gia này từ nước bại trận vươn lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thành công đó đến từ tinh hoa của người Nhật, điều không quốc gia nào ở châu Á có thể tương xứng với họ...

Nhật Bản tự cho mình là một dân tộc đặc biệt, vì vậy, bất cứ người nào sinh ra là một người Nhật thì họ sẽ ở trong vòng màu nhiệm đó, còn nếu không, bạn sẽ không thể có nó. Việc coi mình là đặc biệt hoang đường này, theo cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, đã tạo cho họ một sức mạnh đáng gờm với tư cách một quốc gia, một tập đoàn, hay một đội nhóm trong bất kỳ nơi làm việc nào.

"Không có quốc gia nào ở châu Á có thể tương xứng với họ, kể cả người Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, hay những người dân Đông Nam Á", ông nói. Dù từng là thủ tướng của một trong những con rồng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, ông Lý Quang Diệu vẫn thừa nhận người Nhật vượt trội hơn hẳn so với người dân Singapore.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ - Ảnh 1.

Lời đánh giá của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng được một người Nhật khác, là Nobuo Hizaki, Giám đốc điều hành công ty Nichison, khẳng định lại khi ông này cho rằng khả năng làm việc của nhân công của Singapore chỉ bằng 70% so với người Nhật, và phải mất 10-15 năm nữa mới có thể gần được bằng họ.

"Công nhân Nhật Bản lành nghề hơn và đa năng hơn, linh động hơn và dễ thích nghi hơn, và họ ít khi đổi việc hoặc nghỉ việc vô tổ chức. Họ chấp nhận yêu cầu học tập và rèn luyện suốt đời. Tất cả các công nhân đều coi họ là lao động trí óc, không phải lao động bàn giấy hay lao động chân tay. Các kỹ thuật viên, các nhóm lãnh đạo và các giám thị đều sẵn sàng xắn tay áo lên làm việc", cố Thủ tướng Singapore tổng kết.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ - Ảnh 2.

Sự thành công của người Nhật cũng đến từ khả năng làm việc nhóm, phối hợp nhịp nhàng "và khít khao như những viên mẫu xếp hình Lego". Theo đánh giá của người từng đứng đầu chính phủ Singapore, nếu một chọi một, nhiều người Trung Quốc có thể tương xứng với người Nhật, nhưng trong một nhóm, đặc biệt là đội nhóm sản xuất trong xí nghiệp, thì rất khó đánh bại người Nhật Bản.

Thay vì chỉ nghĩ đến việc làm tròn bổn phận của mình, người Nhật sẵn sàng làm thay đồng nghiệp chỉ để công việc được hoàn thành. Họ thực hiện kỷ luật một cách vô cùng chính xác, như luôn để điều hòa nhiệt độ không dưới 25 độ C, tắt điện mỗi khi ra khỏi khu vực làm việc, hợp tác tối đa với các quản lý của mình.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ - Ảnh 3.

Nội dung được trích từ cuốn sách Hồi Ký Lý Quang Diệu: Từ Thế Giới Thứ Ba Vươn Lên Thứ Nhất do do Omega Plus xuất bản, Alpha Books phát hành toàn quốc. Cuốn sách là những câu chuyện tổng kết về những sự kiện xảy ra sau những năm độc lập đầu tiên của quốc gia này, được kể lại bởi chính nhà kiến tạo quốc gia Lý Quang Diệu, cho thấy chặng đường và những quyết sách đã đưa Singapore đi từ ngưỡng cận kề diệt vong lên thành một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới sau 30 năm.

Bộ Sách Hồi Ký Lý Quang Diệu (2 tập)

Lý Quang Diệu đã viết bộ hồi ký dài hai tập:

  • Tập 1 - “Câu chuyện Singapore” - trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965,
  • Tập 2 - “Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất” - thuật lại sự chuyển đổi của Singapore để trở mình từ đất nước nghèo khổ thành một “Con rồng châu Á”.

Sau khi lãnh đạo đất nước Singapore độc lập ở cương vị Thủ tướng trong vòng 3 thập kỷ, năm 1990, Lý Quang Diệu lui về làm cố vấn và dành nhiều tâm sức thu thập tài liệu để viết nên bộ hồi ký này, nhìn lại toàn bộ cuộc đời ông.

Cuốn tập 1 - Câu chuyện Singapore- được bắt đầu viết từ năm 1994, và xuất bản lần đầu tiên năm 1998, kể lại những ký ức đáng tự hào của một chàng sinh viên giỏi trong những ngày tháng du học trên đất Anh; từ câu chuyện tình yêu cảm động của ông với người vợ, đến những hoài bão của chàng thanh niên trẻ tuổi: những kết giao, những mối quan hệ, từng bước thâm nhập chính trường, học cách đối nhân xử thế, xây dựng đảng, lèo lái đất nước vượt qua những khó khăn.

Tập 1 kết thúc ở thời điểm Singapore tuyên bố độc lập năm 1965, sau khi tách ra từ Liên bang Malaysia, cũng là lúc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành suy nghĩ, tính cách của ông Lý.

Những bước đi "bươn chải" của một nhà lãnh đạo năng động được tả lại trong cuốn sách cũng giúp người đọc có thêm một góc nhìn về tình hình thế giới thời Chiến tranh Lạnh, phong trào không liên kết, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác ở thời điểm còn đang "ẩn tàng" giữa hai bên màn sắt; về Liên minh châu Âu thời kỳ hình thành, về khối Thịnh vượng chung, và những liên minh, hiệp ước khác.

Lý Quang Diệu viết trong tập 2 - “Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất”, xuất bản năm 1999: “Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy".

Năm 1965, nhà nước Singapore non trẻ giành độc lập, và sự tồn tại của quốc đảo nhỏ bé lúc đó rất mong manh. Từng là thuộc địa của Vương quốc Anh với vai trò là cảng giao thương, Singapore nay trở thành quốc gia hiện đại ở châu Á, nắm trong tay hãng hàng không lớn nhất thế giới, sân bay lớn, cảng thương mại đông đúc nhất, và mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ 4 thế giới.

Câu chuyện về sự chuyển đổi của Singapore được kể một cách lôi cuốn, và cũng gây tranh cãi.

Đất nước Singapore sinh ra từ sự tan rã chế độ thực dân, sau sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ 2, tình trạng đói nghèo phổ biến, sự rối loạn sau sự rút lui của lực lượng nước ngoài. Singapore hiện đang được ca ngợi là một thành phố của tương lai. Hiện tượng lịch sử phi thường này được kể bởi 1 người không chỉ sống qua tất cả các giai đoạn khó khăn đó, mà chính là nhân vật kiến tạo quốc gia, mở đường cho đất nước.

Cuốn sách được viết dựa trên những ghi chú tỉ mỉ của ông, cũng như các giấy tờ của chính phủ chưa được công bố, và những hồ sơ chính thức của chính phủ trước đây. Ông nêu ra những nỗ lực phi thường để duy trì sự tồn tại của đảo quốc nhỏ bé ở Đông Nam Á.

Ông giải thích cách ông và các thành viên chính phủ dập tắt mối đe dọa từ bên ngoài tới an ninh của nhà nước non trẻ này, và bắt đầu quá trình gian khổ xây dựng đất nước: xây dựng hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng, từ vùng đất chủ yếu là đầm lầy; xây dựng lực lượng quân đội từ nguồn dân số nhỏ bé, nạn phân biệt chủng tộc phổ biến, chia rẽ ý thức hệ; loại bỏ vấn đề tham nhũng còn tồn tại từ thời thuộc địa; cung cấp hệ thống nhà ở xã hội; thành lập hãng hàng không và sân bay quốc gia.

Ông cũng viết một cách thẳng thắn về cách tiếp cận sắc bén của mình để loại bỏ đối thủ chính trị và những người có quan điểm không chính thống về nhân quyền, dân chủ,... nhằm "luôn đúng khuôn mẫu, không chỉ về mặt chính trị".

Cũng trong cuốn sách, Lý Quang Diệu khắc họa chân dung người đàn bà thép Margaret Thatcher và Ronald Reagan, Giang Trạch Dân, George Bush và Đặng Tiểu Bình.

Ông vén bức màn bí mật về gia đình, viết một cách cẩn trọng và yêu thương về vợ ông và người con trai Lý Hiển Long. Ông tỉ mỉ thuật lại những trải nghiệm và cảm nghĩ của mình qua thời gian dài tiếp xúc với những đất nước khác (trong đó có Việt Nam và Trung Quốc) mà có lẽ bạn đọc Việt Nam sẽ quan tâm nhiều.

Giá bìa trọn bộ: 598.000 VNĐ
Giảm giá: 20%

Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306 hoặc
Nguồn:Soha
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cảm nghĩ về Lý Quang Diệu

    30/03/2015Nguyễn Tất ThịnhThế giới …từ những nguyên thủ đến bao dân thường, từ đông sang Tây, từ Nam lên Bắc…khắp nơi đã giành cho Ông những ca từ tôn vinh xứng đáng với sự nghiệp lẫy lừng của Ông: không chỉ khai mở thành công cho Quốc đảo Singapore mà có ý nghĩa khai sáng ‘kinh bang tế thế’ cho nhiều Quốc gia khác...
  • Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

    07/08/2018Dịch: Nguyễn Tiến Chương, Lê Hồng HiệpTrình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu...
  • Làm sao để biết đâu là một nhà nước yếu

    22/04/2017Vi YênMột chuyến bay từ Manila đến Singapore sẽ đưa bạn từ một trong những sân bay tồi tệ nhất đến một trong những sân bay tốt nhất trên thế giới. Nó cũng sẽ đưa bạn từ một trong những nhà nước yếu kém và dễ sụp đổ sang một trong những nhà nước mạnh của châu Á...
  • Việt Nam! Mong ước hùng cường

    03/05/2016Thiện ĐạoCó lẽ Nhân dân Việt Nam về khát vọng, tính lãng mạn , thông minh và sự cần lao không thua kém bất cứ các Dân tộc nào khác trên Thế giới ! Đất nước Việt tươi đẹp hơn nhiều nơi khác trên Địa Cầu ! Lịch sử của chúng ta cùng nền văn hiến thuộc loại dài và dày nhất ...những gần 4000 năm.... Nhưng chưa bao giờ chúng ta trăn trở mạnh mẽ như hôm nay : bao giờ Quốc gia Việt Nam hùng cường ???!!!
  • Lá thư hè Singapore

    19/03/2016Nguyễn Xuân XanhSingapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế...
  • Tự biện bác tới tư duy

    15/10/2015TS Vũ Minh KhươngKhoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy...
  • 45 năm Singapore và ông Lý Quang Diệu

    10/08/2015Danh ĐứcNgày 9-8-2010, người dân đảo quốc sư tử sẽ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đất nước, gắn liền với tên tuổi nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu. “Con tàu” Singapore trong tay thuyền trưởng họ Lý đã vượt sóng đại dương như thế nào suốt 45 năm qua?
  • 10 bài học rút ra từ một Singapore thành công của ông Lý Quang Diệu

    10/08/2015Phúc DuyHôm 29.3.2015, Singapore tổ chức lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào ngày 23.3 ở tuổi 91. Ông là người đã đưa Singapore đạt được thành công đáng kể trong việc chuyển mình từ một nước thế giới thứ ba trở thành một nước thế giới thứ nhất và các quốc gia có thể rút ra nhiều bài học từ sự thành công này...
  • Phan Châu Trinh cũng giống Lý Quang Diệu?

    30/03/2015Trần Công Hưng“Người Việt Nam có Hồ Chí Minh thì người Singapore có Lý Quang Diệu”. Cả Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu đều là người khai sinh ra dân tộc, đều là những là lãnh tụ vĩ đại. Một người đưa dân tộc nhỏ bé thắng người khổng lồ Mỹ, một người đưa đảo quốc tý hon không tài nguyên thành cường quốc kinh tế. Nhưng gần đây...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác