Không thể tiếp tục xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước
Đãtừ lâu, khi nền kinh tếnước ta chỉcó cácdoanh nghiệp Nhànước(DNNN), tình trạng thualỗ trong các DNNNđã xẩy ra nghiêm trọng.Vì thualỗ trong kinhdoanh nên rất nhiều DNNN không còn khả năng thanh toán các khoảnnợ đếnhạn. Trongtrường hợp ấy, lẽ ra phải tuyênbố phá sảndoanh nghiệp thì người ta lại nghĩ ra và áp dụng một biện pháp thậthy hữu trong quảnlý kinh tế,đó là: khoanh nợ, giãn nợ vàxóa nợ cho nhữngdoanh nghiệp này. Nhữngtưởng khi vậnhành nền kinh tếtheo những quy luật thị trường thì biện pháphy hữu nêu trên không thểcòn tồn tại. Nhưng không! Cho đếnnay, vẫncó rất nhiều “Chúachổm" thời hiện đại và người ta vẫn kiên trìđề nghị khoanhnợ, giãnnợ vàxóa nợcho những “chúa chổm" này.
Những chúa Chổm thời hiện đại
Tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán của các DNNN đã xảy ra hàng chục năm nay. Ban thanh toán công nợ TW đã được thành lập và hoạt động rất tích cực với rất nhiều giai đoạn. Và, cứ sau mỗi giai đoạn, hàng nghìn tỷ đồng nợ của các DNNN được "khoanh, giãn và xoá”. Chẳng hạn, vào năm 2000, cả nước có khoảng 5.900 DNNN và có số nợ phải thu là 187.000 tỷ đồng, tổng số nợ phải trả là 353.000 tỷ đồng. Sự chênh lệch giữa nợ phải trả và nợ phải thu là khoản phát sinh do kinh doanh thua lỗ và tất yếu phải giải quyết bằng biện pháp xóa nợ.
Gần đây, dư luận thật bất ngờ khi các cơ quan chức năng xác định, năm 2004, 11 TCTXây dựng CTGT (thuộc Bộ GTVT) lỗ lớn, nhiều doanh nghiệp đã mất hết vốn Nhà nước, trong đó có một TCT có số nợ tới 2.000 tỷ đồng. Dư luận lại giật mình khi vị Tổng giám đốc TCTXD CTGT5 đã đề nghị "Giải pháp hiện nay là Nhà nước cần khoanh nợ hoặc xóa nợ cho các TCT để làm lại từ đầu. Thông tin báo chí cho biết, tính đến nay, các doanh nghiệp thuộc TCT Giấy đã lỗ trên 32,8 tỷ đồng, trong đó, Công ty Giấy Việt Trì lỗ 21,8 tỷ đồng, Công ty Giấy Bình An lỗ 14 tỷ đồng...Bộ Công nghiệp đang trình Chính phủ xin được khoanh nợ.Tất nhiên, khoanh nợ và giãn nợ chỉ là một bước đệm để đi đến xóa nợ.Nếu thực hiện kiểm toán một cách khách quan và trung thực, chắc chắn sẽ còn phát hiện ra nhiều, rất nhiều “chúa chổm” thời hiện đại như ví dụ nêu trên.
Nguyên nhân của tình trạng thua lỗ được đưa ra khá nhiều như: bỏ thầu giá thấp chịu lỗ,"mua” công trình với bất cứ giá nào, đầu tư thiết bị ồ ạt để mang nợ…Tất nhiên còn một nguyên nhân quan trọng hơn nữa không được nêu ra, là sự xà xẻo chia chác của không ít cán bộ trong các TCT này. Và bao trùm lên tất cả nguyên nhân, là sự thiếu minh bạch về sở hữu, là việc duy trì dai dẳng một sân chơi riêng cho các DNNN.
Xóa nợ - một biện pháp không thể tiếp tục
Câu hỏi được đặt ra là: chúng ta có thể tiếp tục thực hiện biện pháp khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ cho các DNNN hay không?Xét từ bất kỳ góc độ nào, câu trả lời cũng được khẳng định là: không thể. Trước hết, công cuộc đổi mới đã diễn ra gần 20 năm. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng toàn diện và sâu hơn. Do đó duy trì những chính sách, biện pháp riêng cho những DNNN là đi ngược lại quy luật khách quan của kinh tế thị trường, tạo ra môi trường thiếu bình đẳng trong cạnh tranh. Xóa nợ cho các DNNN là "một liều thuốc độc trong quản lý kinh tế”. Bởi lẽ, đó là biện pháp tạo ra sự ỉ lại vào một sự "bảo hộ" vô lý, làm mất khả năng sáng tạo trong quản lý kinh tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt
Xóa nợ cho các DNNN là triệt tiêu sự nghiêm minh của pháp luật. Bởi lẽ, trong khi doanh nghiệp bị thua lỗ thì tài sản riêng của không ít Tổng giám đốc, giám đốc các DNNN lại tăng lênnhanh chóng. Có bao nhiêu tiền trong tổng số “thua lỗ" ấy chảy vào túi cá nhân của những "ông chủ hờ” nhưng được tiêu tiền thật của Nhà nước? Những khoản nợ phát sinh do thua lỗ từ tham ô, chia chác được Nhà nước xóa đi cũng đồng nghĩa với việc công khai xóa tội cho những kẻ tham ô, lãng phí. Đó là điều nhân dân không thể chấp nhận được. Hơn nữa, nếu khoanh nợ hoặc xóa nợ cho các TCT để làm lại từ đầu thì chắc chắn rằng, các khoản nợ do "thua lỗ" lại tiếp tục phát sinh thêm một chu kì nữa.
Xóa nợ cho các DNNN là biện pháp thiếu lương tâm, là có tội với những người lao động chân chính. Bới lẽ, khi quyết định xóa bất kì một khoản nợ nào cho DNNN thì đã gián tiếp hay trực tiếp, tất yếu có một khoản tiền tương ứng từ ngân sách Nhà nước bị mất đi. Trong khi đó, nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là tiền thuế do nhân dân đóng góp. Hàng chục triệu người lao động Việt
Cần kiên quyết và sòng phẳng hơn
Không thể tiếp tục xóa nợ cho các DNNN. Đó là một sự khẳng định. Cần kiên quyết hơn trong việc giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của các DNNN. Trước hết, không nênvà không thể duy trì tình trạng sống thoi thóp của những DNNN đang thua lỗ.Hãy để cho quy luật của thị trường quyết định. Hơn nữa, cần làm rõ có bao nhiêu tiền trong các khoản “thua lỗ” của những doanh nghiệp này được chuyển thành tài sản cá nhân do tham ô để thu về cho ngân sách Nhà nước.
Kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Do đó, chúng ta cần sòng phẳng hơn trong chính sách, biện pháp quản lý đối với các doanhnghiệp. Với những doanh nghiệp không phải là DNNN, nếu thua lỗ phát sinh các khoản nợ đến hạn không có khả năng thanh toán thì con đường tất yếu là tuyên bố phá sản và chủ sở hữu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm: Đã đến lúc phải thực hiện một nguyên tắc chung như vậy với tất cả các doanh nghiệp. Những người được Nhà nước giao cho quản lý DNNN sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước những khoản thua lỗ của doanh nghiệp.
Muốn như vậy, cần nhanh chóng xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với các DNNN như hiện nay, cần quy định một cách rõ ràng hơn trách nhiệm vật chất của các thành viên hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, giám đốc của DNNN. Như thế mới gọi là sòng phẳng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu