Kinh tế tư nhân vẫn còn mờ nhạt trong cương lĩnh

08:54 SA @ Thứ Tư - 13 Tháng Mười, 2010
Một chiến lược về xây dựng, phát triển doanh nghiệp doanh nhân, thể hiện vai trò của khu vực này trong phát triển kinh tế cần được thể hiện rõ ràng hơn trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng.

Sáng 9/10/2010, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ trì hội nghị “Chủ tịch Hồ Chí Minh với doanh nghiệp, doanh nhân và những ý kiến đóng góp của doanh nhân vào các văn kiện Đại hội lần thứ XI”.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, PSG TS Vũ Văn Phúc, Phó trrưởng ban tuyên giáo Trung ương và ông Phạm Hồng Chương - Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện hành chính quốc gia cùng chủ trì hội thảo.

Sẽ có một chiến lược riêng về phát triển doanh nhân

Không phải đến bây giờ, vai trò của doanh nhân và khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước mới được nhấn mạnh và bản thảo nhiều đến thế.

Dẫn lại tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ tịch Vũ Tiến Lộc bày tỏ: “Giới công thương đã được Bác gửi thư kêu gọi đóng góp cho đất nước, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Bác đã căn dặn rằng, giới công thương là phải gắn việc nước việc nhà phải đi đôi với nhau. Chính phủ và nhân dân phải tận tâm với giới công thương trong sản xuất và xây dựng phát triển.

Ông Vũ Tiến Lộc đúc kết: “Như vậy, những tư tưởng của Bác không phải là nhất thời trong thời điểm Cách mạng còn non trẻ mà là tư tưởng chỉ đạo và có giá trị to lớn đối với tầng lớp doanh nghiệp doanh nhân trong thời đại mới.”

Những chỉ dẫn đó của Bác đã được thể hiện trong chính sách quản lý doanh nghiệp, quản lý vĩ mô trong giới doanh nghiệp hiện nay.

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, chúng ta coi thành phần kinh tế doanh nghiệp doanh nhân là bình đẳng trước pháp luật. Đến nay, cả nước đã có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó có 1 triệu hộ kinh doanh cá thế, 133.000 HTX trang trại, đóng góp 60% GDP đất nước.

"Tuy nhiên, số lượng và chất lượng của doanh nhân vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, quy mô còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm quản lý, còn bị động trong cạnh tranh và hội nhập, một bộ phận chưa tuẩn thủ những yêu cầu cảu pháp luật", ông Lộc nói.

Chúng ta cần xác định rõ xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam là một trong những nhân tố quyết định xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ này lớn mạnh sẽ đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, liên kết toàn cầu, để tới năm 2020 chuyển biến về số lượng và chất lượng.

“Khi đó, sẽ có nhưng doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới.”, ông Lộc lạc quan.

Do đó, ông Lộc cho rằng, việc xây dựng vị trí của tầng lớp doanh nhân trong Cương lĩnh của Đảng là một bước tiến lớn vì được xem là lực lượng thứ 4 trong xã hội.

Tuy nhiên, không chỉ là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia mà còn cần chiến lược quốc gia xây dựng doanh nghiệp doanh nhân và bồi dưỡng đào tạo đội ngũ doanh nhân.

Hiện nay, VCCI cùng với Bộ Chính trị đang soạn thảo và xây dựng Nghị quyết phát triển doanh nhân Việt Nam trong thời đại mới.

Ông Lộc cho rằng, trong dự thảo Nghị quyết này, sẽ nêu bật rõ quan điểm đội ngũ doanh nhân là đại diện cho lực lượng sản xuất mới, xây dựng đôi ngũ doanh nhân là bước đột phá, là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị.

Việc xây dựng đội ngũ doanh nhân phải đi cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng mối liên minh chặt chẽ với các tầng lớp giai cấp khác, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để doanh nhân phát triển, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.

Cần nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân trong dự thảo văn kiện

Tại hội nghị, ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam bày tỏ, dự thảo Báo cáo Chính trị đã viết " Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh". Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cũng đã 3 lần nhấn mạnh tinh thần cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Thế nhưng, cũng ngay trong các dự thảo văn kiện, ví dụ như dự thảo Cương lĩnh vẫn thấy mệnh đề "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cũng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".

Vấn đề kinh tế tư nhân cũng chỉ được đề cập một cách mờ nhạt như các văn kiện của Đại hội hoặc Hội nghị Trung ương trước đây.

Ông Tuấn cắt nghĩa, định hướng là tôn trọng quyền tự do kinh doanh và bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thế nhưng trong các dự thảo văn kiện lại chỉ tập trung vào nền kinh tế nhà nước.

Vì thế, ông Tuấn đề nghị xem xét những vấn đề như việc coi kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có những điểm không rõ về nội dung: kinh tế nhà nước gồm những yếu tố gì, thế nào là vai trò chủ đạo?

Ông lập luận, thực tiễn cho thấy, một khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của một thành phần kinh tế, đã đi đến xem nhẹ vai trò của thành phần kinh tế khác. Khi kinh tế nhà nước đã giữ vai trò chủ đạo, doanh nghiệp nhà nước thường ỷ vào lợi thế của mình, đương nhiên sẽ không có động lực để nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng gương mẫu trong sản xuất, kinh doanh, mà khá nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, Nhà nước phải lấy tiền thuế của dân ra để ứng cứu.

Chính vì vậy, ông Tuấn đề nghị nhấn mạnh hơn nữa vị trí của kinh tế tư nhân trong các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng. Kinh tế thị trường phát triển, chắc chắn các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục phát triển, trở thành động lực chủ yếu phát triển của nền kinh tế.
Nguồn:VNR500
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh đề mâu thuẫn trong văn kiện Đại hội Đảng

    11/10/2010Cao Nhật ghiKhi Đảng chỉ đích danh một bộ phận trong cộng đồng doanh nghiệp là "chủ đạo" thì việc "các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh..." sẽ không thể thành hiện thực...
  • Cương lĩnh: Những quan niệm chưa nhất quán

    11/10/2010TS. Hồ Bá ThâmNghiên cứu Cương lĩnh bổ sung, phát triển trình ĐH 11 của Đảng, chúng ta dễ nhận thấy nổi bật sự kiên định con đường phát triển tiến lên XHCN và những mục tiêu, những phương hướng, những quan hệ chính cần giải quyết, nhưng trong đó có một số quan niệm chưa nhất quán...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • "Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh"

    03/10/2010Trần Đông thực hiện"Mỗi bước tiến của cuộc vận động thực tế còn quan trọng hơn là một tá cương lĩnh". Điều đó có nghĩa là Đảng ta nên tập trung trí tuệ và sức lực vào các bước tiến trong thực tế. Những bước tiến trong thực tế mới chính là cái mà nhân dân ta cần trong lúc này. Sỡ dĩ cần như thế là vì hiện nay màu xám của lý luận còn đang cách xa màu xanh của thực tế đất nước" - đó là những đóng góp xây dựng của GS. TS. Dương Phú Hiệp...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.