Ký ức chính là một phần của lịch sử

08:30 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Mười Hai, 2010

Nếu phải tìm một cái mốc thì có lẽ có một tác động nào đó từ cuốn tự truyện của nghệ sĩ Lê Vân. Cách suy nghĩ của một người đã đụng chạm đến quan điểm của nhiều nguời, nhất là về những vấn đề chung như đạo lý, lối sống...

Kể từ đó, không chỉ dư luận xã hội quan tâm đến loại hình này mà các nhà quản lý cũng cảm thấy dường như đã có một giọt nước sắp làm tràn cốc nước.

Thời gian vừa là chất cường toan huỷ hoại trí nhớ lại vừa là thứ thuốc hiện hình để làm rõ hơn những sự thật. Thời gian còn là sự tích tụ để có nhiều người cảm thấy cần nhìn lại và suy ngẫm để nói lại với con cháu những gì họ biết, nhất là những gì họ thấy chưa sáng tỏ. Độ lùi thời gian đã đủ, lại đúng lúc xã hội cởi mở hơn... Đó là lý do vì sao mà loại sách khai thác từ ký ức (hồi ký, nhật ký, ghi chép...) ngày một nhiều, ngày càng được xã hội quan tâm, và tất nhiên cũng làm cho các nhà quản lý quan tâm.

Cách đây đã hơn một thập kỷ, tôi được tiếp xúc với vị lão thành cách mạng Lê Văn Hiến, khi đó cũng đã ngoại tám mươi. Nhờ đó tôi được biết đến những cuốn nhật ký viết trên những quyển vở hay quyển sổ đã ngả màu. Bắt đầu từ ngày Toàn quốc kháng chiến bùng nổ (12.1946) trong điều kiện kháng chiến gian khổ, vị Bộ trưởng gần như ngày nào cũng viết. Kiểm lại trong 5 năm ấy, số ngày bị “nhảy cóc” không viết, đếm được không đầy số ngón của hai bàn tay.

Nhật ký là dành để viết chuyện riêng tư. Nhưng trong một hoàn cảnh nhất định, nó lại trở thành ký ức chung của nhiều người khác. Giá trị của tập nhật ký ấy thực sự là một cuốn biên niên đáng tin cậy. Do vậy, được sự đồng ý của cụ Hiến, chúng tôi đã cho biên tập kỹ thuật và xuất bản thành một bộ “Nhật ký Bộ trưởng” dày cả ngàn trang, đến nay đã được tái bản.

Gặp cụ Hiến tôi hỏi tại sao việc viết nhật ký của cụ bỗng dưng lại dừng lại vào thời điểm của năm 1951? Lúc đầu cụ Hiến tỏ ý tránh trả lời, nhưng rồi cuối cùng cụ tâm sự thật rằng, vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, ta cũng bắt đầu bị những sức ép buộc phải thay đổi hàng loạt những quan niệm về đời sống cá nhân cũng như quan điểm chính trị. Sống cho thật tình ngày càng khó, nói cho thật bụng ngày càng nguy, càng giấu cái riêng tư càng an toàn...

Những cuộc chỉnh huấn, những đợt rèn quân chỉnh cán... khiến mọi người khôn ngoan đều từ bỏ dần thói quen bộc lộ tính cách và quan điểm riêng tư. Cũng từ đấy cụ Hiến bỏ việc ghi nhật ký. Có lẽ cụ Hiến không phải là người duy nhất làm việc đó.

Vậy mà cùng với thời gian chúng ta thấy thói quen ấy không mất hẳn và dường như chỉ mất ở những nhân vật có một cương vị nào đó... Cùng với thời gian cho sự chín muồi một nhu cầu hồi cố và sự cởi mở của công cuộc Đổi mới, các cuốn nhật ký cứ như “mọc” lên từ quên lãng, bù đắp cho nhu cầu muốn chia sẻ của những thế hệ hiện tại đối với những thế hệ của quá khứ.

Nếu nhật ký là ghi chép cập nhật thoả mãn riêng tư thì viết hồi ký lại là sự mong muốn được cộng đồng chia sẻ và để lại cho đời sau. Gần đây mới có những người trẻ sớm thành danh viết hồi ký hoặc để đánh bóng hình ảnh của mình, hoặc để thoả mãn một nhu cầu của đời sống thị trường, còn trước kia người ta dường như phải bước qua tuổi “tri thiên mệnh” hay hơn nữa mới cầm bút viết như để tổng kết cuộc đời, như để phân bua, thanh minh hay “lật tẩy” những mù mờ của quá khứ...

Nhưng cùng với độ lùi thời gian, nhu cầu làm cho rõ sự thật ngày càng trở nên thôi thúc và đôi khi tạo thành những phản ứng dây chuyền. Bắt đầu là hồi ký của các tướng lĩnh. Rồi không chỉ các tướng lĩnh cùng các chủ đề về chiến tranh. Đương nhiên hồi ức liên quan đến những nội dung lịch sử của các nhà hoạt động chính trị đã đề cập tới những vấn đề ngày càng hấp dẫn và nhạy cảm, đương nhiên cũng bổ ích hơn...

Đến đây thì có bắt đầu có sự e ngại...

Khi một người già qua đời là người ta chôn theo một thư viện”, hàm ý của câu ngạn ngữ cổ Ảrập ấy nói về sự mất mát của ký ức như một di sản của con người. Ký ức là một loại hình văn hoá “phi vật thể” và ghi chép lại ký ức ấy chính là “vật thể hoá” nó, để thuận lợi cho việc bảo tồn và trao truyền.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương thức ghi chép ngày một phong phú, bằng các phương tiện nghe nhìn... với sự hình thành “thế giới mạng” thì điều kiện cho việc lưu giữ và truyền bá những suy nghĩ, quan điểm riêng tư mà về ý nghĩa lâu dài là ký ức trở nên vô hạn và sự kiểm soát cũng trở nên vô vọng. Sự xuất hiện các trang blog dường như là sự phục hồi ở dạng thái mới nhu cầu tự bộc lộ mình, tự khẳng định mình.

Đã từng có cách định nghĩa rằng “lịch sử là sự nối dài ký ức của cả xã hội”. Vậy thì hiện tượng con người tự tin bày tỏ những suy nghĩ riêng tư cũng như luôn có ý thức hồi cố chính là làm cho lịch sử ngày một phong phú hơn, chân thực hơn và làm cho lịch sử không trở nên vô nhân xưng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Quá khứ và tương lai trò chuyện

    31/12/2006Nguyễn Thị Giông DàiQuá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?
  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

    07/01/2006Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia...vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • Chẳng mấy cần đến lịch sử

    09/07/2005Phạm Toàn dịchEric Hobsbawm, ngôi sao sử học lớn nhất đang còn sống, nổi danh về công trình nghiên cứu sự phát sinh chủ nghĩa tư bản, về khái niệm quốc gia-dân tộc và về thời đại các đế chế, tuần qua đã tới Delhi giảng bài nhân ngày tưởng niệm Nikhil Chakravarty. Trong cuộc trả lời phỏng vấn do Prem Shankar Jha thực hiện, nhà sử học 87 tuổi nổi tiếng suy ngẫm về lý do tại sao lại có “thói sát nhân dã man trong thế kỷ 20” và liệu thế kỷ 21 có thể làm gì cho nhân loại nếu các nhà lãnh đạo của họ không tìm được cách cắt đứt với quá khứ.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ